img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Toán 12 đường tiệm cận: Lý thuyết kèm bài tập trắc nghiệm

Tác giả Cô Hiền Trần 14:23 01/12/2023 17,097 Tag Lớp 12

Khi học về đại số trong chương trình toán 12 kiến thức về đường tiệm cận là kiến thức cơ bản, quan trọng và không thể bỏ lỡ. Do đó, các câu hỏi về dạng toán này có thể xuất hiện trong các đề thi THPTQG. Cùng VUIHOC ôn lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài nhé!

Toán 12 đường tiệm cận: Lý thuyết kèm bài tập trắc nghiệm
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Lý thuyết đường tiệm cận - Toán 12

1.1. Đường tiệm cận ngang

Ta sẽ có: đường thẳng y = y0 được gọi là đường tiệm cận ngang (tiệm cận ngang) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu \lim_{x \rightarrow + \infty } f(x) = Y_{0}

Toán 12 Đường tiệm cận ngang

1.2. Đường tiệm cận đứng

Ta có: đường thẳng x = x0 được gọi là đường tiệm cận đứng (tiệm cận đứng) của đồ thị hàm số y = f(x), nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:

\lim_{x \rightarrow x_{0}-} f(x) = + \infty , \lim_{x \rightarrow x_{0}+} f(x) = + \infty

\lim_{x \rightarrow x_{0}-} f(x) = - \infty , \lim_{x \rightarrow x_{0}+} f(x) = - \infty

Toán 12 đường tiệm cận đứng

 

2. Các dạng toán 12 bài 4 đường tiệm cận kèm bài tập trắc nghiệm dễ hiểu nhất

2.1. Dựa vào định nghĩa để xác định các đường tiệm cận 

Ví dụ: Các đường tiệm cận \frac{2x - 1}{x-1} là hàm số tạo với hai trục tọa độ một hình chữ nhật có diện tích bằng:

A. 3 (đvdt)

B. 1 (đvdt)

C. 2 (đvdt)

D. 4 (đvdt)

Giải: 

Chọn C

Tập xác định D = ℝ \{1}

Đường tiệm cận ngang y=2 và tiệm cận đứng x=1.

Suy ra hình chữ nhật tạo bởi hai đường tiệm cận và hai trục tọa độ sẽ có các kích thước là 1 và 2 nên có diện tích S = 1․2 = 2 (đvdt)

Ví dụ 2: Cho các đường tiệm cận của đường cong (D): \frac{6x + 1 - \sqrt{x^{2}- 2}}{x-5} và cắt trục tung tạo thành một đa giác (H). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. (H) diện tích một hình chữ nhật bằng 10

B. (H) diện tích một hình vuông bằng 25

C. (H) diện tích của một hình vuông bằng 4

D. (H) diện tích một hình chữ nhật bằng 8

Giải:

Chọn A

Tập xác định (- \infty , -\sqrt{2}) \cup \left [ \sqrt{2}; +\infty \right ]) \ {5}

Ta có \lim_{x\rightarrow x+} = \lim_{x\rightarrow x+} \frac{6x+1- \sqrt{x^{2}-2}}{x-5}⇒ y = 5 => tiệm cận ngang của (D)

\lim_{x\rightarrow -\infty } = \lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{6x+1- \sqrt{x^{2}-2}}{x-5}⇒ y = 7 => tiệm cận ngang của (D)

\lim_{x\rightarrow 5^{+} } = +\infty , \lim_{x\rightarrow 5^{-} } = -\infty⇒ x = 5 là tiệm cận đứng của (D)

Vậy đồ thị có ba đường tiệm cận: y = 7; y = 5; x = 5 cùng với trục tung tạo thành hình có diện tích hai nhân 5 nên có diện tích bằng 10.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

2.2. Hàm số phân thức: tiệm cận của đồ thị 

Phương pháp giải:

Cho hàm số: y = \frac{ax + b}{cx + d}

Để tồn tại các đường tiệm cận của đồ thị hàm số y = \frac{ax + b}{cx + d}  thì c ≠ 0 và ad – bc ≠ 0

Khi đó, ta có:

+ Tiệm cận đứng x = \frac{-d}{c}

+ Tiệm cận ngang x = \frac{a}{c}

Ví dụ 1: Giá trị của tham số thực k để đồ thị hàm số y= \frac{(2m+1) x+1}{x-m} có đường tiệm cận ngang y = 3 là:

A. k = 1

B. k = 0

C. k = 2

D. k = 3

Giải

Chọn C

Điều kiện để có tiệm cần là: 

– k(2k – 1) – 1 ≠ 0 

⇔ 2k2 – k + 1 ≠ 0 

⇒ ∀ x ∈ ℝ

Phương trình đường tiệm cận ngang là y = 2k – 1 nên có 2k – 1 = 3 ⇔ k = 2

Ví dụ 2: Tìm tập hợp giá trị thực của m để đồ thị y= \frac{x-1}{mx-1} có đường tiệm cận đứng là:

A. ℝ

B. ℝ \{0}

C. ℝ \{1}

D. ℝ \{0; 1}

Giải

Chọn D

Điều kiện để đồ thị hàm số có tiệm cận là m0 và +1-m0 m0 và m1 

 

 

2.3. Dạng tiệm cận đồ thị của hàm số phân thức hữu tỉ

Dạng 3: Hàm số phân thức hữu tỉ và tiệm cận 

Phương pháp giải:

– Đồ thị hàm số y= \frac{A}{f(x)} có tiệm cận với A là số thực khác 0 và f(x) là đa thức bậc n > 0

– Đồ thị hàm số y= \frac{A}{f(x)} luôn có tiệm cận ngang y = 0

– Đường thẳng x = x0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y= \frac{A}{f(x)} khi và chỉ khi x0 là nghiệm của f(x) hay f(x0) = 0

– Tiệm cận của đồ thị hàm số y= \frac{f(x)}{g(x)} với f(x), g(x) là các đa thức bậc khác 0

– Điều kiện để đồ thị hàm số y= \frac{f(x)}{g(x)} có tiệm cận ngang là bậc f(x) ≤ bậc g(x)

– Điều kiện để đường thẳng x = x0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y= \frac{f(x)}{g(x)} là x0 là nghiệm của g(x) 

Ví dụ 1: Tìm mọi giá trị thực tham số m thỏa mãn điều kiện đồ thị hàm số y= \frac{mx^{2} -2x+1}{2x+1} có tiệm cận đứng:

A. m = 8

B. m = 0

C. m ≠ 4

D. m ≠ -8

Giải

Chọn D

Tập xác định D= R \ {-12}

Đặt g(x) = mx2 – 2x + 1

Để đồ thị hàm số có tiệm cận đứng thì x= -\frac {1}{2} không là nghiệm của g(x)

\Leftrightarrow g (\frac{-1}{2}) \neq \Leftrightarrow \frac{m}{4}+2 \neq 0 \Leftrightarrow m \neq -8

Ví dụ 2: Biết đồ thị hàm số y= \frac{x-1}{x^{2} -2mx+n+6} (m, n là tham số) nhận đường thẳng x = 1 là tiệm cận đứng, giá trị của m + n bằng

A. 6

B. 10

C. -4

D. -7

Giải

Chọn C

Điều kiện: x2 – 2mx + n + 6 ≠ 0

Đặt g(x) = x2 – 2mx + n + 6

Đường thẳng x = 1 là tiệm cận đứng thì nghiệm kép của phương trình: x = 1

Do x = 1 là nghiệm của f(x) = x - 1 g(x) = 0 \Leftrightarrow

Vậy m + n = -4

Đăng ký ngay để nhận bí kíp nắm trọn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Toán thi THPT

 

 

2.4. Hàm số vô tỷ và tiệm cận 

Dạng 4. Hàm số vô tỷ và tiệm cận

Phương pháp

Cho hàm số vô tỷ y = f(x1)

Tìm tập xác định N của hàm số.

Để có tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x1) thì trong tập xác định N của hàm số phải chứa ít nhất một trong hai kí hiệu - \infty hoặc + \infty và tồn tại ít nhất một trong hai giới hạn \lim_{x\rightarrow -\infty } y hoặc \lim_{x\rightarrow x^{+} } y hữu hạn.

Ví dụ 1: Biết đồ thị hàm số y= 2x +\sqrt{ax^{2}+ bx+4} có tiệm cận ngang y = -1. Giá trị 2a +c^{3} bằng

A. 56

B. -56

C. -72

D. 72

Giải

Chọn B

ĐKXĐ ta có: ax2 + bx + 4 ≥ 0

Để đồ thị hàm số có tiệm cận ngang thì ta phải có a > 0

Khi đó, ta có\lim_{x\rightarrow +\infty } y = \lim_{x\rightarrow +\infty } y (2x + \sqrt{ax^{2}+bx+4}) = + \infty

Giải bài tập ví dụ toán 12 đường tiệm cận 

Bài tập 2: Có bao nhiêu giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y= \frac{mx+ \sqrt{x^{2}-2+3}}{2x-1} có một đường tiệm cận ngang là y = 2?

A. 0

B. Vô số

C. 1

D. 2

Giải

Chọn D

Tập xác định D \ {\frac{1}{2}}

Ta có \lim_{x\rightarrow +\infty } y = \frac{m+1}{2} ; \lim_{x\rightarrow -\infty } y = \frac{m-1}{2} \Leftrightarrow Giải bài tập ví dụ toán 12 đường tiệm cận

 

2.5. Biện luận đường tiệm cận của đồ thị hàm số chứa căn thức

Dạng 5: Hàm số y = f(x) có đồ thị, xác định tiệm cận của đồ thị hàm số y= \frac{A1}{g(x)} với A là số thực khác 0, g(x) xác định theo f(x)

Phương pháp giải:

Xác định tiệm cận đứng:

Số tiệm cận của đồ thị hàm số y= \frac{A1}{g(x)} là số nghiệm của phương trình g(x) = 0

Theo bảng biến thiên, đồ thị của hàm số y = f(x) để xác định số nghiệm của phương trình g(x) để suy ra số đường tiệm cận đứng.

Dựa vào nhánh vô tận của đồ thị xác định tiệm cận ngang, bảng biến thiên của hàm số để xác định.

Bài tập

Bài tập 1. Trên ℝ cho hàm số y = f(x1), bảng biến thiên bên dưới

 Bảng biến thiên -  toán 12 đường tiệm cận

Tổng số đường tiệm cận của hàm số y= \frac{1}{f(x) +1}

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Giải

Chọn D

Số nghiệm của phương trình bằng số tiệm cận đứng: f(x) + 1 = 0 ⇔ f(x) = -1

Ta thấy phương trình có hai nghiệm phân biệt thông qua bảng biến thiên, vậy nên đồ thị hàm sốy= \frac{1}{f(x) +1}  có hai đường tiệm cận đứng.

Ta có \lim_{x\rightarrow +x} nên đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận ngang là y= \frac{1}{4} , y = \frac{1}{2} 

Vậy đồ thị hàm số y= \frac{1}{f(x) +1} sẽ có 4 đường tiệm cận.

Bài tập 2: Xét y = f(x) xác định trên tập hợp các số thực

Bảng biến thiên - toán 12 đường tiệm cận

Hàm số y= \frac{1}{(x^{3}+x)+3} là có tất cả số đường tiệm cận là bao nhiêu trong các đáp án sau: 

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Giải

Chọn A

Đặt k = x3+x, ta có khi x → - \infty thì t → - \infty và khi x → + \infty  thì k→ + \infty

Mặt khác ta có k’ = 3x2 + 1 > 0, ∀ x ∈ ℝ nên với mọi t ∈ ℝ phương trình x3 + x = k có duy nhất một nghiệm x.

Số nghiệm phương trình bằng số đường tiệm cận đứng

f(k) + 3 = 0 ⇔ f(k) = -3

Từ bảng biến thiên ta thấy phương trình có duy nhất một nghiệm nên đồ thị hàm số y = \frac{1}{f (x^{3} +x)+3} có một tiệm cận đứng.

Ta có: \lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{1}{f (x^{3}+x)+3}= \lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{1}{f(t)+3} = 0 ; \lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{1}{f (x^{3}+x)+3}= \lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{1}{f(t)+3} =0   nên  đồ thị hàm số y= \frac{1}{(x^{3}+x)+3} có một tiệm cận ngang là y =0

Vậy đồ thị có hai đường tiệm cận. 

2.6. Đồ thị hàm ẩn: biện luận 

Dạng 6: Ta có đồ thị, bảng biến thiên của hàm số y = f(x), 

Tiệm cận đồ thị hàm số \frac{\varphi (x)1}{g(x)1} với φ(x) là một biểu thức theo x, g(x) là biểu thức theo f(x1)

Phương pháp giải

Theo hàm số y = f(x1) tìm nghiệm của phương trình g(x)1 = 0 và tìm biểu thức g(x)

Tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang sau khi rút gọn biểu thức \frac{\varphi (x)1}{g(x)1}

Chú ý:

– Điều kiện tồn tại của φ(x)1

– Vận dụng tính chất nếu đa thức g(x) có nghiệm là x = x0 thì g(x)1 = (x – x0)․g1(x)1, ở đó g1(x)1 là một đa thức.

Bài tập

Bài tập 1.Ta có hàm số bậc ba f(x) = ax3 + bx3 + cx + d sau

Đồ thị ví dụ - toán 12 đường tiệm cận 

Đồ thị hàm số g(x) = \frac{x^{2}-3x+2 \sqrt{x-1}}{x|f^{2}(x)-f(x)} có số tiệm cận đứng là bao nhiêu trong các số sau: 

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Giải

Chọn C

Giải bài toán 12 đường tiệm cận

Bài tập 2. Có sẵn hàm số bậc ba f(x) = ax3 + bx2 + cx + d có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

Đồ thị ví dụ cho bài toán 12 đường tiệm cận

Đặt g(x) = \frac{x^{2}-x}{f^{2}(x) -2f(x)}. Đồ thị hàm số y = g(x) có số tiệm cận đứng là?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Giải

Chọn A

Giải bài toán 12 đường tiệm cận

 

Bài giảng trong video dưới đây của thầy Thành Đức Trung sẽ hướng dẫn các em phương pháp tìm đường tiệm cận: tiệm cận đứng, tiệm cận ngang đây là 2 dạng sẽ xuất hiện trong đề thi đại học. Các em chú ý theo dõi bài học cùng thầy nhé!  
Link đề tải TẠI ĐÂY

 

 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi sớm ngay từ bây giờ

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và các dạng bài trắc nghiệm của đường tiệm cận trong chương trình Toán 12. Tuy nhiên nếu em muốn đạt kết quả cao hơn thì hãy làm thêm nhiều dạng bài khác nữa. Ngoài ra, các em có thể truy cập Vuihoc.vnđăng ký tài khoản để luyện đề! Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Toán sắp tới.

>>Xem thêm bài viết: 

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số

Toán 12 - Phương pháp giải bài tập chương 1 và 2

Tìm tập nghiệm của phương trình logarit

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990