img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt| Văn 7 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:23 02/05/2024 2 Tag Lớp 7

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt| Văn 7 kết nối tri thức sẽ gửi đến các em vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân về không chỉ đánh thức thiên nhiên và cũng góp phần giúp con người trẻ trung hơn, tràn đầy sức sống hơn.

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt| Văn 7 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt: Trước khi đọc 

1.1 Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn. 

- Một số bài hát về mùa xuân:

  • Như hoa mùa xuân

  • Điệp khúc mùa xuân

  • Khúc giao mùa

  • Hoa cỏ mùa xuân

  • Hương xuân

  • Khúc xuân

- Một số bức tranh, bức ảnh về mùa xuân

1.2 Em thích nhất điều gì ở mùa xuân?

Với em, điều yêu thích nhất ở mùa xuân chính là thời tiết tuyệt đẹp. Ở thành phố em sinh sống, thời tiết mùa xuân rất dễ chịu, không quá nóng nhưng cũng sẽ không quá lạnh. Thời tiết đó tạo điều kiện thuận lợi cho những bông hoa đào, hoa mận nở tung rực rỡ khắp các con phố. Người người nhà nhà nô nức rạng rỡ ra đường đi du xuân, đi hội chợ tết, đi chúc tết họ hàng làng xóm,...

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức

2. Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt: Trong khi đọc 

2.1 Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?

Ai cũng chuộng mùa xuân bởi đây dường như là một lẽ hiển nhiên.

2.2 Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân.

- Vào mùa xuân, có rất nhiều loài cây sắp trổ lá, đơm hoa như:

  • Cây đào

  • Cây quất

  • Cây mai

  • Cây mận,...

2.3 Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc.

- Có thể thấy được đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc là:

  • Cơn mưa xuân rả rích bất chợt xuất hiện

  • Gió mát lành lạnh

  • Hoa đào nở rộ

  • Trong đêm có tiếng nhạn kêu

  • Có tiếng hát huê tình

  • Có cả tiếng trống chèo

2.4 Chú ý những cảm giác của tác giả trong mùa xuân

- Những cảm giác của tác giả trong mùa xuân là:

  • Lòng mình say sưa

  • Cảm giác “muốn phát điên”

  • Nhip tim “đập mạnh hơn”, “trẻ hơn”

  • Thấy ai ai cũng muốn “yêu thương”

  • Lòng ấm áp lạ lùng

  • Lòng rộn ràng như nở hoa

  • Mỗi người đều “ngồi yên không chịu được”

2.5 Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau rằm tháng Giêng

- Thời điểm sau rằm tháng Giêng, mùa xuân trở nên tuyệt đẹp với những hình ảnh

  • Mưa phùn biến mất và thay thế bằng những cơn mưa xuân

  • Sau rằm tháng giêng, dần qua ngày tết đào phai dần nhưng vẫn còn thơm còn đẹp

  • Trên các giàn hoa, ong vẫn chăm chỉ đi kiếm nhụy làm mật

  • Tám chín giờ, bầu trời vẫn còn ánh sáng hồng hồng.

2.6 Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng

- Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng xuất hiện với:

  • Mưa dây

  • Bầu trời đêm xanh biếc

  • Cánh sếu bay được nhìn rõ

  • Thời tiết chuyển sang rét nhưng vẫn rất nên thơ

3. Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

- Những chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng có thể kể đến:

  • Cây cỏ mùa xuân như cây đào, cây mai, cây mận tràn đầy sức sống 

  • Không khí lành lạnh với mưa nhỏ hiu hiu

  • Trong đêm vang tiếng nhạn kêu cùng với tiếng trống chèo và những câu hát huê tình

  • Những chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng:

  • Hoa đào đã hơi phai nhưng nhụy hoa vẫn còn tươi. Cỏ không còn màu xanh mướt nhưng vẫn giữ được mùi hương man mác

  • Mưa phùn qua đi thay thế bằng những cơn mưa xuân

  • Thời điểm sau rằm cuối tháng giêng là thời điểm có rất nhiều đêm trăng đẹp

  • Những chi tiết miêu tả không gian gia đình

  • Không khí êm đềm người người nhà nhà đoàn tụ

  • Mọi người đối xử với nhau trên kính dưới nhường

  • Bàn thờ Phật, thờ gia tiên được sắp xếp đẹp đẽ đủ đầy

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3.2 Câu 2 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

  • Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người như được trỗi dậy, sống lại lần nữa với hình ảnh:

  • Thiên nhiên: tràn trề nhựa sống với sự thức dậy của những cành mai, gốc đào hay chồi mận ở ngoài vườn. Từ đồi núi đến sông hồ dần chuyển mình, từ những mầm non của cây cối đến máu trong lộc nai cũng không chịu nằm im mà phải trỗi dậy thành những mầm cây nhỏ,...Đây là những minh chứng rõ nhất cho sự căng tràn sức sống của thiên nhiên.

  • Con người: Trong lòng như có tiếng gọi của sự sống, nhựa sống trong mỗi người như căng lên, sự khát khao tình yêu thương trỗi dậy trong mỗi người. Dù già hay trẻ, nam hay nữ đều mong muốn được yêu thương. Mỗi người đều tràn đầy sức sống, như một lần nữa về với thanh xuân.

3.3 Câu 3 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến

  • Tác giả đã chọn cách bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đối với cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân. Đó là thời điểm có sông xanh, núi tím, có cả con người với đôi mày như trăng mới in,...

  • Qua nghệ thuật so sánh, tác giả đã diễn tả cảm nhận của chính bản thân mình như:

  •  “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung”

  • Cách liên tưởng so sánh đầy sự thú vị: “Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành các lá nhỏ lí tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

  • Liên tưởng đặc sắc lý thú: “Y như những con vật phải nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn”

  • Cùng với hàng loạt động từ mạnh: không chịu được, sống lại, phát điên,...

3.4 Câu 4 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

  • Cảm hứng chính của cả tác phẩm tùy bút chính là cảm hứng về mùa xuân.

  • Tác giả đã chọn cách bắt đầu tác phẩm bằng cầu mở đầu: “ai cũng chuộng mùa xuân”

  • Những lý lẽ và bằng chứng để chứng minh cho câu mở đầu là:

  • Lý lẽ: “ai cấm được hai người mê luyến mùa xuân”, “Ai bảo đươc non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió”

  • Bằng chứng là những sự phỏng đoán mang tính chủ quan để trả lời cho câu hỏi của các nhân vật em gái, chàng trai hay người thiếu phụ.

  • Tác giả sử dụng chính những kiến thức và trải nghiệm của cá nhân mình để khẳng định lại nội dung câu mở đầu của mình. Mỗi người yêu thích mùa xuân không chỉ bởi thời tiết đẹp mà còn vì mùa xuân thường gắn với những kỷ niệm về quê hương, về những người thân yêu của mình.

3.5 Câu 5 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?

Tác giả sử dụng những cụm từ như “mùa xuân của tôi”, “mùa xuân thần thánh của tôi”, “mùa xuân của Hà Nội thân yêu” cho thấy sự nhớ nhung những kỷ niệm với mùa xuân của chính tác giả. 

3.6 Câu 6 trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

  • Câu văn thể hiện được cách viết văn như lời trò chuyện tâm tình có thể kể đến câu “Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?”. Qua câu văn ngày người đọc có thể tưởng tượng ra hình ảnh tác giả đang trò chuyện với một cô thiếu nữ bên cạnh ô cửa sổ. Ngoài cửa là thiên nhiên mùa xuân tươi sáng với vườn cây đâm chồi nảy lộc.

4. Kết nối đọc viết trang 110 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.

Mùa xuân đến là lúc thiên nhiên dần thay đổi, mang theo sức sống cho mọi vùng miền trên đất nước ta. Đó là thời điểm bầu trời trong xanh, không một gợn mây cùng với không khí trong lành, se se lạnh. Thời tiết mát mẻ đó chạm trực tiếp lên làn da của chúng ta, khiến ta có thể cảm nhận chúng một cách rõ ràng nhất. Cây cối hoa cỏ sau một thời gian ngủ đông dài đã vươn mình thức dậy đón ánh mặt trời để hồi sinh một vòng tuần hoàn cuộc sống mới. Những cành cây khẳng khiu, trụi lủi giờ đã xuất hiện lấm tấm những lộc xanh mướt. Thu hút  những cánh bướm, chú ong chăm chỉ vây xung quanh, tô điểm thêm sự sinh động cho sắc xuân. Có thể nói, mùa xuân chính là mùa đẹp nhất trong một năm.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Văn 7 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990