Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ sách cánh diều 11 tập 2
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Hàn Mặc Tử, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ cùng các bạn tìm hiểu những ý nghĩa đó để có thể cảm nhận bài thơ một cách chân thực nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ sách cánh diều 11 tập 2: Chuẩn bị
1.1 Tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử
a. Tiểu sử, cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình)
- Ông sinh ra ở trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Cha Hàn Mặc Tử mất sớm nên ông sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Ông tốt nghiệp trường trung học tại Huế, sau đó vào làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo
- Năm 24, Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và đến năm 1940, ông mất tại trại phong Quy Hòa.
⇒ Tuy cuộc đời có nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, khởi đầu trong phong trào thơ Mới. Ông đã làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần hay Lệ Thanh,…
>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều
b. Sự nghiệp sáng tác.
-
Phong cách sáng tác:
- Hàn Mặc Tử bắt đầu với thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác thơ mới lãng mạn. Với diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn luôn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Bên trong Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn. Dường như có một cuộc vật lộn giằng xé giữa linh hồn và xác thịt. Linh hồn thì muốn thoát ra khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên, sáng láng, tinh khiết, nhưng thực ra vẫn gắn bó với cuộc đời, và với con người mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế.
-
Tác phẩm chính:
Gái quê (1936), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ – 1939), Thơ điên (1938), Chơi giữa mùa trăng (thơ – văn xuôi 1940), Quần tiên hội (kịch thơ)
1.2 Tìm hiểu về địa danh thôn Vĩ Dạ
Thôn Vĩ Dạ đã thành một làng quê nổi tiếng được nhiều người yêu mến thi ca biết đến qua bài thơ trứ danh "Đây thôn Vĩ Dạ" của thi nhân Hàn Mặc Tử, tọa lạc bên dòng sông Hương, thuộc xã Hương Lưu, phường Vỹ Dạ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 phút chạy xe máy. Nơi đây từng được mệnh danh là điểm đến của những nét cổ điển xưa và mang vẻ đẹp lịch sử cùng với núi Ngự sông Hương, Kim Long, Phú Xuân.
Thôn Vĩ Dạ nổi tiếng với vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn làm khơi gợi trong bao áng thơ văn bất hủ. Nơi đây có những khu vườn xanh tươi tỏa ngát hương hoa. Những mái nhà đơn sơ vẫn giữ nguyên nét đẹp thôn quê mộc mạc. Bao trùm khắp không gian chính là làn nắng vàng tươi sáng, ấm áp, đổ lên khoảng hiên đá rêu phong.
1.3 Tìm hiểu về bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”
a. Hoàn cảnh sáng tác
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938. Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Thị Kim Cúc- người mà Hàn Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm việc ở sở Đạc Điền.
b. Xuất xứ
Đây thôn Vĩ Dạ nằm trong tập “Thơ điên” được sáng tác năm 1938, về sau đổi thành Đau thương.
c. Thể thơ
Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ bảy chữ ngắn gọn, nhưng lại mang trong mình ý nghĩa sâu sắc
d. Bố cục
-
Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.
-
Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ.
-
Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
e. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng với những đặc trưng của thiên nhiên nơi xứ Huế. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và khao khát sống đến cháy bỏng của nhà thơ.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi cảm biểu hiện nội tâm
+ Bút pháp gợi tả cùng ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng
+ Câu hỏi tu từ được sử dụng hàng loạt
+ Tuy mạch thơ đứt nối không liên tục và duy nhất nhưng nhất quán về dòng tâm tư
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!
2. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ sách cánh diều 11 tập 2: Đọc hiểu
2.1 Chú ý hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” ở dòng thơ số 3
Trả lời:
Vườn xanh như ngọc: Hình ảnh vườn cây được tác giả so sánh với màu xanh ngọc, đây là một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy sức sống, gợi nên sự trù phú, tươi tốt, mỡ màng tràn đầy sinh khí của khu vườn thôn Vĩ.
2.2 Chú ý về tính nghịch lý khác thường trong quan hệ của “gió” và “mây”.
Trả lời:
- Trong câu thơ có thể thấy gió và mây mỗi sự vật theo một hướng khác nhau.
- Ngoài thực tế, nếu gió thổi hướng nào mây sẽ bay theo hướng đó bởi vì nhờ có gió mây mới có thể bay đi.
→ Nghịch lý khác thường: Mây và gió là 2 sự vật gắn liền với nhau lại thành hai sự vật tách biệt không liên quan đến nhau. Nhưng trong thực tế không thể xảy ra điều này, từ đó nhà thơ muốn sử dụng để bày tỏ dụng ý khác.
2.3 Từ “ở đây” trong dòng thơ số 11 chỉ không gian nào?
Trả lời:
“Ở đây” trong dòng thơ số 11 có thể được hiểu theo những cách suy nghĩ là: Ở đây có thể hiểu là ở thôn Vĩ, khi nhà thơ Hàn Mặc Tử nhìn bức ảnh. Nhưng cũng có thể hiểu là ở Quy Nhơn, nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh phong.
3. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ sách cánh diều 11 tập 2: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 41 SGK văn 11/2 cánh diều:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thôn Vĩ là một bức tranh thiên nhiên rất đẹp và nên thơ. Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời mời vừa thân tình vừa mang theo sự trách yêu của cô gái thôn Vĩ Dạ. Lý do đến chơi thôn Vĩ cũng rất đơn giản bởi bức tranh thiên nhiên nơi đây hiện lên rõ nét qua ba câu thơ tiếp của đoạn thơ đầu. Thôn vĩ dạ nổi bật sáng chói với những tia nắng mới chiếu qua hàng cau cùng với khu vườn xanh mướt tràn đầy sức sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên căng đầy sức sống ấy hiện lên hình ảnh người con gái với khuôn mặt chữ điền lấp ló qua những lá trúc. Có thể thấy bức tranh đó được nhìn từ con mắt của tác giả Hàn Mặc Tử. Qua đó, độc giả thấy được tình yêu của nhân vật trữ tình với thôn Vĩ Dạ và với cuộc tình còn dang dở của ông với người con gái nơi đây.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
3.2 Câu 2 trang 41 SGK văn 11/2 cánh diều:
Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ 2 so với khổ thơ 1 có nhiều điểm khác biệt. Nếu trong khổ thơ thứ nhất tác giả Hàn Mặc Tử miêu tả bức tranh thôn Vĩ Dạ ngập tràn sức sống với khung cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc màu thì sang khổ hai, khung cảnh thiên nhiên đã trở nên đượm buồn hơn. Nỗi buồn ấy nhuốm cả vào không gian lẫn cảnh vật, làm cho tâm trạng con người cũng trở nên buồn hơn.
3.3 Câu 3 trang 41 SGK văn 11/2 cánh diều:
Cấu tứ của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ qua 3 câu hỏi trong 3 khổ thơ:
- Khổ thơ 1 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Đây không chỉ là một lời chào mời mà dường như nó còn như một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái Thôn Vĩ. Lý do về chơi thôn Vĩ không chỉ vì nơi đây có thiên nhiên đẹp, tràn ngập sức sống cùng màu sắc mà nó còn có một cô gái với “gương mặt chữ điền” lấp ló sau “lá trúc che ngang”. Đó là nét đẹp thần bí mà cũng rất duyên dáng, gây tò mò cho người đọc.
- Khổ thơ 2 “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”: Hai câu thơ này gợi nhớ đến câu ca dao: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ trong mơ hồ. Thuyền ai là một câu hỏi không rõ ràng, ai ở đây có thể là một thiếu nữ. Thuyền và bến đò cùng bờ sông và ánh trăng đã tạo nên khung cảnh hết sức lãng mạn và đẹp đẽ.
- Khổ thơ 3 “Ai biết tình ai có đậm đà?” Toàn bộ bài thơ có tất cả 4 từ “ai” lặp lại và cùng xuất hiện ở các câu hỏi tu từ. Nó không chỉ góp phần tạo nên âm điệu cho câu thơ mà còn tạo nên cảm giác tò mò không biết ai ở đây là người nào.
⇒ Nếu ở khổ 1 khổ 2, những câu hỏi tu từ mang sự bí ẩn, gây tò mò một chút trách móc thì ở khổ 3 kết lại bài thơ bằng câu hỏi tu từ bộc lộ rõ sự thất vọng khi tình yêu không trọn vẹn.
3.4 Câu 4 trang 41 SGK văn 11/2 cánh diều:
Trả lời:
- Theo em, sự đối lập không gian trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên:
+ Khổ 1: Cảnh vật và thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống với những tia nắng mới cùng sắc xanh ngập tràn, tạo cho người ta cảm giác lâng lâng và tươi trẻ, chỉ muốn đến thôn Vĩ để trải nghiệm.
+ khổ 2: Khác với bức tranh thiên nhiên ở khổ 1, ở khổ 2 bức tranh ấy đã nhuốm màu tâm trạng với sắc buồn là chủ đạo. Cảnh vật vẫn đẹp nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn man mác.
- Ý nghĩa: Ở những câu thơ đầu, độc giả thấy rõ được không gian thực, cảnh vật thiên nhiên của xứ Huế - thôn Vĩ. Tuy nhiên ở những câu thơ cuối, lại xuất hiện hình ảnh sương khói mờ ảo, mọi thứ đều không còn thấy rõ chứng tỏ đây là không gian ảo do tác giả tưởng tượng ra. Điều này thể hiện tâm trạng, nỗi buồn trong lòng của tác giả.
3.5 Câu 5 trang 41 SGK văn 11/2 cánh diều:
Trả lời:
Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ chính là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà nó còn tượng trưng cho hạnh phúc và sự thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống.
3.6 Câu 6 trang 42 SGK văn 11/2 cánh diều:
Trả lời:
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" như một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên và con người nơi xứ Huế mộng mơ. Chủ thể chính trong Đây thôn Vĩ Dạ không phải hình ảnh con người ở bên lề của cuộc sống nhưng đây cũng là một hình ảnh đẹp, thể hiện được cảm xúc của bài thơ. Câu thơ mở đầu như một lời mời chào xen chút dỗi hờn của cô gái thôn Vĩ. Qua con mắt của Hàn Mặc Tử, có thể thấy thiên nhiên nơi đây thật đẹp và căng tràn sức sống. Qua bức tranh thiên nhiên ấy lấp ló hình ảnh người thiếu nữ với khuôn mặt chữ điền sau những tán lá trúc. Sang khổ thơ thứ hai, màu sắc của cảnh vật cùng với thiên nhiên và tâm trạng con người đã có sự thay đổi rõ rệt. Qua cái nhìn đầy nội tâm của nhân vật trữ tình, cảnh vật hiện lên với nét buồn. Dường như cảnh vật như có sự chia li, xa cách với nhau. Ở khổ thơ cuối, có thể thấy cả cảnh vật và con người đều chìm sâu vào trong mộng ảo mơ hồ với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh. Vì vậy, hình ảnh con người bên lề cảnh vật thiên nhiên đóng góp vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công của bài thơ.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ sách cánh diều 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em thấy rõ được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi xứ Huế. Đồng thời hiểu được nỗi khát vọng hạnh phúc và cũng là niềm khao khát, yêu đời, yêu người của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: