Soạn bài tình ca ban mai sách cánh diều 11 tập 2
Tác phẩm “Tình ca ban mai” tuy là một bài thơ tình rất lãng mạn, rất sang và vô cùng chải chuốt, nhưng vẫn mang rõ tính chất rất riêng của Chế Lan Viên. Để giúp các em cảm thụ được những nét tinh túy trong “Tình ca ban mai”, VUIHOC trân trọng gửi đến các em chi tiết phần soạn bài tình ca ban mai sách ngữ văn 11 cánh diều tập 2.
1. Soạn bài tình ca ban mai sách cánh diều 11 tập 2: Chuẩn bị
1.1 Tác giả Chế Lan Viên
Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới, Chế Lan Viên, sinh ngày 20-10-1920 tại Tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) khỉ (Canh Thân 1920). Trong suốt cuộc đời, ông sinh sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền thơ văn nước nhà. Chế Lan Viên xếp hạng nổi tiếng thứ 31969 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà thơ mới nổi tiếng.
Tóm tắt tiểu sử về nhà thơ mới Chế Lan Viên
Chế Lan Viên có tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, là một người con của mảnh đất Quảng Trị. Ông là một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời hiện đại. Bút danh Chế Lan Viên được ông sử dụng mang hàm ý là một bông hoa lan thuần khiết trong khu vườn của dòng họ Chế - một dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa. Bên cạnh bút danh Chế Lan Viên, ông còn có một số bút danh khác nhưng ít nổi tiếng bằng, đó là Thạch Hãn, Chàng Văn. Những bút danh này thường được ông sử dụng trên các bài báo và các bài viết ngắn in trên báo.
Chế Lan Viên bắt đầu sáng tác thơ khi chỉ mới 12 đến 13 tuổi. Năm 17 tuổi, ông đã xuất bản được tập thơ đầu tay với nhan đề “Điêu tàn”. Đây là tập thơ mở đầu cho “Trường Thơ Loạn”, tập thơ đánh dấu tên tuổi của ông trên trường thi ca Việt Nam. “Điêu tàn” đã giúp Chế Lan Viên có chỗ đứng vững chắc trong giới văn chương thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Ông cùng với các nhà thơ mới cùng thời là Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
Phong cách thơ của Chế Lan Viên có sự khác biệt giữa từng thời kỳ và được chia thành hai giai đoạn:
-
Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945: Các bài thơ của ông giai đoạn này phần lớn mang màu sắc “kinh dị, thần bí, bế tắc với những hình ảnh tang thương như máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Đúng với nghĩa của một “trường thơ loạn”.
-
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Màu sắc thơ của Chế Lan Viên đã có sự thay đổi. Thơ văn của Chế Lan Viên chủ yếu đề cập đến “cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”. Điều này giúp thơ Chế Lan Viên mang một màu sắc mới, những áng thơ sử thi hào hùng và đậm tính thời sự trong suốt thời kỳ 1960-1975,
Nhà thơ Chế Lan Viên giã từ cuộc đời vào ngày 19/06/1989, tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.
Chế Lan Viên được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn học nghệ thuật năm 1966.
Tác phẩm thơ tiêu biểu:
-
Điêu tàn
-
Ánh sáng và phù sa
-
Gửi các anh
-
Hoa ngày thường – Chim báo bão
-
Những bài thơ đánh giặc
-
Ngày vĩ đại
-
Đối thoại mới
-
Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
-
Dải đất vùng trời
-
Di cảo thơ I, II, III
-
Hoa trước lăng Người
-
Hoa trên đá
-
Tuyển tập thơ chọn lọc
-
Hái theo mùa
-
Ta gửi cho mình (1986)
>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều
1.2 Tác phẩm “Tình ca ban mai”
Tác giả Chế Lan Viên không xuất bản nhiều bài thơ tình nếu so với các nhà thơ cùng thời. Tác phẩm “Tình ca ban mai” là một trường hợp hiếm hoi. Tuy ít khi làm thơ tình nhưng các tác phẩm của Chế Lan Viên đều rất đặc sắc, hấp dẫn, gây được ấn tượng đặc biệt cho người đọc. “Tình ca ban mai” là một bài thơ tiêu biểu trong làng thơ mới của Việt Nam lúc bấy giờ
a. Thể loại
Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ 5 chữ ngắn gọn, hàm súc; lời thơ chân thành, giàu cảm xúc. Đây là tác phẩm thi ca tình yêu đặc sắc của đời thơ Chế Lan Viên và của thơ ca hiện đại.
b. Phương thức biểu đạt
Đây là thể loại thơ biểu cảm, được sử dụng để bộc lộ cảm xúc tâm tư tình cảm.
c. Xuất xứ
Bài thơ “Tình ca ban mai” được rút trong tập Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985 tập II, 1990).
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung:
Tác phẩm “Tình ca ban mai” tuy là một bài thơ tình rất lãng mạn, rất sang và vô cùng chải chuốt, nhưng vẫn mang rõ tính chất rất riêng của Chế Lan Viên. Bài thơ là tiếng nói về tình yêu đích thực, cao đẹp, cao thượng và bao giờ cũng lạc quan, tràn đầy niềm tin cho dù người trong cuộc có thể giận hờn, có thể buồn, có thể nhớ, thậm chí có lúc tưởng như bế tắc, tuyệt vọng do hiểu lầm nhau.
- Giá trị nghệ thuật:
Nhịp thơ dạng 6/8 tạo nên sự đung đưa của những chuyển động xôn xao trong lòng, rung động khi đứng trước nhân vật trữ tình “em”.
Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.
1.3 Đọc các bài thơ về tình yêu của Chế Lan Viên em có ấn tượng gì?
- Các bài thơ: Hoa tháng ba, Nhớ, Tình ca ban mai, Lòng anh làm bến thu.
- Ấn tượng: Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
2. Soạn bài tình ca ban mai sách cánh diều 11 tập 2: Đọc hiểu
2.1 Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?
Bài thơ gồm chín khổ, trong đó tám khổ có hai dòng và khổ cuối có một dòng. Ở mỗi khổ thơ, cứ hai dòng thể hiện một cặp hình ảnh so sánh thời gian trong ngày và một cặp hình ảnh tượng trưng cho cảm xúc hay nhận thức của tác giả về tình yêu. Dòng cuối cùng của bài thơ khẳng định niềm tin và hy vọng vào tình yêu.
2.2 Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.
Bài thơ được viết theo cấu trúc song hành: Em đi, em về, em ở tượng trưng cho ba thời điểm trong ngày, buổi chiều, buổi sáng và buổi trưa. Đồng thời, những thời điểm này còn gắn với nỗi buồn, sự sống và ánh sáng. Ví dụ như khi em đi như mang theo chút ánh sáng buổi chiều, chỉ còn lại đêm đen, mang tất cả âm thanh của sự sống (gọi chim vườn bay hết), đến nỗi chỉ còn sự im lặng. Khi em về đem theo bình minh, sự sống (rừng non xanh lộc biếc), và rồi khi em ở đem tới sự ấm áp, sự che chở (nắng sáng màu xanh che).
2.3 Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.
- Câu thơ 8: Rải hạt vàng chi chít
- Câu thơ 16: Mọc sao vàng chi chít
Dễ thấy, hình ảnh sao/hạt vàng mọc chi chít được lặp lại nhiều lần.
Hình ảnh này hàm ý sự xuất hiện của em như một vầng sáng chói lọi. Dù chỉ là những đốm sáng bé nhỏ “rải hạt vàng chi chít” cũng đủ để biết tình yêu của em sâu đậm biết nhường nào. Ở đây, Chế Lan Viên không so sánh “tình em” với “vầng trăng”, bởi dù vầng trăng có sáng đến mấy cũng có khi bị mây che mờ; còn cánh đồng sao “chi chít” thì luôn vẫn nhấp nháy vĩnh hằng, đêm đêm âm thầm mà lan tỏa như chính tâm hồn em vậy.
3. Soạn bài tình ca ban mai sách cánh diều 11 tập 2: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Bài thơ này có thể chia làm ba phần:
-
Bốn câu thơ đầu: Diễn tả ý nghĩa, tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến để mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên, em về khiến muôn loài chim trong vườn bay lượn, và em ở lại để bầu trời trong xanh.
-
Bốn khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống trong khổ thơ này sử dụng những cặp hình ảnh đối lập để khẳng định, bổ sung, nâng cao bài thơ.
-
Bài thơ cuối: Tả niềm vui khi nhân vật trữ tình em trở về.
3.2 Câu 2 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Các yếu tố tượng trung được sử dụng trong bài thơ có thể được liệt kê như: lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,... Bằng việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng này, bài thơ đã trở nên sinh động, hấp dẫn và tăng tính biểu cảm hơn.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
3.3 Câu 3 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Tác phẩm “Tình ca ban mai” tự nó đã chia thành hai phần, mà trong đó, ta thấy được bóng dáng của nhà thơ Chế Lan Viên ẩn đằng sau những tâm sự thật lòng của một người đang yêu:
“Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết.”
Sự rời đi của “em” không chỉ là của riêng em mà giờ đây đã có một ảnh hưởng to lớn, liên quan tới toàn bộ cảnh sắc xung quanh. Sự sống như đang dần biết mất thông qua hình ảnh “gọi chim vườn bay hết”. Cụm từ “như chiều đi” hàm ý “em” giống như vầng thái dương, và khi em đi cũng là lúc quầng sáng dần biến mất và chỉ còn lại bóng tối bao trùm. Thái dương mất đi cũng đồng nghĩa sự sống dần cạn kiệt, khiến cho “chim vườn” cũng phải mau chóng rời đi. Có thể thấy, ngay từ câu thơ đầu tiên, vai trò và tầm quan trọng của bóng hình em đã hằn in trong tâm trí anh. Em đi để lại chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế. Vậy liệu khi em về liệu anh có vui hơn?.
“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”
Khổ thơ thứ hai hoàn toàn khác với khổ đầu tiên. Có em, niềm vui tràn vào tim anh và cuộc sống tràn ngập cảnh sắc. Không còn sự im lặng, không còn nỗi buồn tê tái. Nó thật hoài niệm và xen lẫn niềm vui, hạnh phúc bao la ngập tràn. Em trở về với ánh bình minh và gieo những hạt giống xanh trên cây. Cuộc sống được tái sinh khi có em. Thật tuyệt vời biết bao khi mỗi lần em quay về, không những nỗi nhớ nhung, nỗi cô đơn trong anh tan biến, mà cỏ cây cũng vươn mình đón những giọt nhựa sống. Khi em đi, khi em quay lại, đều dẫn đến những biến chuyển. Như cung đàn im tiếng bỗng thánh thót khúc nhạc vui. Tất cả đang trở nên đẹp hơn trong niềm hạnh phúc của anh; tất cả đang chào mừng em đấy và chờ mong em ở lại:
“Em ở, trời chưa ở,
Nắng sáng màu xanh che”
Quả thực, trong mắt người yêu, không có gì có thể đẹp hơn em. Từ lúc em “về” cho đến lúc “ở lại”, mọi thứ dường như đều tỏa sáng. Em là ánh sáng rực rỡ nhất xua tan bóng tối của màn đêm. Vẻ đẹp trước mắt anh chính là “màu xanh che” của “nắng sáng”. Vẫn là khung cảnh quen thuộc, màu sắc quen thuộc của ánh nắng nhưng khi có em, mọi thứ trở nên đẹp đẽ và thanh thoát hơn. Chuyển động “em đi” – “em về” – “em ở lại” dẫn đến chuyển động của thời gian từ chiều đến sáng đến trưa. Em mang theo ánh sáng của sự sống, thổi tắt ngọn nến le lói khi em đi và thắp lên ngọn lửa niềm tin khi em trở về cũng như ở lại. Sức mạnh mà em có đâu chỉ là bóng hình mà từ chính tâm hồn dịu dàng của em:
“Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
Ngay từ đầu bài thơ, Chế Lan Viên đã sử dụng hàng loạt hình ảnh so sánh để nhấn mạnh vị trí của em trong tình yêu của anh. Đó không chỉ là về em, mà còn là về tình yêu của em, sự hiện diện của em là sự hiện diện của một trái tim chung thủy "như sao khuya" trong đêm. Quả thực, khi ở bên em, luôn có một tia sáng, dù chỉ là một chấm sáng nhỏ “rải hạt vàng”, cũng đủ để biết tình yêu của em sâu đậm biết nhường nào. Chế Lan Viên không chọn cách so sánh “tình em” với "vầng trăng”, bởi trăng dù sáng đến mấy thì cũng có lúc bị che khuất, còn cánh đồng sao “chi chít” thì hàng đêm vẫn âm thầm tỏa sáng như chính tâm hồn em vậy.
3.4 Câu 4 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Hình ảnh thơ được sử dụng ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 vừa có sự lặp lại và cũng vừa có sự thay đổi. Nếu như ở khổ 2 và 4, người đọc chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh của “em” và “tình em”, thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện cụm từ “tình ta”. Giờ đây, tình yêu đã không chỉ tồn tại ở một phía, không còn là tình đơn phương mà nó đã tồn tại ở cả hai phía, trở thành tình yêu đôi lứa.
3.5 Câu 5 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Khổ thơ cuối có một sự khác biệt rất lớn so với các khổ thơ trước đó. Nếu như các khổ thơ trước gồm hai câu thơ thì đến với khổ thơ cuối, chỉ còn một câu duy nhất. Đây như là một lời kết, một lời khẳng định về toàn bộ bài thơ. Với những khổ thơ trên, ta được thấy những cặp hình ảnh đối lập nhau ở các thời điểm trong ngày, từ chiều, sáng rồi buổi trưa, tượng trưng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của nhà thơ. Và đến dòng thơ cuối, tác giả đã cho chúng ta lời khẳng định về niềm tin và hy vọng ở tình yêu.
3.6 Câu 6 trang 43 SGK Văn 11/2 Cánh diều
Khổ thơ mà em thích nhất chính là hai câu thơ đầu, bởi vì chúng diễn tả rất chân thực sự cô đơn trống vắng trong tâm hồn chàng trai khi nhân vật trữ tình em đi mất:
Cái chủ thể cảm xúc của bài thơ là anh, là chàng trai, là người đàn ông. Chàng trai đã đề cao tới mức như là tuyệt đối hóa vai trò của người con gái trong đời sống tinh thần của mình. Có em như là có tất cả. Em đi rồi cũng đồng thời mang theo cả sự sống đi luôn:
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
“Em đi” là cụ thể. “Chiều đi” là trừu tượng. Lấy cái trừu tượng để ví với cái cụ thể là ngược. Thường thì người ta phải nói ngược lại, tức là “chiều đi” như “em đi”. Buổi chiều đi, tức là sang đêm, mang theo bầy chim trong vườn bay hết. Vậy trong vườn còn lại gì? Chỉ còn lại vườn cây trong đêm tối. Không còn âm thanh (tiếng chim), không có màu sắc (đêm tối không nhìn thấy gì dù trong vườn có cây, hoa – chỉ là một màu đen của đêm). Cuộc sống như vậy thì tẻ ngắt, u tối. Đó là vì “em đi”. Hai câu thơ đầu gợi âm điệu như một nguồn ánh sáng vụt tắt.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài tình ca ban mai sách cánh diều 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: