img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch sách cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:55 30/11/2023 2,395 Tag Lớp 11

Để giúp các em nắm được cách viết một văn bản nghị luận về tác phẩm kịch, VUIHOC trân trọng gửi đến các em chi tiết phần soạn bài viết văn nghị luận về một tác phẩm kịch sách ngữ văn 11 cánh diều tập 2.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch sách cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch sách cánh diều 11 tập 2

1. Bài viết tham khảo: Phân tích đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn" của Lưu Quang Vũ 

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Ông để lại nhiều tác phẩm độc đáo và thú vị, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông là vở kịch “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Tác phẩm đã có sức ảnh hưởng lớn trong lòng người hâm mộ, đồng thời truyền tải nhiều bài học, tư tưởng nhân văn sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Trương Ba, một kỳ thủ xuất chúng. Tuy nhiên, anh lại bị cuốn vào một tình huống bất ngờ và trải qua một bi kịch đáng tiếc. Nam Tào vì sơ suất mắc sai lầm đáng tiếc khi làm việc, dẫn đến cái chết oan uổng của Trương Ba. Với mong muốn sửa chữa sai lầm của mình, Nam Tào và Đế Thích quyết định lấy lại linh hồn của Trương Ba  và nhập vào một cơ thể mới, một con người khác vừa qua đời. Tưởng như mọi chuyện đã được giải quyết nhưng không phải vậy, điều này đã dẫn tới vô số những rắc rối về sau. 

Trong quãng thời gian cư trú trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không ít lần gặp phải chuyện phiền toái, có thể kể đến như lí trưởng sách nhiễu, bị vợ anh hàng thịt đòi chồng, và đến cả gia đình anh giờ đây cũng làm cho anh cảm thấy rất đỗi bơ vơ xa lạ, v.v. Những điều này khiến linh hồn Trương Ba cảm thấy dằn vặt đau khổ vì phải sống trái với quy luật tự nhiên thường thấy. Đặc biệt, chính Trương Ba cũng bị thân xác anh hàng thịt ảnh hưởng và hình thành một vài thói quen xấu. Vì vậy, đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” kể về cuộc đấu tranh nội tâm giữa Trương Ba cùng các nhân vật trong vở kịch.

Phần đầu tiên là cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa linh hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt. Trương Ba thì cho rằng dù trước đây hay bây giờ, dù khi ông còn sống hay khi ông đã chết, thì bản thân ông vẫn có một đời sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn. Xác ông hàng thịt được cho rằng chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, âm u, đui mù, không tư tưởng, không cảm xúc, không có ý nghĩa gì hết, và nếu mảy may có chăng một ý nghĩa nào đó thì cũng chỉ là “những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thuốc”. Tuy nhiên bản thân cái xác của ông hàng thịt lại có cách nghĩ ngược lại với Trương Ba. Cái xác cho rằng giờ đây nó và linh hồn Trương Ba đã hòa làm một và rằng không thể tách rời. Điều này đồng nghĩa với mọi việc làm, mọi hành động của của Trương Ba sẽ nằm dưới sự chi phối của xác anh hàng thịt. Cuộc đấu tranh nội tâm này phản ánh sự đối lập giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua cuộc đấu tranh nội tâm này chính là “Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người chúng ta được sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa phần xác và phần hồn”.

Đến với phần hai, Trương Ba đã có cuộc trò chuyện và giãi bày nỗi lòng cùng người thân trong gia đình. Khi nghe về hoàn cảnh éo le mà Trương Ba đang gặp phải, mỗi thành viên trong gia đình ông lại có cái nhìn khác nhau. Vợ Trương Ba thì thốt lên đau đớn: “ông đâu còn là ông”. Bà cho rằng giờ đây Trương Ba một mực muốn từ bỏ gia đình để đi cày thuê làm mướn với anh hàng thịt. Về phần đứa cháu, cái Gái, tuy thương Trương Ba nhất nhưng giờ đây cũng không chịu nhận ông. Gái cho rằng ông nội mình đã từ giã cõi đời, còn Trương Ba bây giờ là một người xa lạ, thô lỗ, vụng về. Gái đã phải thốt lên rằng: “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”. Chỉ có người con dâu là cảm thông, chia sẻ và yêu thương Trương Ba khi ông gặp tình cảnh éo le như vậy. Nhưng dù vậy, cô cũng không thể nhận ra Trương Ba của ngày xưa. Như vậy, tất cả thành viên trong gia đình đều ít nhiều cảm nhận rằng Trương Ba đã chẳng còn như xưa, không còn nguyên vẹn, trong sạch hay thẳng thắn. Cuối cùng, Trương Ba cũng hiểu ra, nhận thức được sự thay đổi của bản thân, đồng thời cũng là sự lấn át của phân xác đối với phần linh hồn. Và do đó, ông đã dẫn tới quyết định sẽ trả lại xác cho anh hàng thịt.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Quyết định này dẫn tới cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích. Trương Ba  chỉ rõ hành vi sai trái mà Đệ Thích đã phạm: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Trương Ba bày tỏ mong muốn: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Trương Ba cũng chỉ ra rằng: “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng Đế Thích không tin điều đó và trả lời: "Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi dây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Đế Thích nghe tin cụ Tị qua đời. Ông đề nghị đưa linh hồn Trương Ba  vào trong cu Tị. Nhưng sau nhiều biến cố, Trương Ba  thẳng thừng từ chối. Anh biết rằng có hàng loạt vấn đề khủng khiếp đang rình rập phía sau. Trương Ba sẽ phải giải thích với chị Lụa và những người thân trong gia đình về sự hoán đổi, dù họ có thể tin hay nghi ngờ, dù họ vẫn không hoàn toàn cảm thông chia sẻ cho ông hay có sự chối bỏ ông. Cuối cùng, sau những suy tư và cân nhắc, Trương Ba từ chối ý tốt ấy và yêu cầu Đế Thích cho cụ Tị được sống lại, còn bản thân mình sẽ chết cùng phần xác. Phần kết của vở kịch được đánh giá là hợp lý và có hậu. Nếu liên tưởng sâu hơn, ta sẽ nhận ra rằng cái kết này chính là kết quả của cuộc đấu tranh giữa khao khát được sống, nhưng không được sống giả tạo, phải sống là chính mình.

Thông qua vở kịch “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

2. Rèn luyện kĩ năng viết

Bài tập trang 114 SGK Văn 11/2 Cánh diều 

- Các từ ngữ được sử dụng với mục đích lập luận: Nếu - thì, cùng với, đối với, vì, có lẽ bởi vì.

- Các phương thức mang tính biểu cảm được sử dụng trong đoạn trích:

  • Từ ngữ phủ định: không thể trả được; không thể sống với bất cứ giá nào được; không còn cõi vĩnh hằng; chứ không phải vào bất tử; không còn sự giải cứu;…

  • Từ ngữ tranh luận: chỉ có thể; nhưng; có lẽ bởi vì…

  • Cấu trúc của câu: Không còn cõi vĩnh hằng…không còn sự giải cứu; là anh đồ tể sống…là anh con trai…là lũ quan chức…; Có những cái sai…những sai lầm…nhưng sửa sai; 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài viết văn nghị luận về một tác phẩm kịch sách ngữ văn 11 cánh diều tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức Ngữ văn 11 Cánh diều các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990