img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 10:28 29/11/2024 821 Tag Lớp 6

Môn Ngữ Văn là một trong những môn học quan trọng, không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, viết mà còn góp phần hình thành tư duy và cảm xúc nghệ thuật. Để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1, việc ôn tập là rất cần thiết. Đề cương này cung cấp hệ thống kiến thức từ các bài học trong sách giáo khoa và các bài tập mẫu để các em có thể tự tin bước vào kỳ thi.

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn: Văn bản truyện cổ tích

1.1 Đặc điểm của truyện cổ tích 

a. Cốt truyện: Thường có yếu tố hoang đường, kỳ ảo, mở đầu bằng “Ngày xưa ngày xưa…” và kết thúc có hậu, truyện thường kể theo trình tự thời gian. 

b. Nhân vật: Truyện thường xuất hiện các nhân vật đặc trưng như nhân vật có cuộc đời bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

c. Đề tài: Thường gặp các đề tài như đề tài người nông dân, người lao động, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, yêu đất nước, người bé nhỏ, trẻ em, người phụ nữ, …)

d. Chủ đề: Là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hình tượng đời sống, được gợi ra từ đề tài. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

e. Người kể chuyện:

  • Người kể thứ nhất: là người kể chuyện xưng “tôi”.
  • Người kể thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

g. Lời của người kể chuyện: Là phần lời người kể để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật, …

h. Lời của nhân vật: Là lời nói của các nhân vật trong truyện.

1.2 Các truyện cổ tích đã học 

Văn bản Phương thức biểu đạt Nội dung Nghệ thuật
Thạch Sanh Tự sự, ngôi kể thứ ba

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại, vạch trần bộ mặt của kẻ vong ơn bội nghĩa và chống quân xâm lược. 

Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của con người về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa. 

Xây dựng hai nhân vật đối lập nhau. 

Sọ Dừa Tự sự Câu chuyện xoay quanh chàng Sọ Dừa, người mặc dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực làm chủ cuộc sống của mình. Đồng thời, tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, nơi cái thiện chiến thắng cái ác, và những người tốt được hưởng phúc lành, đền đáp xứng đáng.

- Giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những số phận bất hạnh, nghèo khổ được đề cao.

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng huyền ảo, đặc trưng của thể loại cổ tích.

- Hai tuyến nhân vật đối lập được xây dựng rõ ràng.

Em bé thông minh Tự sự Truyện ca ngợi sự thông minh và trí tuệ dân gian thông qua việc giải các câu đố và vượt qua những thử thách éo le, từ đó mang đến những tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

- Bằng cách sử dụng những câu đố để thử tài, tác giả đã tạo ra các tình huống thử thách giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và tài năng của mình.

- Cách dẫn dắt câu chuyện kết hợp với mức độ tăng dần của các câu đố và phương pháp giải đố đã tạo nên những tiếng cười hài hước, thú vị.

Cô bé bán diêm

Tự sự

Truyện xoay quanh hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khó, đơn độc và bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua nhân vật này, tác giả gửi gắm thông điệp đầy tính nhân đạo: hãy yêu thương và mang lại hạnh phúc cho trẻ thơ.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kết hợp khéo léo giữa yếu tố thực và huyền ảo, với các tình tiết diễn biến logic và cuốn hút.

- Tác phẩm hòa quyện giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, tạo nên chiều sâu cảm xúc.

- Kết cấu của truyện được xây dựng theo lối tương phản, đối lập, làm nổi bật sự chênh lệch giữa niềm vui và nỗi đau.

Non-bu và Heng-bu Tự sự Qua tác phẩm, ta nhận thấy rõ sự tham lam và ích kỷ của người anh đối với em mình. Người em, với tấm lòng tốt bụng, hiền lành và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không suy nghĩ đến hậu quả, đã được ban thưởng xứng đáng. Ngược lại, người anh trai bị trừng phạt một cách thích đáng vì tính tham lam của bản thân. Bên cạnh đó, câu chuyện còn tôn vinh tình yêu thương và sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

- Tác phẩm sử dụng nhiều chi tiết thần kỳ và kỳ ảo.

- Thủ pháp đối lập được khéo léo áp dụng trong việc xây dựng tính cách các nhân vật.

 

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

2. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn: Văn bản truyền thuyết 

2.1 Đặc điểm của văn bản truyền thuyết

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử trong quá khứ.

- Cốt truyện:

  • Thường xoay quanh công trạng, sự tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ;
  • Thường sử dụng yếu tố kỳ ảo;
  • Cuối truyện thường nhắc lại các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

- Nhân vật:

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh, …;
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có cống hiến đối với cộng đồng;
  • Được công nhận, tôn thờ.

=> Truyền thuyết thể hiện đạo lý, quan niệm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

2.2 Các văn bản truyền thuyết đã học 

Văn bản  Phương thức biểu đạt Nội dung  Nghệ thuật 
Thánh Gióng Tự sự, ngôi kể thứ ba Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường chống giặc của dân tộc. 

Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo

Kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường.

Sự tích Hồ Gươm Tự sự Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa và vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo và giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. 

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

Cách kể chuyện lôi cuốn và hấp dẫn. 

Bánh chưng, bánh giầy Tự sự Truyền thuyết "Bánh chưng bánh giầy" không chỉ giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này mà còn phản ánh những thành tựu văn minh nông nghiệp trong giai đoạn đầu dựng nước, thể hiện thái độ tôn vinh lao động, nghề nông và lòng kính trọng đối với Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

- Tác phẩm sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

- Lối kể chuyện mang đậm dấu ấn dân gian, diễn ra theo trình tự thời gian.

3. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn: Truyện và truyện đồng thoại

3.1 Đặc điểm chung 

a. Truyện: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian và hoàn cảnh diễn ra các sự việc. 

b. Truyện đồng thoại: Là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là các loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật trong truyện vừa mang những đặc tính của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người. 

c. Cốt truyện: Bao gồm các sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

d. Nhân vật: Là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, biểu cảm, suy nghĩ được khắc họa trong tác phẩm, thường là con người, loài vật, đồ vật, thần tiên, ma quỷ... 

e. Người kể truyện: Là nhân vật do tác giả sáng tạo ra kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba.

g. Lời người kể chuyện và lời nhân vật: 

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc có trong câu chuyện như hoạt động của nhân vật, bối cảnh, không gian và thời gian...

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật như đối thoại hoặc độc thoại... 

3.2 Các văn bản truyện và truyện đồng thoại

Văn bản  Nội dung Nghệ thuật 
Bài học đường đời đầu tiên Văn bản mô tả Dế Mèn thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ, dù vẫn còn mang tính kiêu ngạo và bồng bột. Hành động trêu chọc chị Cốc đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt, khiến Dế Mèn cảm thấy hối hận và rút ra được bài học quý giá cho cuộc sống của mình.

- Cách kể chuyện sử dụng ngôi thứ nhất tạo ra sự tự nhiên và thu hút.

- Nghệ thuật miêu tả các loài vật sinh động và đặc sắc.

- Ngôn ngữ sử dụng chính xác, giàu hình ảnh và tính biểu cảm.

Nếu cậu muốn có một người bạn Đoạn trích khám phá ý nghĩa và cách nhìn nhận đúng đắn về tình bạn. Câu chuyện xoay quanh cuộc hội ngộ giữa hoàng tử bé và con cáo, nơi họ cùng nhau định nghĩa khái niệm "cảm hóa". Qua đó, tác phẩm mang đến những bài học đời sâu sắc cho độc giả.

- Tác giả đã thành công trong việc nhân cách hóa nhân vật con cáo, phù hợp với thể loại truyện đồng thoại.

- Câu chuyện được trình bày qua ngôi kể thứ nhất một cách chân thực.

- Nhiều hình ảnh ẩn dụ tinh tế được sử dụng.

- Lối kể chuyện gần gũi và đầy sức hút.

Bức tranh của em gái tôi Thông qua câu chuyện về người anh và cô em gái tài năng hội họa, tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi" thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em, từ đó giúp người anh nhận ra những hạn chế ở bản thân.

- Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất mang lại sự tự nhiên và chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo.

Gió lạnh đầu mùa Thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

4. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn chi tiết: Tiếng Việt 

4.1 Từ đơn, từ phức

a. Khái niệm:

- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng. VD: bàn, ghế, túi, sách, …

- Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng trở lên. VD: cha mẹ, ông bà, hợp tác xã... 

- Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: bàn ghế, ăn uống, làm ăn, phá tan... 

- Từ láy: là những từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc âm vần giống nhau tạo thành. VD: Chăm chỉ, từ từ, lim dim... 

4.2 Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. VD: từ ăn có hơn 10 nghĩa như ăn tết, ăn cơm, ăn uống...

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng đặc điểm mà tiếng việt chưa có cách thích hợp để biểu thị. VD: mít tinh, áp phích, khăn mùi soa...

- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. VD ngọt như đường, đường tới trường... 

4.3 Dấu câu, dấu ngoặc kép

a. Dấu câu

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, có tác dụng chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu. 

- Chức năng: Là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm và thái độ của người viết. 

- Công dụng: Dùng thích hợp thì người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu có thể gây hiểu nhầm. 

+ Dùng sai dấu câu dẫn đến sai ngữ pháp, sai nghĩa => quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

b. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu. 

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

- Đóng khung tên riêng của tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo ý nghĩa đặc biệt. 

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

5. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn chi tiết: Viết văn 

5.1 Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

a. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể

b. Thân bài: 

- Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Nguyên nhân xảy ra câu chuyện đó. 

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Những ai liên quan đến câu chuyện? Trong câu chuyện đó mọi người đã nói và làm gì?

- Câu chuyện vui hay buồn, tâm trạng của em và mọi người ra sao?

- Chuyện kết thúc như thế nào? Vui hay buồn?

- Cảm xúc của em khi nhớ và kể lại câu chuyện. 

c. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện đó. 

5.2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. 

b. Thân bài:

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ. 

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả. 

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

c. Kết bài: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ. 

5.3 Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

a. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. 

b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyện: 
- Xuất thân của các nhân vật

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

- Diễn biến chính: Sự việc 1,2,3...

c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra. 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Việc Ôn thi học kì 1 lớp 6 môn ngữ văn theo đề cương này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và biết cách vận dụng hiệu quả trong các bài kiểm tra. Hy vọng rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các em sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi học kỳ 1. Hãy tự tin và cố gắng hết mình, vì sự nỗ lực hôm nay sẽ là nền tảng cho sự thành công của ngày mai!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990