img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bếp lửa| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:37 09/07/2024 561 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Bếp lửa - Bằng Việt cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Bếp lửa| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bếp lửa: Phần chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu đôi nét về tác giả Bằng Việt

- Bằng Việt tên khai sinh của ông là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê quán ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội).

- Sau khi ông tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô ( hiện nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc đất nước Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt trở về Việt Nam, và bắt đầu công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ năm ông còn 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên mà ông đã viết được công bố đó là bài Qua Trường Sa được viết vào năm 1961.

- Ông đã thể hiện trong những áng thơ của mình rất nhiều  thể loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức thơ ấy đã có cả trong thơ Việt Nam và cả trong thơ thế giới.

1.2 Phần trả lời câu hỏi ở phần chuẩn bị đọc 

Câu hỏi (Trang 15 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Em hãy nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với một người người thân của em.

Câu trả lời chi tiết:

Kỉ niệm tuổi thơ của em với người thân là những ngày hè ấm áp, vô cùng đáng trân trọng. Em nhớ nhất về những buổi về thăm ông bà ngoại, nơi luôn tràn ngập tình yêu thương và tiếng cười. Em theo mẹ đi thăm chợ quê, cảm nhận được những hương vị dân dã của vùng quê yên bình. Em theo chân bố đi thả diều, cảm nhận được sự tự do khi nhìn cánh diều bay cao trên bầu trời xanh thẳm. Em cùng ông chăm sóc vườn cây, học cách trân trọng từng mầm non, từng chiếc lá. Tất cả những điều đó tạo nên những ký ức đẹp đẽ, khó quên, khắc sâu ở trong trái tim em,…

>> Xem thêm: Soạn văn 9 chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Bếp lửa: Phần trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Em hãy chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp lên những cảm xúc của tác giả ở trong ba khổ thơ đầu. 

- Những từ ngữ thể hiện trực tiếp lên những cảm xúc của tác giả ở trong ba khổ thơ đầu: “chờn vờn”, “ấp iu”, “thương” …

=> Thể hiện rõ lên sự tảo tần của người bà và tình yêu thương vô bờ bến của người cháu dành cho người bà.

2.2 Lời dặn cháu thể hiện những điều gì về bà?

Cuộc sống của chúng ta càng khó khăn, cảnh ngộ càng khó khăn ngặt nghèo, nghị lực của người bà càng bền vững, tấm lòng bao dung của người bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy sự hiện lên của một người bà cần cù, tần tảo sớm mai, nhẫn nại và giàu đức hy sinh. Dù cho ngôi nhà, một túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu hiện nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm cho đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chở kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Những hy sinh thầm lặng của bà khiến ta thêm phần cảm phục, trân trọng. Bà là biểu tượng của tình yêu thương và nghị lực phi thường, là điểm tựa vững chắc cho gia đình trong những ngày tháng khó khăn ấy. Bà luôn giữ vững tinh thần, mang lại hy vọng cho cả nhà.

→  Hình ảnh của người bà không chỉ còn là người bà của riêng người cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, tần tảo sớm hôm, luôn thương con quý cháu.

2.3 Hình ảnh của bếp lửa ở trong khổ thơ này có điểm gì khác so với các khổ thơ trên?

Hình ảnh của chiếc “bếp lửa” ở trong các khổ thơ trước là tượng trưng cho hình ảnh của sự tần tảo, và đức hi sinh của người bà, là tình yêu thương chân thành về hướng  gia đình, về quê hương. Còn hình ảnh của chiếc “bếp lửa” ở trong khổ thơ này thể hiện về một nỗi ước mơ, hi vọng, một ngọn lửa rực sáng thắp lên tương lai cho người cháu.

3. Soạn bài Bếp lửa: Phần trả lời câu hỏi ở cuối bài 

Nội dung chính của văn bản: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi đã trưởng thành, và nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu sâu đậm. Qua đó, bộc lộ lên những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

3.1 Câu 1 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà xuất hiện ở trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ trên?

Câu trả lời chi tiết:

- Mối quan hệ sâu sắc giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ đó là mối quan hệ gắn bó và luôn đồng hành, bổ sung cho nhau. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn lên những cảm xúc về người bà, về những hồi ức vô cùng đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình cảm sâu đậm của hai bà cháu.

- Hình ảnh của bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ trong bài đó là:

+ Khổ thơ số 1: thể hiện sự lao động vất vả, tần tảo sớm hôm, chịu thương, chịu khó của người bà.

+ Khổ thơ số 3: ngọn lửa ở đây hiện lên là của niềm tin và sự sống, của một tình yêu thương gia đình và đất nước vô bờ bến.

+ Khổ thơ số 4: thể hiện lên biết bao ước mơ, hi vọng về một tương lai tươi sáng. Ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3.2 Câu 2 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả khi được sử dụng của chúng.

Câu trả lời chi tiết:

- Cụm từ “một bếp lửa” được lặp lại trong bài hai lần.

=> Cụm từ trên được đặt ở đầu hai dòng thơ mang đến cho bài thơ một âm hưởng ngân vang, sâu lắng và nhấn mạnh rằng hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, luôn khắc sâu vào trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.

- Điệp từ “trăm”, “có” kết hợp cùng với thủ pháp liệt kê.

=> Sự kết hợp tài tình trên nhằm diễn tả những sự thay đổi, tìm thấy rõ ở trong những niềm vui mới của người cháu. Thế nhưng, giữa một thế giới chưa đầy những bộn bề rộng lớn, người cháu vẫn không bao giờ quên đi hình ảnh của người bà gắn liền với bếp lửa, những kỉ niệm ấm áp của thời sống bên bà, từng bài học nhỏ mà bà đã dạy dỗ...

3.3 Câu 3 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Sự kết hợp giữa các yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự xuất hiện ở trong văn bản có tác dụng gì?

Câu trả lời chi tiết:

- Sự kết hợp giữa các yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự xuất hiện ở trong văn bản giúp cho văn bản:

+ Làm cho câu chuyện ở trong văn bản trở nên sinh động, sâu sắc hơn.

+ Giúp thể hiện rõ được thái độ, tình cảm của nhân vật ở trong bài thơ trở nên ý nghĩa và gần gũi hơn.

3.4 Câu 4 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Câu trả lời chi tiết:

- Mạch cảm xúc của văn bản: được tác giả đưa đi từ quá khứ đến hiện tại, từ những kỉ niệm đến những suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Tình cảm yêu thương sâu sắc của người cháu đối với người bà tần tảo, hi sinh sớm hôm vì gia đình.

3.5 Câu 5 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc những đặc điểm về kết cấu của bài thơ.

Câu trả lời chi tiết:

- Thể thơ tự do: 8 tiếng/ câu

- Gieo vần: Vần chân và vần liền - sắp xếp theo từng cặp câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa những biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

=> Sự kết hợp tài tình trên đã góp phần thể hiện một lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với người bà của mình và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

3.6 Câu 6 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Câu trả lời chi tiết:

- Tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa qua văn bản là:

+ Chúng ta phải biết trân trọng những tình cảm và yêu thương đối với những người thân ở xung quanh ta.

+ Phải có trong mình một tình yêu thương gia đình, quê hương và đất nước.

3.7 Câu 7 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 91 Chân trời sáng tạo

Bài thơ “Bếp Lửa” đã thể hiện lên những tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện lên những tư tưởng đó?

Câu trả lời:

- Bài thơ thể hiện lên những tư tưởng về tình cảm yêu mến của hai bà cháu, và tình yêu quê hương, đất nước.

- Các động từ “nhóm”, “nhen” xuất hiện trong bài góp phần thể hiện một thái độ nâng niu, trân trọng trong tình cảm của hai bà cháu; và đặc biệt là hình ảnh “bếp lửa” đã thể hiện tình yêu và hi vọng về một tương lai tươi đẹp.

3.8 Câu 8 Trang 17 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm của em đối với một người có ảnh hưởng lớn đến em.

Đoạn văn tham khảo

Mỗi khi có ai đó hỏi em rằng người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời là ai, em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng đó chính là mẹ của em. Mẹ của em là một bà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chỉ đơn giản là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe có vẻ thì vô cùng đơn giản, nhưng thực sự công việc ấy rất vất vả. Mỗi ngày, mẹ đều dậy từ rất sớm và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà trên khuôn mặt mẹ vẫn luôn là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm dành cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh mùi thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp, và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế mà em yêu thương mẹ rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở của em. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày thôi, em cũng cảm thấy nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm em vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thỉ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để có thể được thấy nụ cười hạnh phúc luôn hiện hữu ở trên gương mặt mẹ. Mẹ chính là nguồn động viên, là sức mạnh giúp em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Em không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu thiếu hình bóng của mẹ. Vì vậy, em luôn trân trọng và biết ơn mẹ rất nhiều. Mỗi khi nghĩ về mẹ, lòng em lại ngập tràn niềm hạnh phúc và dành cho mẹ một tình yêu thương vô bờ bến. Mẹ là tất cả đối với cuộc sống em, và em sẽ luôn nỗ lực trong học tập để làm mẹ luôn tự hào.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Bếp lửa - Bằng Việt trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: Soạn bài Quê hương 

 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990