img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 85| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:30 07/10/2024 853 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Củng cố, mở rộng trang 85 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức lớp 9 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 85| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 85| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 85 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức

Câu trả lời chi tiết:

Vấn đề cần giải quyết

Đấu tranh cho một
thế giới hoà bình

Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

Vấn đề được bàn luận

Luận đề cần phải bàn luận: Chống lại chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi chống lại những hiểm họa nổi bật do chiến tranh gây ra.

- Luận đề cần phải bàn luận: Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra hết sức khó lường, nghiêm trọng, đe dọa rất lớn đến sự tồn vong của chúng ta.

Các luận điểm chính của văn bản

- Luận điểm số 1: Thực trạng hiện tại và các nguy cơ vô cùng lớn của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới trong thời hiện đại
- Luận điểm số 2: Cuộc chạy đua vũ trang là cuộc chạy đua vô cùng kém cỏi, đi ngược lại hoàn toàn với sự tiến bộ xã hội
- Luận điểm số 3: Chống lại chiến tranh hạt nhân và bảo vệ một cuộc sống hòa bình là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết để bảo vệ cuộc sống của toàn nhân loại.

 

- Luận điểm số 1: Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu và hậu quả của nó.
- Luận điểm số 2: Cần có giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
- Luận điểm số 3: Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu.
- Luận điểm số 4: Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ.

Lí lẽ, bằng chứng ở trong văn bản

- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa rất lớn tới loài người và sự sống ở trên Trái Đất.
- Kho vũ khí hạt nhân hiện đang được tàng trữ ở các nước trên thế giới có khả năng hủy diệt rất lớn đến cả Trái Đất và các hành tinh khác ở cùng trong hệ Mặt Trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang đang dần làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người ở trên thế giới.
- Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại hoàn toàn với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại đặc biệt với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá của nhân loại.
- Vì vậy, việc đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ những nguy cơ về chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ đặc biệt thiết thực và cấp bách hiện nay của mỗi người, toàn thể loài người trong xã hội hiện nay.

 

- Chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với những mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người và trái đất.
- Vấn đề này đã được người đề cập đến rất nhiều lần nhưng về phía lãnh đạo thì họ lại từ chối lắng nghe.
-  Những hậu quả ảnh hưởng vô cùng lớn của việc biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại.
- Chúng ta đang cần phải đưa ra những biện pháp thay thế bằng năng lượng sạch.
- Đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể hiện vai trò của mình và sự quan tâm.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 86 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức 

Trình bày ý kiến của em về đề tài: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”. Hãy lập dàn ý, viết phần Mở bài và đoạn đầu của Thân bài.

Câu trả lời chi tiết:

* Lập dàn ý cho bài viết:

I. Phần mở bài:
- Giới thiệu đôi nét những đặc điểm về vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó ảnh hưởng đến Trái Đất. 

- Đưa ra quan điểm: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”.

II. Phần thân bài:

  • Con người là nguyên nhân chính gây ra những biến đổi khí hậu:

  • Hoạt động công nghiệp ồ ạt, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức và không bền vững đã làm mất cân bằng hệ sinh thái.

  • Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, dẫn đến phát thải khí nhà kính, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

  • Việc phá rừng, khai thác đất rừng bừa bãi làm giảm khả năng hấp thụ carbon, từ đó gia tăng biến đổi khí hậu và làm suy yếu hệ sinh thái.

  • Con người có khả năng cứu lấy Trái Đất:

  • Trước hết, việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu là điều quan trọng. Con người cần hiểu rõ về nguy cơ và hậu quả để có hành động phù hợp.

  • Sử dụng năng lượng tái tạo và thực hiện tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần giảm lượng khí thải gây ô nhiễm.

  • Trồng cây xanh, bảo vệ rừng là giải pháp thiết thực giúp hấp thụ CO2 và cải thiện chất lượng không khí.

  • Khoa học kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp mới để ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Khai thác tài nguyên cần được thực hiện theo kế hoạch hợp lý và bền vững.

  • Các hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường cần được ký kết và thực hiện nghiêm túc, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

III. Phần kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bài viết. 

- Kêu gọi những hành động chung tay để cùng nhau bảo vệ Trái Đất.

* Thực hành viết phần Mở bài:

Hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, ta có thể thấy rõ các hoạt động của con người đang tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên và khí hậu, gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng của cả thế giới, và đây là thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt. Chúng ta có thể khẳng định rằng, chỉ con người mới có thể cứu được Trái Đất. Dù con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, nhưng cũng chính họ có khả năng và trách nhiệm để khắc phục hậu quả. Việc nhận thức rõ tác động tiêu cực mà các hoạt động của mình gây ra, cùng với hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, là cách duy nhất để chúng ta có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh và tương lai của chính mình.

* Đoạn đầu của phần Thân bài:

Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Các hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức, cùng với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thải ra lượng lớn khí nhà kính, là những yếu tố chủ yếu dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hành vi phá rừng làm mất đi hệ sinh thái quan trọng, gây suy giảm khả năng hấp thụ carbon, càng làm cho tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn. Những hệ lụy này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn đe dọa sự sống trên Trái Đất. Các hành động của con người, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều đang làm thay đổi hệ sinh thái một cách tiêu cực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương có những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực của con người lên khí hậu. Chỉ khi nhận thức rõ trách nhiệm của mình, chúng ta mới có thể khắc phục và hạn chế tình trạng này để bảo vệ hành tinh cho thế hệ tương lai.

3. Câu 3 trang 86 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức

 Dựa vào dàn ý của bài viết ở câu 2 để lập dàn ý cho bài thuyết trình; dựa vào dàn ý đó để tập trình bày bài nói.

Câu trả lời chi tiết:

* Dàn ý thực hành cho bài nói:

I. Phần mở bài:

- Đưa ra những lời chào hỏi: Xin chào các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong lớp.

- Giới thiệu đôi nét về bản thân: Em tên là...

- Giới thiệu chủ đề của bài viết: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”

II. Phần thân bài:

  • Nêu thực trạng:
    Hiện nay, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề toàn cầu cấp bách và nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình toàn cầu ngày càng tăng, kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, nước biển dâng cao và mất đa dạng sinh học. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn đe dọa cuộc sống của con người trên mọi châu lục. Chính vì vậy, chúng ta không thể ngồi yên mà phải có hành động khẩn cấp.
    ⇒ Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có con người mới có đủ khả năng và trách nhiệm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

  • Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu:

  • Hoạt động công nghiệp, xây dựng các nhà máy, khai thác khoáng sản một cách ồ ạt đã làm mất đi sự cân bằng của môi trường tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm và gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

  • Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu, than đá để vận hành kinh tế khiến khí CO2 và CH4 thải vào không khí, gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu.

  • Việc phá rừng để lấy đất canh tác và khai thác gỗ làm mất đi "lá phổi xanh" của Trái Đất, làm suy giảm khả năng hấp thụ CO2 và làm biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Theo các thống kê của Liên Hợp Quốc và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra đã khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

  • Con người có khả năng cứu lấy Trái Đất:

  • Trước tiên, chúng ta cần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua các chương trình tuyên truyền và giáo dục cộng đồng.

  • Việc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió là một giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

  • Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như tắt đèn khi không sử dụng, cũng là một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn đến việc giảm thiểu lượng khí thải.

  • Trồng thêm cây xanh và bảo vệ rừng không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

  • Phát triển khoa học kỹ thuật để tìm kiếm các giải pháp mới cho vấn đề này là điều cần thiết. Đồng thời, chúng ta cần ký kết và thực hiện các hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường.

  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế và tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ giúp cộng đồng toàn cầu có trách nhiệm hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

III. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm: Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất.

- Gửi lời cảm ơn: Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe.

* Bài nói thực hành tham khảo:

Em xin chào cô và các bạn, em tên là Nguyễn Văn Chung. Hôm nay, em rất vui khi được đứng đây và để chia sẻ với mọi người về một chủ đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta thời đại ngày nay: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”. Đây là một vấn đề vô cùng cấp bách và cần phải có một sự quan tâm sâu sắc từ mỗi cá nhân và đến tập thể của chúng ta. Bởi lẽ rằng, môi trường ngày càng đang bị tổn thương nghiêm trọng, và chỉ có chúng ta – loài người – mới có khả năng đặc biệt để thay đổi và bảo vệ hành tinh xanh này khỏi nguy cơ trước mắt là bị hủy hoại.

Hiện nay, chúng ta sẽ có thể dễ dàng nhận thấy được một điều rằng cuộc sống con người đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, nhưng những điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng con người sẽ ngày càng gây ra nhiều tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường tự nhiên. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và việc sử dụng năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt đã và đang ngày càng hoạt động mạnh mẽ nhưng cũng làm suy yếu về sự cân bằng của hệ sinh thái. Những tác động này không chỉ gây ra ô nhiễm tới nguồn đất, nước, và không khí mà còn đặc biệt dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, làm mất đi môi trường sống của nhiều loài sinh vật đang sinh sống.

Thêm vào đó, là một lối sống tiêu dùng không bền vững của con người hiện nay, bao gồm cả việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên quá mức và thải ra một lượng lớn những rác thải nhựa, cũng đang gây áp lực vô cùng nặng nề tới môi trường. Cũng chính những hành động này đang làm tăng lưu lượng khí thải nhà kính, khiến cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng gia tăng và làm cho hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn. Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán và nắng nóng kỷ lục, mà còn ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng đến đời sống con người và các loài sinh vật khác trên toàn cầu. Từ việc mực nước biển dâng cao đến việc môi trường sống tự nhiên đang dần dần bị thu hẹp, tất cả đều là những hậu quả vô cùng lớn của những tác động do con người gây ra. Nếu chúng ta không sớm có những nhận thức và cùng nhau chung tay hành động để bảo vệ môi trường, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ còn tiếp tục diễn biến và ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà loài người hiện đang phải đối mặt. Nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng, băng tan, mực nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán ngày càng xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Đây không chỉ còn là một vấn đề nhỏ riêng biệt của một quốc gia hay khu vực nữa, mà giờ đây đã trở thành một thách thức đặc biệt lớn đối với toàn bộ loài người. Chúng ta có thể khẳng định một điều rằng biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của loài người trong tương lai.

Tuy nhiên, giờ đây chỉ có con người mới có thể cứu được Trái Đất. Mặc dù chúng ta là nguyên nhân chính dẫn đến những sự gia tăng của biến đổi khí hậu, con người cũng là những người đặc biệt có khả năng và trách nhiệm để đứng lên thay đổi tình hình. Những hành động nhỏ từ một phía của cá nhân, như tiết kiệm năng lượng, tái chế và giảm thiểu rác thải, đều có thể chung tay góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các chính phủ và tổ chức quốc tế cần phải đưa ra những chính sách mạnh mẽ nhằm góp phần giảm thiểu khí thải, phát triển năng lượng tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái trong tự nhiên. Sự hợp tác toàn cầu là điều cần thiết để tìm ra các giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Khi mọi người cùng nhau hành động, chúng ta không chỉ bảo vệ hành tinh cho hiện tại mà còn cứu lấy Trái Đất cho các thế hệ tương lai, đảm bảo một môi trường sống bền vững và an toàn hơn.

Con người chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Những hoạt động sản xuất công nghiệp theo một quy mô lớn, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt và không kiểm soát đã gây tổn hại nặng nề đến môi trường. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than đá, và khí đốt đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Điều này không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá của Trái Đất mà còn gây ra lượng lớn khí thải nhà kính, đặc biệt là CO2 và methane. Chính những loại khí này đã tạo ra hiệu ứng nhà kính, góp phần làm nhiệt độ Trái Đất gia tăng, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ngoài ra, quá trình phá rừng diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới cũng là một nguyên nhân quan trọng khác. Khi các cánh rừng bị tàn phá, không chỉ môi trường sống của hàng triệu loài sinh vật bị đe dọa, mà còn làm suy giảm khả năng hấp thụ CO2 của Trái Đất. Rừng là lá phổi xanh của hành tinh, giúp điều hòa khí hậu và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Việc phá rừng không chỉ làm mất đi vai trò quan trọng này mà còn góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với con người, như thời tiết khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán và nước biển dâng. Tất cả những điều này khiến cho biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng mà con người phải đối mặt.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và cống hiến lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, chính những tiến bộ này cũng đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường. Các vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, và ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Dường như con người, trong quá trình phát triển, đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không nhận ra. Những hoạt động công nghiệp, giao thông và sản xuất hàng ngày đều góp phần làm gia tăng ô nhiễm và gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. Nếu không sớm nhận thức và thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu và môi trường sống của chính mình, cũng như của các thế hệ tương lai.

Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Những hoạt động công nghiệp quy mô lớn và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách không kiểm soát đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt đã làm tăng mạnh lượng khí thải nhà kính, đặc biệt là CO2 và methane. Những loại khí này đã tạo ra hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ Trái Đất gia tăng và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc phá rừng đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới cũng là một nguyên nhân chính khác. Khi các khu rừng bị tàn phá, môi trường sống của nhiều loài sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và khả năng hấp thụ CO2 của hành tinh cũng giảm sút. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng khí hậu, là nơi hấp thụ CO2 tự nhiên, giúp điều hòa nhiệt độ và giảm hiệu ứng nhà kính. Do đó, khi diện tích rừng bị thu hẹp, Trái Đất mất đi một lá chắn quan trọng trước sự nóng lên toàn cầu. Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên mà còn có tác động mạnh mẽ đến con người. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, với các hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán, và nước biển dâng cao, đang ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho biến đổi khí hậu trở thành một thách thức toàn cầu mà loài người phải tìm cách đối phó và giải quyết.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hằng năm, tại mỗi quốc gia, có vô số cảnh báo về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu. Một trong những yếu tố nổi bật là tỉ lệ gia tăng dân số một cách đáng báo động. Dân số tăng nhanh kéo theo hàng loạt hệ lụy như dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường gia tăng, và sự suy thoái nghiêm trọng của hệ sinh thái. Những vấn đề này không chỉ xuất hiện ở một số khu vực mà đang trở thành thách thức toàn cầu.

Tất cả những thực trạng này đều phản ánh ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống bền vững. Con người, dù biết rõ về những tác động tiêu cực của hành vi mình đối với Trái Đất, vẫn tiếp tục những hành động phá hủy môi trường một cách âm thầm, "giấu mặt". Những hành động này không chỉ gây hại cho thiên nhiên mà còn đe dọa đến chính cuộc sống mà chúng ta đã nỗ lực xây dựng. Dù thực tế này vô cùng đáng buồn, nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết cụ thể, rõ ràng và đồng bộ nào được đưa ra để khắc phục tình trạng này. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo và sự quan tâm từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước, hành động thực tế vẫn chưa đủ mạnh mẽ và chưa tạo ra những thay đổi cần thiết. Do đó, vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường bị tàn phá vẫn là một thách thức to lớn mà con người cần đối mặt và giải quyết trong tương lai gần.

Để ngăn chặn và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ Trái Đất và môi trường sống xung quanh. Mỗi hành động nhỏ từ từng người, nếu được thực hiện với trách nhiệm và sự hiểu biết, sẽ giúp giảm bớt gánh nặng mà Trái Đất đang phải chịu đựng. Chỉ cần mỗi người có ý thức, Trái Đất sẽ không phải đối mặt với những tổn hại nặng nề thêm nữa.

Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước và các cơ quan chức năng cũng rất quan trọng. Cần có những biện pháp cứng rắn và quyết liệt để xử lý các hành vi phá hoại môi trường, như chặt phá rừng trái phép hay xả chất thải gây hại cho không khí và nguồn nước. Các biện pháp trừng phạt thích đáng cần được áp dụng nhằm răn đe những hành động làm tổn hại đến môi trường. Đồng thời, chính quyền và các ban ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động, khuyến khích mỗi cá nhân tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi trường sống.

Việc nâng cao ý thức cộng đồng, từ giáo dục cho đến các chiến dịch truyền thông, sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tác hại mà con người đang gây ra cho thiên nhiên. Chỉ khi mọi người đồng lòng và có ý thức chung tay bảo vệ môi trường, chúng ta mới có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Thật vậy, biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng một cá nhân hay một quốc gia, mà là mối quan tâm của toàn xã hội và toàn thế giới. Hiện tượng này đang tác động tiêu cực đến cuộc sống của tất cả chúng ta, từ thời tiết khắc nghiệt đến nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Để ngăn chặn và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh.

Chúng ta cần chung tay hành động, từ những việc làm nhỏ nhất như tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải, trồng cây xanh, đến việc hỗ trợ các chính sách bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Chỉ khi cùng nhau xây dựng một môi trường sống bền vững và bảo vệ thiên nhiên, chúng ta mới có thể đảm bảo một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ sau. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, để cùng nhau tạo nên sự thay đổi tích cực và bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

4. Câu 4 trang 86 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 kết nối tri thức

Tìm đọc hai văn bản nghị luận xã hội, ghi vắn tắt vào vở các thông tin: luận đề, các luận điểm chính, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với đời sống.

Câu trả lời chi tiết:

Văn bản

Bài toán dân số

Thông tin ngày Trái đất năm 2000

Vấn đề cần được bàn luận

Dân số thế giới đang ngày càng gia tăng.

Tác hại vô cùng lớn của việc sử dụng không kiểm soát bao bì ni lông.

Các luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

- Vấn đề nổi trội hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
+ Đưa giả thuyết về bài toán dân số cần giải quyết.
- Tốc độ gia tăng dân số.
+ Xuất phát từ những bài toán cổ.
+ Khả năng sinh con đặc biệt của người phụ nữ, tỉ lệ sinh ở các châu Á, châu Phi hiện đang rất lớn.
- Lời kêu gọi hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

 
* Thông báo về sự ra đời của Ngày Trái Đất năm 2000
- Ngày 22- 4 diễn ra mỗi năm được gọi là Ngày Trái Đất
- Hiện sự kiện này đang có 141 nước tham gia và hưởng ứng
- Năm 2000 Việt Nam bắt đầu tham gia vào sự kiện này
* Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế trong việc sử dụng bao bì ni lông
- Những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
+ Gây nguy hại tới môi trường
+ Rác thải lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng của sinh vật
+ Ô nhiễm ảnh hưởng đến thực phẩm, gây bệnh cho các cơ quan não, phổi...
+ Khí độc thải ra gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...
- Những biện pháp hạn chế trong việc sử dụng bao bì ni lông
+ Khẳng định lại các biện pháp xử lý như: chôn lấp, đốt, tái chế đều không được triệt để
+ Thay đổi lại thói quen sử dụng, giặt lại bao bì ni lông để có thể tái chế, dùng lại
+ Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết vào những trường hợp không cần đến
* Đưa ra những lời kêu gọi về việc chung tay bảo vệ môi trường
- Mọi người hãy quan tâm đến trái đất hơn
- Hãy bảo vệ trái đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường
- Hãy cùng nhau hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

 

 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 


Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 85 trong sách giáo khoa Ngữ văn Kết nối tri thức lớp 9 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990