img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí| Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 15:47 26/02/2024 6,714 Tag Lớp 8

Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Tác phẩm chủ yếu phản ánh về cuộc tranh chấp quyền lực giữa những tập đoàn phong kiến thời Lê mạt với phong trào Tây Sơn. Cùng theo dõi bài soạn Hoàng Lê nhất thống chí thuộc sách Ngữ Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo để nắm được nội dung của tác phẩm này nhé!

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí| Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí: Chuẩn bị đọc 

Em biết thông tin gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng với các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trịnh – Nguyễn phân tranh là một thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ của “vua Lê chúa Trịnh” tại phía Bắc sông Gianh (gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị tại miền Nam (gọi là Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi mà chúa Nguyễn sụp đổ.

Ban đầu, cả thế lực nhà họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang cho mình khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy được lòng thiên hạ và thề sẽ trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, thì trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh lẫn Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều là lãnh thổ thuộc chủ quyền nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến ấy đều tạo được thế lực cát cứ cho riêng mình như là 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn có thực quyền nên không thể ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt ở trong giai đoạn này đã bị chia cắt vào khoảng thời gian 150 năm.

Vua Quang Trung là một vị vua anh dũng, chỉ trong vòng thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự tính, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân nhà Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính là sẽ ăn Tết ở Thăng Long. Vào trưa của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón nồng nhiệt của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung đã tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân nhà Thanh xâm lược bằng một thắng lợi vẻ vang.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi tại đây có điểm gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa thời xưa mà em đã biết hoặc hình dung?

Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi tại đây khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa thời xưa mà em hình dung chính là cảnh rước kiệu được người dâng lên rất cao để những người ở xa cũng có thể nhìn thấy và không có kiệu mà dùng tạm một chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc để làm ghế và đặt thế tử lên trên ngồi và 8 người kề vai vào để khiêng.

2.2 Em có nhận xét như thế nào về hành động của đám kiêu binh?

Hành động của đám kiêu binh là hành động thể hiện rõ sự kiêu căng coi trời bằng vung và không quan tâm tới nỗi khổ của nhân dân

2.3 Chú ý vào diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa những sự kiện và tuyến sự kiện thông qua các đoạn lược dẫn cả Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.

Kiêu binh lược hồi thứ 2 đã bỏ rơi Trịnh Tông và thời bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng vẻ vang nhưng tới hồi thứ mười bốn thì kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông nên càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn sau đó giành chiến thắng.

Đều thấy được sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn cùng với những anh hùng đã đứng lên dẹp loạn mang lại chiến thắng về cho nhân dân.

2.4 Câu nói này thể hiện về nét tính cách gì ở Vua Quang Trung?

Thể hiện ý chí quyết tâm sẽ trả thù và mưu lược của Quang Trung quyết tâm sẽ giành lại được chiến thắng ăn mừng cho toàn dân toàn quân, thể hiện một ý chí của sử quân tử xung trận mà không có một chút sợ hãi và lo lắng.

2.5 Từ đây, tuyến truyện có điểm gì thay đổi?

Tuyến truyện đã thay đổi khi có sự lo lắng và hoang mang cũng không màng bất tắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết đến quân ta đang chuẩn bị đổ bộ tới.

Sự lật kèo nhanh chóng mà quân giặc không thể lường trước được những âm mưu của quân ta.

2.6 Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác hay không? Tại sao?

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi vì nội dung và đối tượng mô tả trong phần này khác so với những phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có sức ảnh hưởng đến cốt truyện.

3. Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí: Suy ngẫm và phản hồi

3.1 Câu 1 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo 

Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính ở trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích ấy.

Hoàng Lê Nhất thống chí

Khái quát

Nhân vật Nguyễn Huệ

Sự thất bại của quân nhà Thanh

Sự thất bại thảm hại của vua Lê Chiêu Thống

1. Tác giả:
Ngô Gia văn phái, thuộc vào dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính đó là Ngô Thì Chí (sinh năm 1753, mất năm 1788) và Ngô Thì Du (sinh năm 1772, mất năm 1840). Quê quán tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây. Họ sinh sống và làm quan dưới triều nhà Nguyễn

- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, xông xáo, quyết đoán, nhanh gọn, có chủ đích và vô cùng quản quyết.
+ Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ để tiến quân ra Bắc.
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
+ Xuất quân ra Bắc.
+ Tuyển quân lính.
+ Mở cuộc tập duyệt binh tại Nghệ An.
+ Kêu gọi tinh thần yêu nước cùng với lòng tự hào dân tộc.
- Là người có trí tuệ vô cùng sáng suốt và nhạy bén.
+ Biết lắng nghe và suy ngẫm những lời khuyên bảo của tướng sĩ
+ Nhận định tình hình sau đó đưa ra quyết định quan trọng đúng lúc.
+ Sáng suốt và nhạy bén, biết sử dụng người tài
- Ý chí quyết thắng cùng với tài dụng binh như thần:
+ Trước khi xuất binh đã tính toán kĩ càng mọi chiến lược và tin chắc vào một thắng lợi vẻ vang chỉ trong vòng 10 ngày xuất binh.
+ Là người lãnh đạo tài tình, lẫm liệt, có rất nhiều chiến lược và mưu kế ở trong trận đánh.
+ Nhận định tình hình của quân giặc và của quân mình một cách tỉ mỉ và chi tiết.
+ Khích lệ tinh thần của các chiến sĩ.
+ Khơi dậy lòng căm hờn giặc.
+ Kính trọng những người lính có mong muốn được chiến đấu hết mình cho Tổ quốc.
- Là một người có tầm nhìn xa, trông rộng.
⇒ Quang Trung là người anh hùng vô cùng quả cảm, trí tuệ và sáng suốt, lại có tài dụng binh và mưu lược.
 

- Tôn Sĩ Nghị rất bất tài và hèn nhát nhưng lại vô cùng kiêu căng tự mãn và trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”; khi quân Tây Sơn đánh tới thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của minh chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng bắc mà chạy”.
- Sầm Nghi Đống sợ quá nên thắt cổ chết.
- Binh sĩ: đánh trận đã tan tác và hỗn loạn, nhưng vẫn phải nhục nhã trở về nước.

- Vì lợi ích của dòng họ cùng với vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, dám cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc;
- Đớn hèn và nhục nhã trước quân Thanh;
- Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của người dân mà qua sông, khi đuổi theo kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này cũng phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh

 

3.2 Câu 2 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung đã được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một vài chi tiết tiêu biểu đã làm nổi bật nét tính cách ấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản chính là: quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, mưu tính như thần, nhìn xa, trông rộng, tài giỏi và văn võ song toàn.

Một vài chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nét tính cách ấy:

+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, tuyển binh, duyệt binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.

+ Tìm ra được điểm tương quan giữa quân ta với quân địch từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và sử dụng người.

+ Có sự tính toán ở trong việc hành quân và đánh giặc với nhiều mưu tính rất chính xác

3.3 Câu 3 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý vào cách sử dụng ngôi kể và kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ngôi kể thứ ba đã được tác giả sử dụng kết hợp cùng với lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được rằng câu chuyện đã được bao quát và chân thực hơn. Thông qua lời của từng nhân vật ta có thể hiểu thêm được tâm lý, tính cách, hành động và con người của họ nhiều hơn.

3.4 Câu 4 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Theo em, cách thể hiện thái độ như thế có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Thái độ và tình cảm của tác giả khi viết về nhân vật Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị với đội quân xâm lược nhà Thanh đã được tác giả thể hiện rất khác nhau để cho ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng cũng như sự khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử hay quân giặc. Em thấy được cách thể hiện thái độ như thế là rất phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả cũng chính là cách thể hiện chân thực nhất với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với quân giặc là sự căm phẫn còn với anh hùng dân tộc là thái độ ngưỡng mộ và trân trọng.

3.5 Câu 5 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Qua văn bản, em hiểu được thêm điều gì về Vua Quang Trung cùng với cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản, em đã hiểu được nhiều điều hơn về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:

- Có thể rút ra được rằng Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và cũng là là một vị vua anh dũng đích thân ra đánh trận. Đồng thời đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước và đoàn kết của toàn thể nhân dân ta.

3.6 Câu 6 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Văn bản đã giúp cho em hiểu thêm điều gì trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn phải chiến đấu với giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng để cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều hoàn toàn thắng lợi là do có người lãnh đạo vô cùng tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của toàn thể quân và dân ta.

3.7 Câu 7 trang 77 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

So sánh cốt truyện trong văn bản phía trên với cốt truyện trong một văn bản mà em đã từng đọc, chỉ ra điểm khác biệt với điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến và cốt truyện đơn tuyến.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Một văn bản mà em đã được đọc cốt truyện giống với cốt truyện ở trong văn bản trên chính là văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” với cốt truyện đa tuyến. Nó đều lồng ghép những câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hoặc đang kể chuyện.

Thông qua Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí thuộc sách Ngữ Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo, các em cần ghi nhớ một sự kiện lịch sử trọng đại chính là cuộc tiến quân thần tốc ra Thăng Long và dành được chiến thắng vĩ đại của quân ta dưới sự chỉ huy của Quang Trung. Đồng thời cũng thể hiện ra sự thảm bại của quân nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Ngoài bài soạn này, các em có thể truy cập nhanh vào website của VUIHOC để xem thêm các bài soạn khác cũng như để có thể đăng ký khoá học và được nghe giảng bài từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990