img

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 10:57 10/09/2024 4,488 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thể thấy được những hành động anh hùng của Lục Vân Tiên cũng như hiểu được những phẩm chất tốt đẹp cần có trong một con người.

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Chuẩn bị đọc
1.1 Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Lục Vân Tiên
1.3 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc
2. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?
2.2 Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là người như thế nào?
2.3 Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
3. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Suy ngẫm và phản hồi
3.1 Câu 1 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.2 Câu 2 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.3 Câu 3 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.4 Câu 4 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.5 Câu 5 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.6 Câu 6 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo
3.7 Câu 7 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

1. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu 

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 mất năm 1888. 

- Ông sinh ra tại quê mẹ thuộc Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ngày nay trong một gia đình nhà nho hiếu học.

- Cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh khi mẹ mất sớm, ngay lúc ông và em đi thi sau đó do bệnh tật mà ông bị mù cả hai con mắt. Vượt lên số phận ông chăm chỉ học tập và trở thành một nhà giáo, một lương y và còn là một tác giả lớn của nền văn học nước nhà.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Lục Vân Tiên

- Tác phẩm Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Đình Chiểu được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm theo thể thơ Lục Bát.

- Tác phẩm được viết vào những năm 50 của thế kỷ 19 và là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

- Qua tác phẩm, tác giả đã đề cao chủ nghĩa anh hùng và cài cắm vào đó những quan niệm sống tốt đẹp về đạo lý làm người có giá trị cho cả những thế hệ sau này.

1.3 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc 

Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn?

Những con người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn chính là những người dũng cảm, có chí anh hùng. Họ đề cao chủ nghĩa nhân đạo, coi trọng sự tốt đẹp và phản cảm với điều xấu nên luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác không kể khó khăn gian khổ.

2. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

Cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này có thể nói là một trận chiến không cân sức trong tương quan lực lượng của hai bên. Một bên là một toán quân cướp với đông đảo tên cao to được trang bị vũ trang đầy đủ. Còn một bên thì chỉ có một mình thân cô thế cô không có vũ khí lại còn phải bảo vệ người khác.

2.2 Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là người như thế nào?

Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là người luôn giữ chuẩn mực đạo đức, chàng rõ nam nữ thụ thụ bất thân nên đặc biệt muốn giữ danh tiếng và phẩm gia cho Kiều Nguyệt Nga.

2.3 Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Hai câu thơ cuối trong đoạn trích là câu nói của Lục Vân Tiên ‘Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đặc biệt là câu “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Qua những câu này, em có thể thấy được phẩm chất và lý tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Với chàng, làm việc tốt việc nghĩa đã là bản năng là điều hiển nhiên. Chính vì thế những việc chàng làm đều không cần trả ơn vì khi chàng hành động đều vì nhân nghĩa chứ không hề nghĩ đến những gì mình sẽ nhận được.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

3. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Suy ngẫm và phản hồi

3.1 Câu 1 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?

- Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

- Bởi lẽ, nhan đề không chỉ cho thấy được hai nhân vật chính là ai mà còn có thể rõ được nội dung của cả đoạn. Cốt truyện chính là việc nghĩa của anh hùng Lục Vân Tiêu đã ra tay cứu mạng Kiều Nguyệt Nga. Qua nhan đề đó còn thể hiện được chủ đề tư tưởng của tác phẩm, là mối quan hệ của con người với con người là sự sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tinh thần trượng nghĩa, quan điểm của anh hùng cũng được đề cao qua nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

3.2 Câu 2 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản.

- Các sự việc được kể trong đoạn trích: Nàng Kiều Nguyệt Nga lúc đang trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước lúc lên kinh đô để thi đã gặp phải toán cướp. Chúng hoành hành làm việc xấu khắp nơi. May mắn thay, đúng lúc đó Lục Vân Tiên đã đi qua và một mình dũng cảm lao vào đánh tan bọn cướp và cứu được Kiều Nguyệt Nga.

- Có thể chia đoạn trích thành 2 đoạn với nội dung chính:

  • Phần một: Bao gồm mười bốn câu thơ đầu tiên - Nói về hành trình Lục Vân Tiên chiến đấu với toán cướp Phong Lai để cứu nàng Kiều Nguyệt Nga.

  • Phần hai là tất cả đoạn thơ còn lại đã tái hiện lại cuộc trò chuyện đầy ân tình của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3.3 Câu 3 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em.

- Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy được Lục Vân Tiên là một chàng thanh niên văn võ song toàn không chỉ được học hành đầy đủ mà còn là một chàng trai trượng nghĩa. Lục Vân Tiên rất coi trọng lễ giáo phong kiến và là người có chủ nghĩa anh hùng trong người.

- Những phẩm chất anh hùng có trong chàng trai Lục Vân Tiên đã được thể hiện qua chính từng lời nói và hành động của chàng. Các lời nói và hành động đó được thể hiện qua các chi tiết:

  • “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” không chỉ thể hiện được sự dũng cảm mà còn nói lên sự nhanh trí thông minh của Lục Vân Tiên.
  • Tiếng kêu đầy dũng mãnh của chàng “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Đây chính là bản lĩnh của người quân tử, dù thân cô thế cô một mình một chiến tuyến nhưng trước khi lao vào trận chàng vẫn tự tin báo trước cho quân địch chứ không hề có suy nghĩ đánh lén để chiếm ưu thế.
  • Trận chiến ngày càng gay cấn khi mà bốn phía phủ vây bịt bùng vô cùng nguy hiểm với Lục Vân Tiên. Nhưng chàng vẫn mạnh mẽ “Tả xung hữu đột” giống như người anh hùng Triệu Tử phá vòng vây Đương Dang.
  • Khi nghe được tiếng khóc vọng ra từ trong xe, Lục Vân Tiên đã quan tâm mà hỏi “Ai than khóc ở trong xe này?”. Khi nghe được người bên trong xe nói rõ sự tình “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ” thì Lục Vân Tiên đã nhận ra người mình cứu là một cô gái trẻ. Chính vì vậy chàng đã lập tức ngăn không cho cô ra ngoài ngay bởi chàng biết theo lễ giáo hà khắc khi đó thì Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai. Chàng luôn cố gắng giữ được chuẩn mực của đạo đức, theo đúng sáu chữ nam nữ thụ thụ bất thân.
  • Lục Vân Tiên rất quan tâm khi hỏi đầy đủ không chỉ là tên tuổi xuất thân mà còn cả lý do gặp nạn của Kiều Nguyệt Nga. Đến khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý muốn trả ơn thì Lục Vân Tiên lập tức từ chối bởi với quan điểm của chàng Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

3.4 Câu 4 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên).

- Qua các chi tiết trong truyện, ta có thể thấy được Kiều Nguyệt Nga là một nàng tiêu thư khuê các vừa có nhan sắc, có học thức mà còn có đủ tứ đức. Những chi tiết đó là:

+ Ngay khi nghe thấy giọng của Lục Vân Tiên, biết được người cứu mình là một nam tử hán thì cô đã lập tức kể rõ sự tình. Nàng với nàng tì Kim Liên là người quê ở Tây Xuyên. Cha nàng chính là tri phủ miền Hà Khê, nàng về nhà bởi nhận được bức thư định hôn của cha “Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.”

+ Kiều Nguyệt Nga là người trọng ân trọng nghĩa khi biểu lộ tha thiết mong muốn được báo đáp với ân nhân của cuộc đời mình “Gẫm câu báo đức thù công/Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

3.5 Câu 5 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

- Chủ đề của văn bản chính là khát vọng về công lý.

+ Em có thể xác định được chủ đề đó dựa vào chính nội dung của văn bản. Ta có thể thấy được hành động anh hùng của Lục Vân Tiên khi sẵn sàng để bản thân rơi vào nguy hiểm chỉ cần có thể giúp đỡ được người gặp nạn. Đây chính là một người anh hùng từ trong xương cốt, chí công vô tư, làm việc tốt không cần để lại tên tuổi không cần nhận được sự trả ơn. Dù có thể đang ở thế yếu hơn nhưng Lục Vân Tiên vẫn sẵn sàng đứng ra để bảo vệ lẽ phải, không ngồi yên khi thấy cái ác đang hoành hành.

+ Chỉ qua hai câu thơ của cuối bài ta đã có thể thấy được quan niệm anh hùng của tác giả. Anh hùng thật sự là người sẵn sàng làm việc tốt mà không tính toán thiệt hơn bởi với họ đấy là hành động theo bản năng, là một việc hiển nhiên phải làm.

3.6 Câu 6 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?

- Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ, tâm tư tình cảm và những thông điệp đến với người đọc. Đó là tôn vinh và xem trọng những mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Có thể kể đến tình cảm gia đình giữa cha với con mẹ với con hay tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa bạn bè hay đơn giản là sự đồng cảm và sẵn sàng cưu mang những người gặp hoạn nạn dù không hề quan biết.

- Tác giả còn đề cao chủ nghĩa anh hùng cũng như tinh thần hào hiệp trượng nghĩa cũng như khát vọng về một cuộc sống công bằng và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

3.7 Câu 7 trang 130 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

- Truyện Lục Vân Tiên

  • Hoàn cảnh sáng tác truyện Lục Vân Tiên: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã bắt đầu chấp bút cho truyện Lục Vân tiên vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX. 

  • Truyện Lục Vân Tiên được ra đời nhằm thể hiện quan điểm sống của tác giả về những chuẩn mực đạo đức, về chủ nghĩa anh hùng và những nguyên tắc để tạo ra một lối sống lành mạnh. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp quý giá này.

- Tác phẩm Chạy giặc

  • Hoàn cảnh sáng tác: Vào những năm 1858 khi thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam từ bán đảo Sơn Trà và ngay lập tức gặp phải sự phản kháng của nhân dân ta. Sau đó chúng quyết định đổi mục tiêu đánh chiếm chuyển vào tấn công Gia Định thuộc Sài Gòn ngày nay. Tác phẩm Chạy giặc đã được nhà thơ sáng tác vào thời điểm đó khi ông đã trực tiếp kiến cảnh loạn lạc ly tán của người dân do chiến tranh.

  • Tác phả Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ra tác phẩm Chạy giặc với mục đích thể hiện lòng tiếc thương vô hạn và xót xa khi thấy cảnh nước mất nhà tan, quê hương bị tàn phá, đồng bảo chìm xong đói nghèo loạn lạc,

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo).

- Trong tác phẩm Lục Vân Tiên tác giả đã thể hiện thái độ căm phẫn và bất bình trước hành động của toán cướp qua đó cũng thể hiện thái độ ủng hộ và khâm phục phẩm chất anh hùng có trong nhân vật Lục Vân Tiên.

- Trong tác phẩm Chạy giặc, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự xót xa trước sự nghèo đói của nhân dân, trước tình cảnh loạn lạc chiến tranh diễn ra trong đất nước.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
3.7 | 3 đánh giá
Hotline: 0987810990