img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:43 10/06/2024 852 Tag Lớp 7

Kho tàng tục ngữ dân gian của đất nước ta có cả về nội dung lẫn số lượng tác phẩm đều rất phong phú. Qua Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam| Văn 7 tập 2 Cánh diều chi tiết, các em sẽ được biết thêm nhiều câu tục ngữ ý nghĩa cùng với những đặc điểm đặc trưng của thể loại văn học này.

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam: Đọc văn bản 

1.1 Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ

Có rất nhiều chủ đề được sử dụng làm nội dung cho các câu tục ngữ. Xuất hiện nhiều nhất chính là các chủ đề về:

  • Con người

  • Thiên nhiên

  • Lao động sản xuất

  • Xã hội

  • Thời tiết

  • Nhân cách

1.2 Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ

Hầu hết các câu tục ngữ đều có một số nét chung giống nhau như:

  • Số từ khá ít

  • Cấu trúc câu ngắn gọn mà xúc tích

  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật gieo từ, cả vần liền lẫn vần cách được áp dụng linh hoạt

  • Các câu tục ngữ đều khá dễ thuộc, dễ nhớ

> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam: Trả lời câu hỏi cuối bài 

2.1 Câu 1 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Các câu tục ngữ thường là đúc kết cô đọng mà ngắn gọn mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau nên hầu hết các câu đều có ít từ. Nhưng tất nhiên cũng có một sống trường hợp đặc biệt như câu tục ngữ gồm 16 tiếng “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”

2.2 Câu 2 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trong 15 câu tục ngữ ở trên, có đến 14 câu sử dụng biện pháp nghệ thuật gieo vần. Đó là các câu:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão 

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

- Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Muốn hành nghề chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu không sử dụng biện pháp hiệp vần: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp gieo vần là để liên kết các thành phần câu với nhau. Vừa dễ đọc, dễ nghe lại tạo nên một sự vững chắc về cả mặt nội dung lẫn hình thức của câu tục ngữ.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

2.3 Câu 3 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

- Trong 15 câu tục ngữ trên, có một câu tục ngữ có kết cấu theo thể thơ lục bát. Đó là câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Hai câu tục ngữ cũng có kết cấu lục bát là:

“Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

2.4 Câu 4 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ của những câu tục ngữ được thể hiện ở rất nhiều phương diện khác nhau từ số tiếng, các từ loại được sắp xếp ở vị trí tương tự nhau, sử dụng thanh điệu bằng trắc đối nhau hay là cả với những hình ảnh tương đồng cũng như tương phản.

- Ví dụ rõ nhất trong chính những câu tục ngữ ở trên:

  • Sự cân đối của hai vế câu trong cùng một dòng chữ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Đói cho sạch, rách cho thơm; Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

  • Sự cân đối giữa bốn vế trong một dòng: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.  

  • Sự cân đối giữa hai câu liền nhau:

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

 Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.”

 “Kiến cánh vỡ tổ bay ra 

  Bão táp mưa sa gần tới.”

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ sẽ giúp tăng tính thuyết phục của câu tục ngữ đó. Những kinh nghiệm được đúc kết ra từ câu tục ngữ sẽ có sức nặng hơn. Ngoài mặt nội dung, sự cân đối đó còn khiến cho câu tục ngữ hấp dẫn hơn với người đọc, giúp chúng ta dễ nhớ hơn, dễ thuộc hơn.

2.5 Câu 5 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Dựa theo nội dung của câu tục ngữ, có thể chia 15 câu tục ngữ trên thành ba chủ đề khác nhau:

  • Câu 1 đến câu 5 chủ đề về thời tiết.

  • Câu 6 đến câu 8 chủ đề về những kinh nghiệm trong sản xuất, lao động.

  • Câu 9 đến câu 15 là những kinh nghiệm về cuộc sống xã hội.

2.6 Câu 6 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể thiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trong 15 câu tục ngữ trên:

  • Những câu thể hiện ý nghĩa trực tiếp:

  • Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

  • Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

  • Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

  • Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

  • Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

  • Những câu thể hiện ý nghĩa ẩn dụ

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

  • Người sống hơn đống vàng

  • Đói cho sạch, rách cho thơm

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2.7 Câu 7 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

- Theo em, nếu đặt hai câu tục ngữ 11 và 12 cạnh nhau thì dường như sự mâu thuẫn sẽ xảy ra. Hai câu sẽ ở trong tình huống: Nếu câu 11 đúng thì câu 12 sẽ là sai còn nếu câu 12 đúng thì câu 11 sẽ không chính xác. Nhưng trong thực tế mỗi câu tục ngữ sẽ được sử dụng ở hoàn cảnh nhất định, khác nhau nên cả 2 câu đều sẽ đúng trong hoàn cảnh phù hợp.

- Câu 11 đã khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong việc học tập của mỗi người. Còn câu 12 lại là suy nghĩ trong việc học tập, chúng ta nên học hỏi từ chính những người bạn của mình thì sẽ dễ hiểu và tiếp thu nhanh hơn.

- Qua hai câu tục ngữ 11, 12 em rút ra được bài học cho bản thân là sự học hỏi luôn luôn quan trọng. Dù là học thầy hay học bạn hay học từ bất kỳ ai thì chúng ta luôn phải đặt bản thân trong việc học mỗi ngày dù là học bất cứ điều gì.

2.8 Câu 8 trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Dù đã được sáng tác từ rất lâu về trước, dù xã hội thay đổi mỗi ngày nhưng hầu hết các câu tục ngữ vẫn luôn giữ được giá trị đối với chúng ta. Bởi vì các câu tục ngữ đều được đúc kết từ chính kinh nghiệm thực tế của ông cha ta. Chính vì vậy các kinh nghiệm cùng với cách truyền đạt tinh tế mà thiết thực đã khiến kho tàng tục ngữ luôn có giá trị vô giá dù bao nhiêu năm trôi qua.

3. Kết nối đọc viết trang 13 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5-7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Bạn A: Tớ muốn bắt đầu tập kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

Bạn B: Tớ thấy bạn có ý tưởng đó là rất tốt.

Bạn A: Nhưng không biết bắt đầu từ đâu và chưa làm bao giờ nên cảm thấy khá ngại.

Bạn B: Làm gì có ai vừa bắt đầu một ngành nghề mới mà có thể làm được ngay đâu. Ông cha ta đã nói “ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”. Tớ nghĩ cậu cần bắt đầu học hỏi từ những người có kinh nghiệm thực tế.

Bạn A: Đó là ý kiến hay, cảm ơn cậu nha!

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam| Văn 7 tập 2 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990