img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Sang thu| Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Tác giả Hoàng Uyên 11:00 06/05/2024 7,868 Tag Lớp 7

Dưới đây là phần soạn bài đầy đủ và chi tiết về tác phẩm Sang thu| Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Sang thu chính là những cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa cùng với những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời, được ẩn chứa thông qua bức tranh thiên nhiên.

Soạn bài Sang thu| Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Sang thu: Chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm 

a. Tác giả Hữu Thỉnh 

- Hữu Thỉnh (sinh vào năm 1942) tên thật của ông là Nguyễn Hữu Thỉnh với bút danh là Vũ Hữu

- Quê quán: Quê ở Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

 

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1963 ông quyết định nhập ngũ rồi trở thành một cán bộ tuyên huấn ở trong quân đội và sau đó bắt đầu sáng tác thơ

+ Ông tham gia vào ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam trong các khóa III, IV, V

+ Năm 2000 ông được nhậm chức Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

+ Tác phẩm tiêu biểu: “Sang thu”, “Thương lượng với thời gian”, “Âm vang chiến hào”…

- Phong cách sáng tác: Ông là người viết nhiều và viết hay về con người cũng như cuộc sống ở nông thôn. Thơ của ông tuy giản dị nhưng hết sức tinh tế và sâu sắc

b. Bài thơ Sang thu

* Thể loại: 

Bài thơ Sang thu được viết bằng thể thơ năm chữ

* Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ ra đời vào gần cuối năm 1977 khi đất nước mới dành được thống nhất hòa bình, in ở trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”

* Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Sang thu có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm và miêu tả

* Bố cục bài Sang thu: 

Sang thu có bố cục bao gồm 3 phần:

- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên vào lúc giao mùa, cũng là tín hiệu báo thu về

- Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất vào lúc mùa thu đến

- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của vạn vật và suy ngẫm về cuộc đời người vào lúc chớm thu

* Tóm tắt văn bản Sang thu

Bài thơ “Sang thu” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng với những cảm nhận vô cùng tinh tế cùng sự quan sát rất tỉ mỉ của tác giả về sự chuyển biến của đất trời từ cuối mùa hạ qua thu.

* Giá trị nội dung: 

- Bài thơ là những cảm nhận vô cùng tinh tế cùng với sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự chuyển biến của đất trời từ cuối mùa hạ qua thu. Từ đó bộc lộ được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn hết sức nhạy cảm và sâu sắc.

* Giá trị nghệ thuật: 

- Bài thơ được viết bằng thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả rất tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ thì trong sáng, giản dị và gợi được nhiều cảm xúc.

1.2 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc 

Em hãy chia sẻ cảm nhận của bản thân về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Lời giải chi tiết:

- Thời khắc giao mùa thường sẽ diễn ra với những biến đổi vô cùng tinh tế của thiên nhiên. 

- Các dấu hiệu giao mùa được thể hiện rất rõ rệt: 

+ mùa hè sang mùa thu: khí trời bắt đầu mát mẻ, ban đêm trời se lạnh nhưng không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa, hoa cúc ở trong các vườn đua nhau nở, sen ở trong các ao sẽ úa tàn…

+ mùa đông sang xuân: Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc ở trên cành cây đã điểm

- Trong khoảnh khắc giao mùa ấy thì thiên nhiên như đang muốn nói hộ tâm trạng của con người. Đó chính là thứ cảm xúc chờ đợi nhưng lại xen chút tiếc nuối. Biết bao nhiêu những chờ mong về một mùa mới đang dâng trào ở trong trái tim, những kỉ niệm vô cùng tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn đang vương vấn. Trong khoảnh khắc giao mùa, đất trời thiên nhiên cũng như đang “trở mình” một cách duyên dáng. Tâm hồn của con người như cũng được “lột xác” nhẹ nhàng. 

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

2. Sang thu: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Em hình dung như thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”? 

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh ấn tượng nhất ở trong bài thơ chính là hình ảnh đám mây.

+ Vắt: trạng thái đang lơ lửng của đám mây như một cây cầu được bắc ngang mùa hạ để bước tới cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn níu lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại thì đã rướn mình hòa với trời thu. Dải lụa mây cũng phất phơ trong sự cao ngần của nền trời chính là “tín vật” đẹp đẽ ở trong khoảnh khắc chuyển giao từ mùa hạ qua mùa thu trước sự chứng kiến của thiên nhiên đất trời cùng với lòng người.

+ Tác giả đã lấy sự biến chuyển của không gian (đó là đám mây) để nói tới sự thay đổi của thời gian (khoảnh khắc mơ hồ vào lúc giao mùa).

→ Trong không gian mênh mông và đẹp đẽ của trời đất thì đám mây chính là nhịp cầu gắn kết giữa hai mùa, nó như vẫn còn vương vấn mùa cũ và cũng muốn đón chào mùa mới

2.2 Điểm chung của những từ ngữ như là dềnh dàng, chùng chình, vắt nửa mình, vơi dần là gì? 

Lời giải chi tiết:

- Chùng chình: Cố ý nấn ná hay làm chậm chạp nhằm kéo dài thời gian. Từ láy chùng chình có trong bài Sang thu gợi về hình ảnh làn sương đang cố ý đi chậm bước lại như để chờ đợi mùa thu và cũng như đang lưu luyến mùa hạ.

- Dềnh dàng: chậm chạp và không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào việc gì đó không cần thiết. Trong bài Sang thu thì từ dềnh dàng được hiểu chính là tốc độ chậm chạp và thong thả gợi tả về dòng nước mùa thu êm ả, nhẹ nhàng, lững lờ trôi

- Vắt nửa mình: trạng thái lơ lửng của đám mây giống như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước tới cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại được chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại thì đã rướn mình hòa với trời thu.

- Vơi dần: chỉ mức độ, không được mạnh mẽ như trước mà đã vơi dần đi, nhưng lại dần biến mất, mưa đã bớt phần xối xả

→ Giống nhau: cùng sử dụng đến nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả về sự thong thả và chậm rãi của sự vật. Và đặc biệt, những từ ấy đều diễn tả được trạng thái của những sự vật như chờ mùa thu và sự lưu luyến mùa hạ.


 

3. Sang thu: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo 

Bài thơ đã tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ tả về cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ với mùa thu.

Dấu hiệu nhận biết:

- Nhan đề: Sang thu nói về thời điểm và khung cảnh nhà thơ đã khắc họa trong bài thơ. Sang thu chính là sự chuyển giao của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu và cũng là sự biến chuyển ở trong lòng người.

- Những tín hiệu thông qua các từ ngữ và hình ảnh thiên nhiên:

+ sương chùng chình qua ngõ

+ chim bắt đầu vội vã

+ vẫn còn bao nhiêu nắng

+ đã vơi dần cơn mưa

>> Xem thêm: Soạn văn 7 chân trời sáng tạo

3.2 Câu 2 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Tìm các từ ngữ và hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên ở trong bài thơ. Qua cách miêu tả ấy, em có cảm nghĩ như thế nào về tâm hồn của nhà thơ?

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ và hình ảnh miêu tả về những chuyển động của thiên nhiên có trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, chim vội vã, sương chùng chình, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần

Qua cách miêu tả ấy, em cảm nhận được sự tinh tế và nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp được nhiều giác quan như thính giác, xúc giác, thị giác,... để cảm nhận về thiên nhiên

3.3 Câu 3 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Cách ngắt nhịp và cách gieo vần trong bài thơ Sang Thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện được nội dung văn bản?

Lời giải chi tiết:

- Ngắt nhịp: Nhịp thơ vô cùng linh hoạt 3/2 và 2/3

- Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về hay vã-hạ) trong mỗi khổ tạo được sự liền mạch của cảm xúc.

→ Tác dụng: tạo được sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo được nhạc điệu cho bài thơ

3.4 Câu 4 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Theo em, chủ đề trong bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ ấy, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới cho người đọc?

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: Qua việc miêu tả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang mùa thu, bài thơ đã thể hiện cảm nhận rất tinh tế của tác giả về thiên nhiên, những suy ngẫm về từng bước đi của thời gian

- Thông điệp của tác giả đang muốn gửi gắm: Cần biết lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả những giác quan khác nhau để đón nhận những món quà vô giá của thiên nhiên

3.5 Câu 5 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Nếu nhan đề Sang thu được đổi sang thành Thu hay Mùa thu thì có còn phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

- Sang thu: nhan đề đã thể hiện được khoảnh khắc giao mùa từ mùa hạ sang mùa thu. Nhan đề này còn bộc lộ được những cảm nhận vô cùng tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời vào khoảnh khắc sang thu.  

- Thu/Mùa Thu: nhan đề thể hiện được không khí và thiên nhiên đất trời vào mùa thu 

→ Ta không thể thay thế nhan đề Sang thu thành Thu hay Mùa thu bởi vì toàn bộ bài thơ này tập trung vào việc miêu tả khoảnh khắc đất trời đang chuyển mình từ mùa hè sang mùa thu.

3.6 Câu 6 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Đọc bài thơ Sang thu, em học được những gì từ cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Lời giải chi tiết:

- Cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh

+ Nhà thơ đã mở rộng thêm tầm quan sát lên chiều cao (hình ảnh chim), chiều rộng (hình ảnh mây) và chiều dài (hình ảnh dòng sông). Tác giả đã quan sát vạn vật bằng nhiều giác quan cả thính giác, xúc giác, thị giác và khứu giác.

+ Nhà thơ có những cảm nhận vô cùng tinh tế về sự thay đổi của đất trời. Phải chăng có sợi tơ duyên đồng cảm giữa con người và thiên nhiên đang vào mùa thu. Qua cách cảm nhận đó, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ hết sức nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết cùng với một trí tưởng tượng bay bổng.

- Qua bài thơ chúng ta đã học được từ nhà thơ Hữu Thỉnh rất nhiều bài học bổ ích khi quan sát và cảm nhận thiên nhiên. Đầu tiên, chúng ta cần phải có tấm lòng say mê với vạn vật, một tình yêu thiên nhiên thật tha thiết và sâu sắc. Chúng ta hãy quan sát từng sự vật và hiện tượng thiên nhiên bằng nhiều giác quan cũng như góc độ khác nhau, không nên bó hẹp vào những góc độ nhất định mà hãy mở rộng tầm mắt để có thể cảm nhận được nhiều vẻ đẹp hơn

3.7 Câu 7 trang 16 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Chọn một từ ngữ có trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để có thể giải thích cho sự lựa chọn của em.

Lời giải chi tiết:

Em có thể chọn từ ngữ dựa theo cảm nhận của em mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Ví dụ:

- Từ: Vắt. Từ “vắt” chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây giống như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để có thể bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại được chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại thì đã rướn mình hòa vào trời thu. Dải lụa mây cứ phất phơ trong sự cao ngần của nền trời chính là “tín vật” đẹp đẽ vào khoảnh khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu trước sự chứng kiến của thiên nhiên đất trời cùng với lòng người. 

- Từ: Phả. Từ “phả” là một động từ mang sắc thái mạnh dùng để diễn tả về sự chủ động như đã đợi sẵn nhằm lan tỏa trong không gian của hương ổi.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết đã hướng dẫn các em cách Soạn bài Sang thu Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các em có thể nắm được cách soạn đúng và hiểu hơn về nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm đặc biệt này. Ngoài bài soạn nói trên, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn văn nào khác nói riêng hay những bài soạn khác ở trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được nghe giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng chuyên nghiệp và nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: Lời của cây

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990