Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 121| Văn 6 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 121| Văn 6 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết và dễ hiểu về chủ đề ôn tập các biện pháp tu từ đã được học. Bài viết bao gồm những câu hỏi cùng với lời giải chi tiết liên quan đến biện pháp tu từ sẽ giúp các em ôn tập và thực hành một cách dễ dàng hơn.
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 121| Văn 6 Chân trời sáng tạo
1. Câu 1 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Tìm ra một câu có sử dụng đến biện pháp so sánh và một câu có sử dụng đến biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm những giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ ấy.
Hướng dẫn trả lời:
- Các câu văn có sử dụng đến biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè:
+ Câu văn có sử dụng đến phép so sánh là “Con diều hâu lao như mũi tên xuống.”
+ Câu văn có sử dụng đến phép ẩn dụ là “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.” Trong đó “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.
- Điểm giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ:
So sánh | Ẩn dụ | |
Điểm giống | - Được xây dựng dựa trên những nét tương đồng của các sự vật hoặc hiện tượng. | |
Điểm khác | - Có đầy đủ cả hai sự vật và hiện tượng có nét tương đồng (có cả vế A và B) | - Một sự vật hoặc hiện tượng đã bị ẩn đi (chỉ còn vế B) |
→ Cách nói ẩn dụ hàm súc và ngắn gọn hơn so với so sánh, có nhiều không gian giúp gợi sự liên tưởng và tưởng tượng của người đọc hơn so với cách nói so sánh. Còn cách nói so sánh thì lại dễ hiểu và dễ tưởng tượng hơn ẩn dụ (do hai hình ảnh so sánh đã được chỉ rõ ra, nhiều khi đặc điểm tương đồng cũng được nêu sẵn ra trong câu) |
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
2. Câu 2 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Chỉ ra biện pháp ẩn dụ có trong đoạn văn.
- Nêu nét tương đồng giữa các sự vật hay hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong việc miêu tả loài vật.
Hướng dẫn trả lời:
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn đó là:
- kẻ cắp, người có tội: ẩn dụ cho nhân vật chèo bẻo
- bà già: ẩn dụ cho loài chim diều hâu (chuyên đi bắt gà con ăn thịt nên đã bị chèo bẻo trừng trị)
b. Nét tương đồng giữa những sự vật và hiện tượng được so sánh ngầm với nhau là:
- kẻ cắp: chèo bẻo là loài chim rất độc ác, thường trộm gà con, vật nuôi, hay cướp mồi của loài chim khác (sự tương đồng với hành động trộm cắp)
- người có tội: trong thế giới loài chim thì chèo bẻo là loài chim xấu, thường trộm cắp cho nên là kẻ có tội (tương đồng về hành động lẫn phẩm chất)
- bà già: chỉ sự khôn ngoan, tinh ranh và mưu mẹo của chim diều hâu - kẻ ác không kém phần chim chèo bẻo trong tự nhiên
→ Tác dụng:
- giúp hình ảnh cùng với câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
- giúp thế giới loài chim hiện ra một cách gần gũi, với những hành động, tính cách và đặc điểm dễ hiểu, dễ nhận biết.
3. Câu 3 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Hãy xác định ra biện pháp hoán dụ đã được sử dụng ở trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để có thể xác định như vậy:
Hướng dẫn trả lời:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất. | - Hình ảnh hoán dụ là cả làng xóm (để chỉ người trong xóm) - Dấu hiệu nhận biết đó là hành động "thức cùng trời đất" |
b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. | - Hình ảnh hoán dụ là hai đõ ong (để chỉ những con ong trong đõ) - Dấu hiệu giúp nhận biết là đặc điểm "sây" lắm |
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới. | - Hình ảnh hoán dụ là thành phố (để chỉ người dân ở trong thành phố) - Dấu hiệu nhận biết là hành động "lấy xe bò kéo chở nước đi tưới" |
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác. | - Hình ảnh hoán dụ là nhà trong và nhà ngoài (để chỉ những người thân sống ở nhà trong và nhà ngoài - mỗi nhà lại là một gia đình riêng) - Dấu hiệu để nhận biết là chi tiết "đọc truyện tàu" cho cả nhà cùng nghe |
4. Câu 4 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Theo em, cụm từ “mắt xanh” ở trong câu thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào” đã gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh quen thuộc nào? “Mắt xanh” trong trường hợp ấy là ẩn dụ hay nhân hóa? Dựa vào đâu mà nói như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
- Cụm từ "mắt xanh" gợi liên tưởng tới hình ảnh của chiếc lá trầu có hình dáng giống như một con mắt có màu xanh
- Trường hợp này, "mắt xanh" là hình ảnh ẩn dụ, bởi hình ảnh "mắt xanh" và lá trầu có sự tương đồng về mặt hình dáng và màu sắc.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
5. Câu 5 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Hãy dẫn ra một câu văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ ở trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho đó là thú vị và chia sẻ với mọi người.
Hướng dẫn trả lời:
Em có thể lựa chọn một hình ảnh, tham khảo những đáp án sau:
- Lao xao ngày hè:
+ Ẩn dụ: “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.” => Những mũi tên đen nhằm muốn nói đến những chú chèo bẻo. Hình ảnh ấy gợi ra cho người đọc hình dung về những chú chim chèo bẻo đang lao nhanh xuống để kịp cứu gà con đang bị chim diều hâu tha đi.
+ Hoán dụ: “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất.” => Cả làng xóm chính là biện pháp hoán dụ lấy vật chứa để gợi ra vật được chứa đựng.
6. Câu 6 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ có trong những dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào đã giúp em nhận ra được biện pháp nghệ thuật ấy
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp tu từ là nhân hóa
- Dấu hiệu nhận biết:
gọi trầu là "mày" - xưng hô giống như với một người bạn
trầu đang thực hiện một hành động là "ngủ" - hành động này của con người
7. Câu 7 trang 121 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong và Đánh thức trầu đều viết về chủ đề tuổi thơ tác giả gắn với cây cối và loài vật. Cả ba văn bản đều sử dụng đến biện pháp nhân hoá. Theo em, vì sao lại như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hóa là vì:
- Tác giả muốn tạo ra sự hấp dẫn và sinh động cho câu chuyện, câu văn mà mình kể, từ đó giúp tăng sự thu hút đối với lứa tuổi các em thiếu nhi
- Giúp thế giới loài vật và cây cối trở nên thân thiết và gần gũi, dễ cảm nhận cũng như theo dõi hơn
8. Viết ngắn trang 122 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hay một con vật mà em cảm thấy yêu thích. Trong đoạn văn đó có sử dụng đến ít nhất một trong số những biện pháp ẩn dụ, nhân hóa hoặc hoán dụ.
Hướng dẫn trả lời:
- Đoạn văn tham khảo:
Mỗi năm Tết đến, hoa đào phai lại là một trong số những loài hoa được săn đón ráo riết. Em yêu đào phai nhất, hơn hẳn những loại đào khác. Hoa đào phai có bông hoa nhỏ hơn so với hoa mai, cánh hoa mỏng manh và mềm mịn vô cùng. Có cảm giác như chỉ cần khẽ vuốt ve một tí, thì cánh hoa đó sẽ lìa cành. Chính vì thế mà đào phai là loại đào để ngắm. Hoa đào phai cũng như tên, có sắc hồng phơn phớt giống như đã bị phai đi một ít bởi nắng xuân thắm nồng. Dưới tia nắng ấm ấy, màu đào như mờ nhạt đi. Nên đào phai không hợp với ánh nắng như hoa mai. Loài hoa này chỉ hợp với thời tiết lạnh, ít nắng, nhiều mây và những cơn mưa đầu xuân lất phất. Kết hợp với những bản nhạc xuân cùng tiếng hát và tiếng cười sum họp ngày Tết. Đó mới là lúc mà đào phai đẹp nhất.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Bài viết phía trên là phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 121| Văn 6 Chân trời sáng tạo giúp các em ôn tập những câu hỏi liên quan đến biện pháp tu từ. Thông qua phần soạn bài chi tiết này, hy vọng rằng các em đã nắm chắc được những kiến thức liên quan đến biện pháp tu từ và áp dụng được những biện pháp ấy vào trong bài viết của mình.
Ngoài phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 121| Văn 6 Chân trời sáng tạo, nếu các em có mong muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay là những bài soạn có trong các môn học khác, thì hãy truy cập vào website chính thức của VUIHOC (vuihoc.vn) để có thể đăng ký khoá học của bản thân một cách nhanh chóng nhất, ngoài ra còn được các thầy cô giáo giỏi và nhiệt huyết của VUIHOC giải đáp những thắc mắc thường gặp phải trong toàn bộ quá trình học tập.
>> Mời bạn tham khảo thêm: