img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 11:14 09/09/2024 5,433 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Phần chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông

Vua Lê Thánh Tông sinh ngày 20/7 năm 1442, tên thật là Lê Tư Thành, ông là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông, và cũng là vị vua thứ 4 ở trong thời kỳ thống nhất của triều đại nhà Lê sau ba vị vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông (Nhà Hậu Lê trị vì nước Đại Việt từ 1428 – 1488, trong thời kỳ thống nhất của nhà Lê (1428 – 1527) bao gồm có tổng cộng 8 vị vua)

 Từ khi còn nhỏ, Lê Tư Thành đã tỏ rõ lên  tư chất của một người vô cùng thông minh, chính trực.

 Năm 1460, các đại thần đứng lên phế truất vua Nghi Dân, sau đó Lê Tư Thành được tin tưởng và phong lên làm vua ,ông có 2 niên hiệu thường được biết đến đó chính là Hiệu Quang Thuận  (1460 – 1469), Hiệu Hồng Đức (1470 – 1497)

- Lê Thánh Tông vốn có tư chất đã là 1 nhà vua đặc biệt thông minh và rất có lòng hiếu thảo, ở với bề tôi thì đối đãi tốt để lấy lòng thành. Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, ông bắt tay tiến hành vào chỉnh đốn lại toàn bộ bộ máy nhà nước, coi trọng sự nghiệp học hành, đấu tranh để mở rộng thêm bờ cõi, từ sau đó đất nước ta đã đạt được sự thịnh vượng. Công lao của vua Lê Thánh Tông đối với đất nước trong thời kỳ đó vô cùng lớn lao.

Riêng về mặt văn hoá, nghệ thuật ông đã có công lớn trong việc sáng lập ra hội Tao Đàn tập hợp lại 28 nhà thơ lớn trong khi đương thời. Hội Tao Đàn đã để lại cho văn học Việt Nam rất nhiều những bài thơ xướng họa nổi tiếng, đẹp đẽ, và đánh dấu 1 giai đoạn phát triển vượt bậc của thơ ca Việt Nam trong thời kỳ đó.

Lê Thánh Tông trị vì ngai vàng được 37 năm, hưởng thọ 66 tuổi. Ông mất vào ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ ( tức năm 1497)

Trong thời gian trị vì làm vua ông có đứng lên đem quân chinh phạt ở phía Nam và đi qua vùng đất Phú Yên. Sau khi ra lệnh rút quân chinh phạt ở phía nam kéo quân về nghỉ ngơi tại phủ Tuy An được đặt tại làng Long Uyên, thuộc địa phận xã An dân. Trong thời gian nghỉ ngơi ở nơi này, ông đã ban phát rất nhiều bổng lộc cho nhân dân ở nơi đây. Sau khi ông mất, nhân dân ở đây đã lập một đền thờ để để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau. Hiện nay tại thôn Long Uyên, thuộc địa phận xã An Dân vẫn còn đang lưu giữ đền thờ của ông.

1.2 Tìm hiểu về Thánh Tông di thảo

"Thánh Tông di thảo" tương truyền từ bao đời là tác phẩm được viết từ tay của vua Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị vua thứ 4 ở trong thời kỳ thống nhất của triều đại nhà Lê sau ba vị vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, tên húy của ông là Lê Tư Thành. Thời đại vua Lê Thánh Tông có thể nói đó là thời đại thịnh trị nhất trong các thời kỳ của chế độ phong kiến Việt Nam: khuyến khích phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp, mở mang thêm các ngành công, thương nghiệp, hoàn chỉnh bộ máy chính trị, ban bố ra bộ luật Hồng Đức, củng cố lại bộ máy quân đội và khai hoang mở rộng thêm bờ cõi. Lê Thánh Tông cũng rất quan tâm đến lĩnh vực văn học, và là nguyên súy, người sáng lập của hội Tao Đàn, để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm và thi ca.

"Thánh Tông di thảo" là tác phẩm bao gồm mười chín truyện được ông viết kết hợp theo ba thể loại văn học truyền thống: truyện truyền kỳ, ngụ ngôn và tạp ký. Theo nghiên cứu của các nhà văn học, tác phẩm trên đã được viết hoàn thiện vào trong một khoảng thời gian nhất định từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII bởi sự tham gia của rất nhiều tác giả và trong đó vua Lê Thánh Tông chính là người khởi đầu và những người đời ở thế hệ sau sao chép lại, sửa chữa và bổ sung cho phù hợp hơn.

Không giống như những tác phẩm truyền kỳ được viết trước đó ví dụ như "Lĩnh Nam chích quái" nội dung của tác phẩm này thường nhằm ghi lại những vết tích đã có sẵn và được lưu truyền ở trong dân gian, các truyện ở trong cuốn "Thánh Tông di thảo" lại chủ yếu dựa vào những sự kiện lịch sử, những thực tế ở trong cuộc sống để hư cấu tạo nên một cốt truyện mới, để kể về hình ảnh của con người ở trong cuộc sống đời thường và phản ánh lên hiện thực bất công của xã hội. Đây có thể được coi là một bước tiến rất lớn cho thể loại truyền kỳ khi mà truyện truyền kỳ đã thoát khỏi được một sự ràng buộc của thế giới văn học dân gian, yếu tố kỳ ảo cũng được thêm vào và sử dụng một cách điêu luyện, khéo léo và đặc biệt hơn đó chính là sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn với yếu tố thực.

"Thánh Tông di thảo" là một tác phẩm vô cùng đặc biệt được lấy chất liệu chân thực từ cuộc sống giản dị đời thường, vì thế những nhân vật xuất hiện ở trong đây cũng mang những nét rất gần gũi: bà lão hành khất ăn xin bị xóm làng ruồng bỏ nhưng khi chết lại tìm thấy được rất nhiều của cải, chàng thư sinh sống trong một gia đình nghèo khó vô danh, gia đình một thuyền chài không biết từ đâu đến... cho đến những con vật đời thường ở trong thiên nhiên như cóc, ếch, muỗi, chuột hay sự xuất hiện của những bậc thánh thần, yêu quái.

Truyện là một tác phẩm vô cùng đặc biệt nhằm để đề cao lên vị trí và sức mạnh vượt bậc của con người. Khi mà những yếu tố kỳ ảo xuất hiện ở trong tác phẩm đã được giảm bớt và khi đó các yếu tố thực xuất hiện ở trong tác phẩm được đưa lên ngôi thì hình ảnh của những con người trần tục đã khẳng định được khả năng tài trí và uy quyền của mình khi đứng trước những thế lực siêu nhiên. Trong tập "Chuyện tinh chuột", con chuột già sống lâu năm sau đó biến hóa để giả dạng thành hình dáng của một người chồng tác oai tác quái nhưng kết cục cuối cùng cũng đã bị con người vạch trần và trừng trị thích đáng. Hay là về tập truyện "Ngọc nữ về tay chân chủ", cả sơn thần và thủy thần là hai vị thần cai quản với bao phép lạ cao siêu ở trong tay nhưng cuối cùng vẫn không thể lấy được con gái Ngọc hoàng, phải chịu thua trước một người trần mắt thịt, không có phép thuật.

Nếu như các tác phẩm truyền kỳ được những tác giả khác viết từ những thời kỳ trước thường viết ra những chi tiết, câu từ ngắn gọn, dễ hiểu do phương tiện lưu truyền chủ yếu ở thời đó chính vẫn là phương thức truyền miệng, thì đối với tập "Thánh Tông di thảo" đã nâng tầm nghệ thuật cho tác phẩm lên một bậc của tầm cao mới trong văn học. Trong truyện có xuất hiện những miêu tả được chi tiết, kỹ càng, có nhiều đoạn được đặt tiểu đối hay song quan với nhau, được trích dẫn nhiều những câu điển cổ, thơ ca, để có thể chứng tỏ được sự uyên bác học rộng hiểu sâu, biết nhiều của người viết. Hành động và tâm tư của nhân vật cũng tương tự giống như lời bàn của  tập Sơn Nam Thúc ở cuối truyện, cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi nền văn hóa truyền thống của Nho giáo và Đạo giáo, phù hợp với các tư tưởng truyền thống vốn đang thịnh hành và phát triển cực thịnh trong thời bấy giờ. Các tập truyện hầu hết đều nhằm mục đích phản ánh rõ những nét đặc điểm của hiện thực cuộc sống, đề cao và ca ngợi lòng tốt của con người, và trí thông minh đặc biệt của con người, đồng thời cũng đặc biệt phê phán những thói hư, tật xấu hay khoác lác, giả dối, tham lam vẫn còn đang tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi. Những cái thói hư, thói xấu này, thường được tác giả sử dụng lối viết châm biếm mang tính hài hước nhưng cũng như một loại vũ khí phê phán, đưa ra những lời cảnh tỉnh vô cùng sâu sắc gửi đến cho người đọc tự biết mà giác ngộ.

"Thánh Tông di thảo" cũng có thể được coi là một trong những tập truyện truyền kỳ đầu tiên của nền văn học Việt Nam, là một bước đột phá khởi đầu trong quá trình phát triển của thể loại truyện kỳ ảo Việt Nam thời kỳ trung đại, đánh dấu một bước tiến lớn đặc biệt quan trọng từ loại truyện nặng thiên về những ghi chép từ những sự tích cũ sang loại truyện ghi dấu lại những sự sáng tạo nổi bật trong nghệ thuật, đề cao lên trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người viết. Thành công lớn nhất của tập truyện đó chính là việc đã thể hiện sự trưởng thành của tư duy nghệ thuật sáng tạo trong sự nghiệp phát triển của nền văn học dân tộc.

1.3 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc 

Văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú khi có nhiều những tác phẩm đề cao lên phẩm chất cao đẹp của con người Việt nam thời kỳ đó như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,… nhất là những phẩm chất cao quý, nổi bật của người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn của em về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Phương pháp trả lời câu hỏi:

Liên hệ những hiểu biết của em để trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Mặc dù bị xã hội tước đi nhiều quyền lợi cơ bản của con người, nhưng phụ nữ vẫn không ngừng vươn lên, khẳng định bản thân và chứng minh rằng không có thế lực nào có thể vùi dập hay đè nén được họ. Điều này được minh chứng qua nhiều câu chuyện dân gian, mà nổi bật trong số đó là câu chuyện "Lấy vợ Cóc". Trong truyện, nhân vật nàng Cóc tuy không có ngoại hình đẹp, với vẻ ngoài xấu xí và khác biệt, nhưng cô lại có một tâm hồn trong sáng, tốt nết, và luôn sẵn lòng giúp đỡ gia đình chồng. Dù bị coi thường bởi ngoại hình của mình, nàng Cóc không để điều đó làm mình nản lòng hay cảm thấy tự ti, thay vào đó, cô đã chứng minh giá trị thực sự nằm ở nhân cách. Cô không chỉ thông minh, biết nói, mà còn biết chăm sóc, yêu thương, và giúp đỡ người xung quanh. Cuối cùng, nhờ lòng kiên trì và nhân cách cao đẹp, nàng Cóc đã trở thành một cô gái xinh đẹp và sống hạnh phúc bên chồng mình. Câu chuyện "Lấy vợ Cóc" không chỉ đề cao tình yêu mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc rằng vẻ bề ngoài không phải là yếu tố quyết định, mà chính sự tốt nết và lòng chân thành mới là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Phần trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?

Phương pháp trả lời câu hỏi:

Xác định rõ lại lời của người kể chuyện và lời của nhân vật 

Câu trả lời chi tiết:

Những câu thơ trong đoạn thơ số 1 là lời kể của người kể chuyện bởi ở trong đoạn có sự xuất hiện của cách xưng hô là “vợ”, chồng” - là giọng kể theo ngôi thứ 3.

2.2 Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

Phương pháp trả lời câu hỏi:

Xác định kỹ lại lời thoại của hai nhân vật trong tác phẩm và rút ra những nhận xét 

Câu trả lời chi tiết:

Quan niệm về việc học hành giữa hai cha con của Thúc Ngư có những điểm khác nhau:

- Với người cha của Thúc Ngư: Đi học là để học được những lời nói, những việc làm của thánh hiền, cha ông thời ngày xưa, được ghi chép ở trong sử sách, phải học mới biết đường mà bắt chước làm theo.

- Còn đối với Thúc Ngư: Trong sách chỉ là những câu từ không có cá, lời nói lại càng không thể đem đi để đánh cá được, và cậu nhất định không chịu đi học.

2.3 Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn 3.

Câu trả lời chi tiết:

- Các yếu tố kì ảo xuất hiện ở trong đoạn văn thứ 3 này:

+ những món ăn ngon như một trong những thứ tuyệt phẩm thơm ngon lạ thường mà cha Ngọa Vân đem ra để thiết đãi thông gia.

+ đoạn văn có nói đến sự quay trở về nhà của hai vợ chồng nhà ông thuyền chài, nhắm mắt ngồi trong thuyền, phó mặc hai người đẩy, kéo thuyền đi,.... hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay; nàng có trong tay thuật biết rút đường kì diệu, đường xa vạn dặm nàng vẫn sẽ rút ngắn được lại chỉ bằng một vài gang tấc.

- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố kỳ ảo ở trong đoạn văn trên đó chính là: góp phần làm tăng thêm sự kì bí, hấp dẫn đặc sắc cho câu chuyện; đồng thời, cũng góp phần đặc biệt quan trọng trong việc đề cao vị thế dòng dõi hải tiên của người vợ.

2.4 Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

Phương pháp trả lời:

Nhận xét những đặc điểm về nhân vật Ngọa Vân

Câu trả lời chi tiết:

Trước cơn bão biển (sóng thần) kinh khủng chuẩn bị ập tới, Ngọa Vân đã "giơ tay bắt quyết, hô to lên một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…” để ngăn chặn làn sóng dữ, bảo vệ sự bình yên toàn vẹn cho gia đình nhà chồng. Cho dù có làm cho “thiên cơ tiết lộ” cũng không thể tiếp tục cùng Thúc Ngư “chung mộng đẹp nữa” nhưng Ngọa Vân vẫn quyết tâm làm. 

→ Nhân vật Ngọa Vân trong câu chuyện là hiện thân của những phẩm chất cao quý mà người phụ nữ Việt Nam thường được ca ngợi, đặc biệt là đức hy sinh, lòng kiên cường, và sự đảm đang. Cô đại diện cho hình ảnh người vợ, người mẹ luôn gánh vác trách nhiệm với gia đình, hết lòng vì người thân. Tiếng khóc của Ngọa Vân, "một điểm rãi" gửi lại cho chồng trước khi cô hóa rồng bay về phương tây bắc, thể hiện tình yêu sâu nặng, lòng ân nghĩa không thể nào quên của cô đối với chồng mình. Đó là biểu hiện của sự hiền thảo, chung thủy, một lòng một dạ với người bạn đời, bất chấp mọi khó khăn. Qua hình tượng Ngọa Vân, người đọc thấy rõ sự tôn vinh những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: không chỉ giỏi việc nhà, mà còn biết hy sinh, gánh vác, và luôn đặt gia đình lên trên hết. Ngọa Vân là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ vừa mạnh mẽ, vừa nhân hậu, vừa giàu tình cảm, thể hiện được sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh thần trách nhiệm và lòng chung thủy trong cuộc sống.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Phần suy ngẫm và phản hồi 

Nội dung chính của văn bản: Truyện lạ nhà thuyền chài là một tác phẩm đặc biệt nhằm mục đích kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài sống lênh đênh ở trên biển. Truyện tập trung chủ yếu vào cuộc sống của nhân vật chính trong truyện đó là Thúc Ngư. Qua câu chuyện được tác giả nhằm nhấn mạnh về tình yêu và sự đoàn kết khi sống cùng trong một gia đình, truyền đạt tới người đọc những thông điệp vô cùng sâu sắc về sự kiên nhẫn và lòng yêu thương gia đình vô cùng to lớn trong cuộc sống.

3.1 Câu 1 trang 104 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo 

Tóm tắt lại nội dung của câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Phương pháp trả lời câu hỏi:

Đọc kĩ lại toàn bộ đoạn trích và tóm tắt nội dung đoạn trích

Câu trả lời chi tiết:

Có một cặp vợ chồng người thuyền chài sống bằng nghề đánh cá trên biển Đông. Họ rất nghèo, và mãi đến khi gần 60 tuổi mới sinh được một cậu con trai, nên đặt tên con là Thúc Ngư. Gia đình yêu quý cậu bé và mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đến khi Thúc Ngư lên 15 tuổi, cha của cậu mong muốn gửi con đi học để có được kiến thức từ sách vở, hy vọng rằng việc học sẽ giúp Thúc Ngư thành công hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, Thúc Ngư lại không chịu đi học, vì cậu cho rằng kiến thức trong sách vở không có nhiều ý nghĩa thực tế. Cha mẹ thương con, nên dù thất vọng nhưng cũng không ép buộc con phải đi học.

Trong suốt ba năm sau đó, Thúc Ngư thường xuyên rời nhà, đi lang thang và mạo hiểm ra khỏi làng. Có lần cậu đi chơi xa đến hai ba hôm mới quay về. Mục đích của Thúc Ngư khi ra ngoài là để tìm vợ. Cậu tìm đến một nơi gọi là "đào ấp," cách nhà cậu khoảng một dặm. Vợ của Thúc Ngư là Ngoạ Vân, một cô gái xinh đẹp thuộc dòng dõi "hải tiên," xuất thân từ gia đình giàu có. Ngoạ Vân có phép thuật đặc biệt, trong đó có khả năng rút ngắn khoảng cách trên đường đi.

Nhờ sự may mắn khi kết hôn với Ngoạ Vân, gia đình Thúc Ngư nhanh chóng trở nên giàu có. Mỗi khi ra khơi, họ luôn bắt được rất nhiều cá ngon, khiến cuộc sống ngày càng sung túc. Tuy nhiên, một ngày nọ, cơn bão lớn từ biển khơi bất ngờ ập đến, gây nguy hiểm cho gia đình Thúc Ngư. Để cứu gia đình chồng, Ngoạ Vân phải hiện nguyên hình là một vị tiên biển. Vì đã tiết lộ thiên cơ, nàng biết rằng mình không thể ở lại với gia đình chồng nữa.

Trước lúc chia tay, Ngoạ Vân nhổ ra một điểm rãi trắng và trao lại cho Thúc Ngư. Nàng dặn rằng chỉ cần hòa điểm rãi với nước thì sẽ không bao giờ bị chìm. Sau khi nói lời tạm biệt, nàng hóa thành rồng và bay về phương Tây Bắc, để lại Thúc Ngư với những kỷ niệm và tình yêu sâu đậm.

Các sự việc được miêu tả chi tiết ở trong truyện được sắp xếp theo một trật tự thời gian nhất định, một không gian kì ảo, mơ hồ

3.2 Câu 2 trang 104 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.

Câu trả lời chi tiết:

- Em đồng tình với quan niệm của nhân vật Thúc Ngư về sự quan trọng của việc học và việc lựa chọn nghề nghiệp ở trong tập Truyện lạ nhà thuyền chài”.

- Giải thích cho sự đồng tình của em: Thúc Ngư vốn chỉ là một người ngư dân nghèo, nhưng anh ta luôn không ngừng cố gắng học hỏi và làm việc chăm chỉ mỗi ngày để cải thiện được cuộc sống của bản thân mình và gia đình. Qua câu chuyện được kể trên, chúng ta thấy được một điều rằng việc học và lựa chọn ngành nghề đúng đắn, phù hợp có thể mang lại được những thành công và hạnh phúc cho con người chúng ta trong cuộc sống.

3.3 Câu 3 trang 104 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Phân tích những đặc điểm tính cách của nhân vật Ngọa Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Câu trả lời chi tiết:

- Nhân vật Ngọa Vân xuất hiện ở trong truyện có đặc điểm tính cách rất đặc biệt:

+ Nàng là một người phụ nữ có tung tích bí ẩn và tài năng hơn người, đã giúp cho Thúc Ngư gặp may mắn trở thành một người ngư dân giàu có và thành công.

+ Ngọa Vân được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng, với sắc đẹp tuyệt trần hơn người.

+ Ngọa Vân rất có lòng hiếu thảo và sẵn lòng hi sinh mọi thứ cho gia đình. Ví dụ điển hình như, khi gia đình phải đối mặt với một cơn bão biển khủng khiếp, khi đó nàng đã biến thành một con cá để có thể bảo vệ được gia đình của mình.

⇒ Tính cách của Ngọa Vân thể hiện nàng là một người phụ nữ có sự mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh cả thân mình cho người thân yêu.

3.4 Câu 4 trang 104 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy nêu một số chi tiết kì ảo xuất hiện ở trong truyện và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.

Câu trả lời chi tiết:

- Trong truyện có xuất hiện một số chi tiết kì ảo:

+ Ngọa Vân biến thành một con cá để bảo vệ gia đình của mình ở trong cơn bão biển khủng khiếp.

+ Tác giả miêu tả hình ảnh của nhân vật Ngọa Vân là một người phụ nữ xinh đẹp và vô cùng duyên dáng, có một xuất thân đặc biệt, với những hành động khác thường.

- Tác dụng của việc xuất hiện các chi tiết kỳ ảo:

+ Nhấn mạnh và đề cao đức tính hy sinh và lòng hiếu thảo với cha mẹ của Ngọa Vân.

+ Nhằm tạo nên hình ảnh quyến rũ và tuyệt trần của nhân vật.

+ Các chi tiết kì ảo này xuất hiện giúp cho việc thể hiện tính cách mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh cho gia đình của Ngọa Vân được rõ hơn, cũng như tạo nên một không khí kỳ bí và đầy tính lãng mạn ở trong văn bản.

3.5 Câu 5 trang 104 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy đọc kĩ lời thơ ở trong đoạn số 1, lời hát xuất hiện ở đoạn số 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.

Câu trả lời chi tiết:

- Phần lời thơ xuất hiện ở đoạn số 1 là phương thức tự sự, bởi vì nội dung được giới thiệu, kể lại về cuộc sống gia đình của hai vợ chồng nhà thuyền chài.

- Phần lời hát xuất hiện ở đoạn số 4 là cuộc đối thoại, bởi vì ta có thể thấy xuất hiện lần lượt các câu nói của các nhân vật Thúc Ngư, Ngọa Vân.

b. Việc tác giả kết hợp sử dụng lời thơ và lời hát ở trong văn bản đem tới tác dụng tạo ra một không gian tưởng tượng rộng lớn và thể hiện từng nét cảm xúc sâu sắc của nhân vật. Lời thơ và lời hát cũng có thể mang đến cho người đọc người nghe những cảm xúc đặc biệt, tạo nên nhịp điệu, âm nhạc và những giai điệu đặc trưng, làm tăng thêm tính hấp dẫn và sức cuốn hút đặc biệt của văn bản.

3.6 Câu 6 trang 105 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

Câu trả lời chi tiết:

- Truyện lạ nhà thuyền chài có là một tác phẩm truyện truyền kì, vì:

+ Có một không gian diễn ra tình huống truyền kì

+ Có sự xuất hiện của các chi tiết kì lạ, đầy hoang đường

+ Nhân vật chính là thần tiên

+ Cốt truyện mang tính truyền kì

3.7 Câu 7 trang 105 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo

Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?

Câu trả lời chi tiết:

Lời bàn của nhân vật Sơn Nam Thúc trong câu chuyện đóng một vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Là một người thông minh, sáng suốt và có tầm nhìn xa, Sơn Nam Thúc không chỉ đưa ra những lời khuyên, mà còn suy ngẫm về những vấn đề lớn lao của cuộc sống và tình yêu. Những suy nghĩ của ông thể hiện sự am hiểu sâu rộng, không chỉ từ kiến thức sách vở mà còn từ kinh nghiệm thực tế, từ những điều ông đã chứng kiến và trải nghiệm. Ông luôn nhấn mạnh rằng việc học hỏi từ sách vở, dù quan trọng, vẫn không thể sánh bằng giá trị của việc trải nghiệm thực tế trong cuộc sống, bởi đó là nơi con người học được những bài học chân thật nhất. Sơn Nam Thúc cũng trích dẫn câu tục ngữ "Có người là có của" để ca ngợi sự thông minh và khéo léo của con trai mình, một cách thể hiện niềm tự hào về sự trưởng thành của con người. Ông tin rằng sự thành công không chỉ đến từ kiến thức, mà còn từ sự ứng biến và khả năng thích nghi trong cuộc sống. Hơn nữa, khi nhắc đến việc Thúc Ngư lấy được vợ đẹp như một hải tiên từ một đảo ấp xa xôi, Sơn Nam Thúc muốn nhấn mạnh rằng niềm tin, lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực không ngừng nghỉ là những yếu tố quan trọng để đạt được hạnh phúc và thành công. Những lời bàn của ông không chỉ có giá trị về mặt triết lý mà còn mang lại những bài học quý báu về cuộc sống và tình yêu.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990