img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 09:58 05/12/2023 13,233 Tag Lớp 10

Để giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Kiến thức chương 1 cần nhớ ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10

1.1 Thành phần cấu tạo, kích thước và khối lượng của nguyên tử 

- Nguyên tử có thành phần cấu tạo bao gồm hạt nhân và vỏ electron, trong đó: 

+ Hạt nhân: Bao gồm các hạt neutron và proton. Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử

+ Vỏ electron: Bao gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.   

  Electron Proton Neutron 
Khí hiệu e p n
Khối lượng u (đvC) 0,00055 1 1
Khối lượng (kg) 9,1095.10-31 1,6726.10-27 1,6748.10-27
Điện tích nguyên tố 1- 1+ 0
Điện tích C (Culong) -1,602.10-19 1,602.10-19 0

- Kích thước nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. Kích thước nguyên tử rất bé nên được biểu diễn bằng đơn vị angstron (A) hay nanomet (nm)

+ 1nm = 10-9m ; 1nm = 10A

+ 1A = 10-10m = 10-8 cm. 

- Khối lượng của nguyên tử rất nhỏ bé, khối lượng các hạt electron, proton, neutron được biểu diễn theo đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (hoặc u). 

1.2 Điện tích hạt nhân và số khối

- Điện tích hạt nhân là số proton trong hạt nhân nguyên tử, kí hiệu là Z, số netron kí hiệu là N (N không có điện tích). 

- Số khối hay còn gọi là số nucleon là tổng số hạt prtoton và neutron trong hạt nhân, kí hiệu là A. 

Ví dụ: Một hạt nhân nguyên tử Na có số neutron là 12, số electron là 11 vậy số khối của hạt nhân là:

A =  Z + N = 11 + 12 = 23

Nắm trọn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài hóa học ngay!!!

1.3 Nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối trung bình

a. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân được tính bằng số electron ở vỏ nguyên tử. Số electron này quyết định đến tính chất hóa học của nguyên tử. 

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có số electron bằng 8 đều thuộc nguyên tố oxygen, các nguyên tử có số electron bằng 6 đều thuộc nguyên tố carbon. 

- Nguyên tố hóa học được kí hiệu là \large _{Z}^{A}\textrm{X}, trong đó: 

+ A là số khối

+ X là kí hiệu nguyên tố

+ Z là số hiệu nguyên tử. 

Ví dụ: \large _{2}^{4}\textrm{He} là kí hiệu nguyên tố helium có kí hiệu là He, số hiệu nguyên tử bằng 2 nên helium có số electron = proton bằng 2, số neutron bằng 2. 

b. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số neutron được gọi là đồng vị (do đó số khối của chúng sẽ khác nhau và khác nhau về một số tính chất vật lý) 

Ví dụ: Đồng vị của nguyên tố oxygen: \large _{8}^{16}\textrm{O}\large _{8}^{17}\textrm{O}\large _{8}^{18}\textrm{O}

c. Các nguyên tố trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đòng vị và có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định.  Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình: 

\large \overline{A}=\frac{(X.a)+(Y.b)+...}{100}   

Trong đó: \large \overline{A} là nguyên tử khối trung bình

X, Y là nguyên tử khối của các đồng vị X, Y

a, b là % số nguyên tử của các đồng vị X,Y

1.4 Lớp và phân lớp electron

- Trong nguyên tử các electron được xếp thành từng lớp và phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao. 

a. Lớp electron: Các electron xếp thành từng lớp có mức năng lượng từ thấp đến cao. Các e trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Các lớp electron được xếp từ trong ra ngoài và được biểu thị bằng số nguyên n = 1, 2, 3... với tên gọi là các chữ in hoa lần lượt như sau: 

n 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q

b. Phân lớp electron: Mỗi lớp e được chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường s, p, d, f. Số phân lớp e bằng số thứ tự của lớp như sau: 

- Lớp K với n = 1: Có 1 phân lớp là 1s

- Lớp L với n = 2: Có 2 phân lớp là 2s và 2p

- Lớp M với n = 3: Có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d

- Lớp N với n = 4 có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f

1.5 Cấu hình electron trong nguyên tử

- Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Trật tựu các mức năng lượng sẽ là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s...

- Cách viết cấu hình electrong trong nguyên tử: 

+ Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử

+ Bước 2: Viết thứ tự của các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng.

+ Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền đến electron cuối cùng 

- Bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn: 

Z Kí hiệu Cấu hình electron
1 H 1s1
2 He 1s2
3 Li 1s22s1
4 Be 1s22s2
5 B 1s22s22p1
6 C 1s22s22p2
7 N 1s22s22p3
8 O 1s22s22p4
9 F 1s22s22p5
10 Ne 1s22s22p6
11 Na 1s22s22p63s1
12 Mg 1s22s22p63s2
13 Al 1s22s22p63s23p1
14 Si 1s22s22p63s23p2
15 P 1s22s22p63s23p3
16 S 1s22s22p63s23p4
17 Cl 1s22s22p63s23p5
18 Ar 1s22s22p63s23p6
19 K 1s22s22p63s23p64s1
20 Ca 1s22s22p63s23p64s2

Tham khảo ngay bộ sách ôn thi THPT tổng hợp kiến thức phương pháp giải mọi dạng bài tập Hóa nhé! 

2. Kiến thức chương 2 cần nhớ ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 

2.1 Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Nguyên tắc sắp xếp: Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong đó các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp cùng một hàng, các nguyên tố có số electrong hóa trị như nhau xếp thành một cột.  

2.2 Cấu tạo bảng tuần hoàn 

a. Ô nguyên tố: Mỗi ô nguyên tố gồm 1 nguyên tố hóa học được biểu diễn như sau: 

b. Chu kì: Là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Trong bảng tuần hoàn hóa học có 7 chu kì, trong đó: 

- Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố là H và He

- Chu kì 2 : Gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne

- Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar

- Chu kì 4: Gồm 18 nguyên tố từ K đến Kr

- Chu kì 5: Gồm 18 nguyên tố từ Rb đến Xe

- Chu kì 6: Gồm 32 nguyên tố từ Cs đến Rn

- Chu kì 7: Gồm 32 nguyên tố từ Fr đến Og

c. Nhóm nguyên tố: Các nguyên tố có cấu hình electron tương tự nhau, có tính chất hóa học gần giống nhau được xếp thành 1 cột. Trong bảng tuần hoàn được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B. 

d. Phân loại nguyên tố dựa trên cấu hình electron chia thành các nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d và nguyên tố f. Phân loại theo tính chất hóa học có kim loại, phi kim, khí hiếm và kim loại chuyển tiếp.

2.3 Sự biến đổi của bảng tuần hoàn

- Sự biến đổi của bảng tuần hoàn hóa học: 

  Bán kính nguyên tử Độ âm điện Năng lượng ion hóa Tính kim loại Tính phi kim Tính axit Tính bazo

Trong chu kì

( trái phải)

Giảm dần Tăng dần Tăng dần Giảm dần Tăng dần Tăng dần Giảm dần

Trong nhóm

( trên

xuống) 

Tăng dần Giảm dần Giảm dần Tăng dần Giảm dần Giảm dần Tăng dần

>> Xem thêm: Cách đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dễ hiểu

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10: Các dạng bài tập cần chú ý

3.1 Dạng bài xác định nguyên tố dựa vào số hạt 

a. Dạng toán 1 nguyên tử

- Phương pháp: Căn cứ vào Z để xác định nguyên tử đó. Lưu ý Z = prtoton = electron. 

+ Số khối A = Z + N

+ Tổng số hạt trong nguyên tử = 2Z + N

+ Số hạt mang điện = E + Z = 2Z. 

Ví dụ: Nguyên tố X có tổng số hạt là 52, biết số hạt neutron bằng 18.  Hãy tìm X. 

Lời giải: Áp dụng công thức tính tổng số hạt ta có: 2Z + N = 52 => Z = 17 => nguyên tố X là Clo

b. Dạng toán hỗn hợp nguyên tử

- Phương pháp: Nếu là MxYy thì có thể coi có x nguyên tử M và y nguyên tử Y.

Do đó: \large x.Z_{x} +y.Z_{y} =\frac{(S_{pt}+A_{pt})}{4}

- Mở rộng:

+ Nếu ion là Xx+ thì Zx = (S + A + 2x)/4

+ Nếu ion là Yy- thì Zy = (S + A -2y)/4

Ví dụ:  Tổng số hạt của ion M3+ là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. Hãy tìm chất M. 

Lời giải: ZM = (79 +19 +2.3)/4 = 26. => M là Fe. 

c. Dạng bài cho tổng số hạt 

- Phương pháp: Áp dụng công thức tính tổng số hạt kết hợp cùng bất đẳng thức sau: 

\large 1\leq \frac{N}{Z}\leq 1,52 \Leftrightarrow 1\leq \frac{S-2Z}{Z}\leq 1,52\Leftrightarrow \frac{S}{3,2}\leq Z\leq \frac{S}{3}

Ví dụ: Một nguyên tố có tổng số hạt là 52, biết nguyên tố đó thuộc nhóm VIIA. Hãy tìm nguyên tố đó? 

Lời giải: 52/3,52 \large \leq Z \large \leq 52/3 =>  16,25 \large \leq Z \large \leq 17,1 => Z = 17 => Nguyên tố cần tìm là Clo. 

3.2 Dạng bài xác định thành phần nguyên tử

a. Phương pháp: 

- Dựa vào kí hiệu nguyên tử để suy ra số hạt trong đó hoặc dựa vào cấu tạo nguyên tử, ion tương ứng để lập phương trình tìm ra số hạt, 

- Lưu ý:  M \large \rightarrow Mn+ + ne

               X + me \large \rightarrow Xm-

b. Ví dụ: Nguyên tố X có tổng số hạt là 58, số khôi nhỏ hơn 40. Hãy tìm số hạt electron, neutron và proton trong nguyên tử đó. 

Lời giải:  Ta có 2Z + N = 58. Kết hợp với bất đẳng thức ta có: \large \frac{S}{3,2}\leq Z\leq \frac{S}{3}

=> 18 \large \leq Z \large \leq 19.3 => Z = 18 hoặc Z = 19. 

Nếu Z = 18 => N = 22 => A = 40 ( loại do số khối nhỏ hơn 40) 

Nếu Z = 19 => N = 20 => A =39 ( nhận) 

Vậy nguyên tố X có số electron = proton = 19, số neutron bằng 20. 

3.3 Dạng bài viết cấu hình electron 

a. Phương pháp: Áp dụng cách viết cấu hình electrong nguyên tử qua 3 bước: 

+ Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử

+ Bước 2: Viết thứ tự của các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng.

+ Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền đến electron cuối cùng 

b. Ví dụ:  Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 lecletron. Viết cấu hình e của X

Lời giải: Cấu hình e của X là  1s22s2p63s23p2

3.4 Dạng bài tính phần trăm đồng vị, nguyên tử khối trung bình

a. Phương pháp: 

- Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình: \large \overline{A}=\frac{(X.a)+(Y.b)+...}{100}

- Cách xác định phần trăm các đồng vị:  Gọi % đồng vị 1 là x => % đồng vị 2 là (100 - x). Sau đó lập phương trình tính nguyên tử khối trung bình => giải được x. 

b. Ví dụ: Đồng có 2 đồng bị là \large _{29}^{63}\textrm{Cu} và \large _{29}^{65}\textrm{Cu}. Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Hãy tính phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.

Lời giải: Gọi % nguyên tử của \large _{29}^{63}\textrm{Cu} là x => % nguyên tử của \large _{29}^{65}\textrm{Cu} là 1 - x (%)

- Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình ta có: \large \overline{A} = 63x + 65(1 - x) = 63,54

=> x = 0,73 ( 73%)

Vậy % nguyên tử \large _{29}^{63}\textrm{Cu} là 73%, \large _{29}^{65}\textrm{Cu} là 27% 

3.5 Dạng bài xác định tên nguyên tố 

a. Phương pháp: Cần ghi nhớ một số điều như sau: 

+ Hóa trị cao nhất với oxy của nguyên tố bằng số thứ tự nhóm A

+ Hóa trị với H = 8 - hóa trị cao nhất với oxy

+ % khối lựng của A trong hợp chất AxBy là %A = MA*100 /M 

+ Muốn xác định nguyên tố đó cần tìm đc M. 

b. Ví dụ: Nguyên tố X tạo hợp chất với hidro có công thức là XH3. Nguyên tố X chiếm 25,93% theo khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Hãy xác định tên nguyên tố X. 

Lời giải: Từ hợp chất XH3 ta biết được X có hóa trị III 

=> Hợp chất oxit cao nhất là X2O5

Theo đề bài ta có %X = 2X/(2X + 80) .100 = 25,93

=> X + 40 = 3,875X => X = 14

Vậy chất X cần tìm là Nito

3.6 Dạng bài xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối 

a. Phương pháp: Muốn xác định nguyên tố ta cần tìm được M dựa vào phần trăm nguyên tố M  trong hỗn hợp, dựa vào tính chất hoặc phản ứng hóa học... 

b. Ví dụ: Cho 10g kim loại X (nhóm IIA) tác dụng với H2O thu được 6,11 lít khí H2. Hãy xác định tên của kim loại X đó?

Lời giải: X + 2H2\large \rightarrow X(OH)2 + H2

             a (mol)                        a (mol)

Số mol khí H2 thu được là 0,25 mol => a = 0,25 mol

Ta có Mx = 10/0,25 = 40

Vậy kim loại X cần tìm là Ca

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990