img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 09:57 05/12/2023 29,381 Tag Lớp 10

Sắp đến thời điểm thi giữa kì 1, các em đừng bỏ qua đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10 mà vuihoc đã tổng hợp. Các kiến thức trong bài viết bám sát chương trình học và giúp các em dễ dàng ghi nhớ trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của mình.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Tìm hiểu chung về môn vật lý 

1.1 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu môn Vật Lý

- Vật lý là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Các lĩnh vực mà vật lý nghiên cứu rất đa dạng từ cơ học, điện từ học, quang học, âm học đến nhiệt học, vật lý nguyên tử hạt nhân, thuyết tương đối... 

- Mục tiêu học tập môn vật lý là giúp các em học sinh hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng về vật lý để vận dụng và khám phá giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

- Quá trình phát triển của môn Vật lí có 3 mốc thời gian quan trọng là giai đoạn tiền vật lý, vật lý cổ điển và vật lý hiện đại. 

- Phương pháp nghiên cứu môn Vật lí: Thực nghiệm và mô hình

+ Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu, bao gồm 5 bước là xác định vấn đề nghiên cứu \large \rightarrow quan sát thu thập thông tin \large \rightarrow đưa ra dự đoán \large \rightleftharpoons thí nghiệm kiểm tra dự đoán \large \rightarrow kết luận. 

+ Phương pháp mô hình: Được sử dụng để giải thích các tính chất của vật chất trong hiện thực và tìm ra cơ chế hoạt động của nó. Một số loại phương pháp mô hình thường gặp như mô hình vật chất, mô hình lý thuyết, mô hình toán học... Xây dựng phương pháp mô hình thực hiện theo các bước như sau: 

 

1.2 Vai trò của Vật Lý

Vật lý có quan hệ mật thiết và là nền tảng của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Những thành tựu về nghiên cứu vật lý chính là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới. 

- Vật lý có vai trò quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thông tin liên lạc, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học... 

Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô hướng dẫn và lên lộ trình học tập tối ưu nhé! 

1.3 Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lý 

a. Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm 

- Sử dụng thiết bị điện: Cần quan sát kỹ các kí hiệu và dán nhãn thông số trên các thiết bị để sử dụng đúng cách và yêu cầu kĩ thuật. Một số kí hiệu trên thiết bị điện cần lưu ý: 

 

- Sử dụng thiết bị nhiệt và thủy tinh: Chú ý bị bỏng khi đung nóng hoặc bị vỡ khi sử dụng. 

- Sử dụng thiết bị quang học: Dễ bị xước, mốc, bụi bẩn trong quá trình sử dụng, sẽ gây ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thí nghiệm. 

b. Các nguy cơ có thể gặp trong phòng thí nghiệm

- Thao tác thực hiện thí nghiệm sai có thể gây ra nguy hiểm với người sử dụng. Chính vì vậy khi tiến thành thực nghiệm cần phải tuân thủ đúng các quy định trong phòng và hướng dẫn của giáo viên. 

- Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm phải thực hiện đúng chức năng của thiết bị, thực hiện sai có thể làm hỏng thiết bị. 

- Thực hành thí nghiệm liên quan đến hóa chất, thiết bị điện, chất dễ gây chát nổ cần tuân thủ đúng các quy tắc an toàn, nhất là quy tắc về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng chất dễ gây cháy, nổ. 

c. Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 

- Chỉ thực hiện thí nghiệm khi có sự cho phép của giáo viên hoặc có giáo viên hướng dẫn

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm

- Giữ khoảng cách an toàn khi thực hiện các thí nghiệm có nhiệt độ cao

- Không để các dụng cụ dẫn điện, nước, hóa chất dễ cháy gần thiết bị điện

- Sau khi thực hành xong phải vệ sinh khu vực của mình, cất gọn các thiết bị và bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. 

1.4 Sai số

Đối với môn vật lý, các phép đo chỉ mang độ chính xác nhất định, ngoài ra sẽ có độ không chính xác và được gọi là sai số. Sai số là phép đo không thể tránh khỏi đối với hầu hết các phép đo. Người làm thí nghiệm phải đảm bảo được sai số càng nhỏ thì càng tốt. 

a. Sai số ngẫu nhiên: 

- Là sai số có giá trị khác nhau trong các lần đo. Sai số ngẫu nhiên xảy ra do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên xảy ra. 

- Sai số ngẫu nhiên không thể loại bỏ được, khi thực hiện phép đo nhiều lần, sai số này có thể sẽ giảm đi.

b. Sai số hệ thống  

- Sai số hệ thống là sai số có giá trị không đổi khi thực hiện các phép đo với một dụng cụ và phương pháp đo. 

- Sai số hệ thống không thể giảm khi thực hiện lặp lại các phép đo. Để làm giảm sai số này, chúng ta phải thay đổi dụng cụ hoặc phương pháp đo. 

c. Giá trị trung bình:

- Giá trị trung bình của đại lượng A sau n lần đo được tính như sau:

\large \overline{A}=\frac{A_{1}+A_{2}+A_{3}+...+A_{n}}{n}
Đạt điểm cao môn Vật Lý không khó nếu bạn có trong tay cuốn sách cán đích 9+ được biên soạn bởi các thây cô giảng dạy tại các trường chuyên nổi tiếng!!! 

d. Sai số tuyệt đối

- Giá trị tuyệt đối ứng với lần đo được tính bằng giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo. 

\large \Delta A_{1}=\left | \overline{A}-A_{1} \right |

\large \Delta A_{2}=\left | \overline{A}-A_{2} \right |

\large \Delta A_{3}=\left | \overline{A}-A_{3} \right |

\large \Delta A_{4}=\left | \overline{A}-A_{4} \right |

- Sai số tuyệt đối trung bình được tính như sau: 

\large \Delta \overline{A}=\frac{\Delta A_{1}+\Delta A_{2}+...+\Delta A_{n}}{n}

- Sai số tuyệt đối của phép đo là: \large \Delta A=\Delta \overline{A}+\Delta A' ( \large \Delta A' là sai số hệ thống) 

e. Sai số tỉ đối: 

\large \delta A=\frac{\Delta A}{A}.100%

2. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Lý thuyết động học

2.1 Độ dịch chuyển và quãng đường đi được 

- Độ dịch chuyển là một đại lượng véc tơ cho chúng ta biết được độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của một vật. Độ dịch chuyển được kí hiệu là \large \underset{d}{\rightarrow}

- Khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều thì quãng đường đi được bằng độ lớn của độ dịch chuyển, còn khi đổi chiều thì quãng đường và độ dịch chuyển không bằng nhau. 

- Tổng hợp độ dịch chuyển bằng cách tổng hợp các véc tơ. 

2.2 Tốc độ và vận tốc

- Tốc độ trng bình trên một đoạn đường xác định ( hoặc khoảng thời gian xác định) 

\large v=\frac{s}{t}   hoặc \large v=\frac{\Delta s}{\Delta t}

- Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định

- Vận tốc trung bình trên độ dịch chuyển xác định hoặc trong khoảng thời gian xác định: 

\large \overrightarrow{v}=\frac{\underset{d}{\rightarrow}}{ t} hoặc \large v=\frac{\Delta d}{\Delta t}

- Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định: 

\large \overrightarrow{v_{t}}=\frac{\Delta \overrightarrow{d}}{\Delta t} với \large \Delta t rất nhỏ 

- Khi vật chuyển động thẳng theo một hướng thì tốc độ và vận tốc có độ lắn bằng nhau. 

- Công thức cộng vận tốc: \large \overrightarrow{v}_{1,3} = \overrightarrow{v}_{1,2}+\overrightarrow{v}_{2,3}

2.3 Chuyển động biến đổi gia tốc

- Gia tốc là đại lượng cho chúng ta biết được mức độ nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc: 

\large \overrightarrow{a}=\frac{\Delta \overrightarrow{v}}{\Delta t}

- Khi \large \overrightarrow{a} cùng chiều với \large \overrightarrow{v} là chuyển động nhanh dần (a.v > 0), ngược chiều là chuyển động chậm dần (a.v < 0)

2.4 Chuyển động thẳng biến đổi đều: 

- Một chuyển động thẳng có gia tốc không đổi theo thời gian được gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều. Chuyển động nhanh dần đều có a.v > 0, chuyển động chậm dần đều có a.v < 0. 

- Giá trị của gia tốc được tính bằng hệ số góc của đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều. 

- Các công thức cần nhớ tỏng chuyển động thẳng biến đổi đều: 

v = vo + a.t 

\large d=v_{o}t+\frac{1}{2}at^{2}

v2 - vo2 = 2.a.d 

2.5 Rơi tự do

- Rơi tự do là chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực

- Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng và có chuyền từ trên xuống dưới. 

- Tại một điểm nhất định ở gần mặt đất trên Trái Đất, mọi vật rơi tự do với gia tốc bằng g. Lưu ý gia tốc của các vật rơi tự do ở các nơi khác nhau thì khác nhau. 

- Công thức rơi tự do: 

+ Gia tốc a = g = hằng số

+ Vận tốc tức thời: v = g.t

+ Độ dịch chuyển = quãng đường đi được:

 \large d=s=\frac{1}{2}gt^{2}=\frac{v^{2}}{2g}

2.6 Chuyển động ném: 
- Chuyển động ném được phân tích thành 2 chuyển động thành phần vuông góc với nhau đó là cuyển động với gia tốc theo phương thẳng đứng và chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang

- Công thức chuyển động ném ( đúng khi lực cản của không khí không đáng kể) 

+ Ném ngang ( tầm xa) 

\large L=v_{o}t=v_{o}\sqrt{\frac{2.H}{g}}

+ Ném xiên 

\large H=\frac{v_{o}^{2}sin\alpha }{2g} ( tầm cao)

\large L=\frac{v_{o}^{2}sin2\alpha }{g}( tầm xa) 

3. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Phần luyện tập 

3.1 Bài tập xác định vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều 

Bài 1: Một vật chuyển động thẳng đều trên quãng đường AB không đổi chiều. Nửa quãng đường đầu, vật di chuyển với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường còn lại vật di chuyển với vận tốc v2 = 5m/s. Hãy tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường. 

Lời giải: Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: 

\large v_{tb}=\frac{S}{t_{1}+t_{2}}=\frac{AB}{\frac{AB}{2,2}+\frac{AB}{2,5}}=8 m/s

Bài 2: Một xe máy chuyển động thẳng đều trên con đường bằng phẳng với vận tốc là 60km/h trong 5 phút, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc là 40km/h. Tính quãng đường xe đi? 

Lời giải: 

\large S_{1}=v_{1}t_{1}=60.\frac{5}{60}=5km

\large S_{2}=v_{2}t_{2}=40.\frac{3}{40}=2km

S = S1 + S2 = 7 km. 

Bài 3: Một quả cầu lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu bằng 0, gia tốc a = 0,5m/s2. Hỏi sau bao lâu quả cầu đạt vận tốc 2,5m/s?

Lời giải: 

\large a=\frac{v-v_{o}}{t}\Rightarrow t=\frac{v-v_{o}}{a}=\frac{2,5-0}{0,5}=5s

Vậy sau 5s quả cầu sẽ đạt vận tốc 2,5m/s

3.2 Dạng bài viết phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều 

Bài 1: Một vật chuyển động đều với tốc độ 2m/s. Tại thời điểm t = 2s thì vật có tốc độ là 5m. Viết phương trình chuyển động của vật đó: 

Lời giải: x = 2t + 1
Bài 2: Hai xe máy cùng xuất phát, xe 1 chạy từ A đến B với vận tốc 50km/h, xe 2 xuất phát từ B cùng chiều xe 1 với vận tốc 30km/h. Đoạn đường AB = 20km. Sau bao lâu thì xe 1 gặp xe 2?

Lời giải: Chọn gốc tọa độ tại vị trí A, gốc thời gian là lúc 2 xe bắt đầu xuất phát. 

Phương trình chuyển động của 2 xe lần lượt là: x1 = 50t   ; x2 = 20 + 30t

Khi 2 xe đuổi kịp nhau => x1 = x2 => t = 1

Vậy sau 1 giờ, 2 xe sẽ gặp nhau. 

Bài 3: Vật 1 chuyển động từ A có vận tốc v1, vật 2 chuyển động từ B cách A 340m có vận tốc v2 = 1/2 v1. Hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau ở giây thứ 136. Tìm vận tốc v1

Lời giải: Chọn gốc tọa độ tại A ta có phương trình chuyển động của 2 vật lần lượt là: 

x=v1t =136v1  ; x2 = 340 + 68v1

Khi hai vật gặp nhau => x1 = x2 => v1 = 5 m/s

Vậy vận tốc v1 là 5m/s

3.3 Dạng bài tìm quãng đường vật đi được trong thời gian xác định

Bài 1: Một xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 10,8km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 14m. Hãy tính gia tốc của xe và quãng đường xe đi được trong 20s đầu tiên. 

Lời giải: 

Quãng đường xe đi được trong 5s đầu tiên: S5 = vot5 + 1/2 a.t52

Quãng đường xe đi được trong 6 giây đầu tiên S6 = vot6 + 1/2a.t62

Quãng đường xe đi được trong giây thứ 6: S = S6 - S5 = 14 => a = 2m/s2

Vậy gia tốc của xe là 2m/s2

Quãng đường xe đi được trong 20 giây là: S20 =  vot20 + 1/2 a.t202 = 460m 

Bài 2: Một đoàn tàu chuyển động nhanh dần đều, sau 1 phút vận tốc của đoàn tàu đạt 54km/h. Hãy tính quãng đường tàu đi được trong giây thứ 60? 

Lời giải: 

\large a=\frac{v-v_{o}}{t}=\frac{15-0}{60}=0,25 m/s^{2}

\large S_{60}=0.60+\frac{1}{2}.0,25.60^{2}=450m

\large S_{59}=0.59+\frac{1}{2}.0,25.59^{2}=435,1m

=> Quãng đường tàu đi được trong giây 60 là: S = S60 - S59 = 14,9m 

3.4 Tính quãng đường, vận tốc rơi tự do 

Bài 1: Thả một vật rơi thẳng đứng với vận tốc v = 10m/s từ độ cao 100m, g = 10m/s2. Hỏi sau bao lâu thì vật chạm đất và vật chạm đất với vận tốc bằng bao nhiêu?

Lời giải: 

S = vot + 1/2gt2 => 100 = 10t + 5t2 => t = 6.2s (nhận) hoặc t = -16,2s (loại) 

Vậy sau 6,2s thì vật chạm đất. 

v = vo + gt = 10 + 10.6.2 = 72m/s

Vậy vận tốc của vật khi vừa chạm đất là 72m/s

Bài 2: Thả một vật rơi tự do có vận tốc chạm đất là 36m/s, g = 10m/s2. Hãy tính độ cao thả vật, vận tốc khi vật rơi được 15m, độ cao của vật sau khi đi được 2,5s. 

Lời giải: 

Độ cao thả vật: h = S = 1/2gt2 = 64,8m

Thời gian vật rơi 15m đầu tiên: \large S=\frac{1}{2}g.t_{15}^{2}\Rightarrow t_{15}=1,73s

=> v15 = g.t15 = 17,3  m/s

Độ cao của vật sau khi đi được 2,5s: S2,5 = 1/2gt2 = 20m

=> h' = S - S25 = 44,8 m

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10. Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này để có thể dễ dàng giải quyết các dạng bài tập có trong đề thi nhé! Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức ôn tập các môn học khác nhé!

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990