img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 10:15 10/01/2024 4,748 Tag Lớp 10

VUIHOC tổng hợp kiến thức trọng tâm , các dạng bài tập và câu hỏi ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10 chi tiết. Mời các em cùng theo dõi bài viết nhé!

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10: Công, năng lượng và hiệu suất

1.1 Năng lượng, công cơ học 

a. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác và luôn được bảo toàn. 

b. Công cơ học là số đo phần năng lượng được truyền hoặc chuyển hóa trong quá trình thực hiện công.

A = F.s.cos\large \alpha

Trong đó: F là lực tác động vào vật.

\large \alpha là góc tạo bởi lực F và phương chuyển rời nằm ngang.

s là chiều dài quãng đường chuyển động (m).

c. Công suất: 

\large \wp =\frac{A}{t}(W) trong đó t là thời gian thực hiện công (đơn vị giây - s) 

Liên hệ giữa công suất với lực và vận tốc:

+ Công thức tính công suất trung bình:  

\large \wp =\frac{A}{t}=\frac{F.s}{t}=F.v

+ Công thức tính công suất tức thời: \large \wp =Fv_{t}

1.2 Động năng, thế năng, cơ năng

a. Động năng là năng lượng của vật có được do chuyển động

\large W_{D}=\frac{1}{2}mv^{2}

Định lý: \large A= \Delta W=\frac{1}{2}mv_{2}^{2}-\frac{1}{2}mv_{1}^{2}

b. Thế năng: bao gồm thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi 

- Thế năng trọng trường: \large W_{t}=m.g.h

Trong đó: m là khối lượng của vật đơn vị kg. 

h là độ cao của vật so với gốc thế năng đơn vị m. 

g là hằng số có giá trị bằng 9,8 hoặc 10 m/s2

Định lý: \large A=\Delta W=m.g.h_{o}-m.g.h_{sau }

- Thế năng đàn hồi: \large W_{t}=\frac{1}{2}k(|\Delta l|)^{2}

Định lý thế năng: \large A=\Delta W=\frac{1}{2}k(|\Delta l_{1}|)^{2}-\frac{1}{2}k(|\Delta l_{2}|)^{2}

c. Cơ năng: 

- Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường: 

\large W=W_{d}+W_{t}\Leftrightarrow \frac{1}{2}m\overrightarrow{v^{2}}+m.g.h

- Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi: 

\large W=W_{d}+W_{t}\Leftrightarrow \frac{1}{2}m\overrightarrow{v^{2}}+\frac{1}{2}k(|\Delta l|)^{2}

=> Trong một hệ cô lập cơ năng tại mọi điểm được bảo toàn. 

d. Hiệu suất: 

- Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong quá trình chuyển hóa năng lượng. 

- Hiệu suất được định nghĩa theo công thức: 

\large H=\frac{W_{i}}{W_{tp}}.100%=\frac{\wp _{i}}{\wp _{tp}}.100%

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.  Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10: Động lượng

a. Động lượng\large \overrightarrow{P}=m.\overrightarrow{v}(kgm/s)

b. Độ biến thiên động lượng trong khoảng thời gian \large \Delta t được gọi là xung của lực: \large \Delta \overrightarrow{p}=\overrightarrow{F}\Delta t

c. Định luật bảo toàn động lượng trong hệ cô lập: 

- Va chạm mềm: Sau chạm khiến 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc \large \overrightarrow{v}

\large m_{1}\overrightarrow{v_{1}}+m_{2}\overrightarrow{v_{2}}= (m_{1}+m_{2})\overrightarrow{v}

- Va chạm đàn hồi: Sau va chạm 2 vật không dính vào nhau và chuyển động với vận tốc mới \large \overrightarrow{v_{1}'}; \overrightarrow{v_{2}'}

\large m_{1}\overrightarrow{v_{1}}+m_{2}\overrightarrow{v_{2}}=m_{1}\overrightarrow{v_{1}'}+m_{2}\overrightarrow{v_{2}'}

- Chuyển động bằng phản lực:

\large m\overrightarrow{v}+M\overrightarrow{V}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{V}=-\frac{m}{M}\overrightarrow{v}

Trong đó: m, \large \overrightarrow{v} là khối lượng khí phụt ra với vận tốc v

M, \large \overrightarrow{V} là khối lượng M của tên lửa chuyển động với vận tốc V sau khi đã phụt khí.

3. Bài tập ôn thi giữa kì 2 môn Lý 10

3.1 Bài tập về công, năng lượng và hiệu suất 

Bài 1: Một vật có khối lượng 2kg trượt trên một mặt sàn dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn là 10N hợp với phương ngang một góc là 30o. Biết hệ số ma sát là 0,2 và g = 10m/s2, hãy tính công của lực F và lực ma sát khi vật chuyển động được 5 giây.

Lời giải: 

Biết: m = 2kg ; \large \mu = 0,2 ; g = 10m/s2 ; F = 10N ; \large \alpha = 30^{o} ; t = 5s. 

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật: 

\large F_{ms}=\mu (P-Fsin\alpha )=3N 

Áp dụng định luật II Newton theo phương ngang:

\large Fcos\alpha -F_{ms}=ma\Rightarrow a=2,83m/s^{2}

Vậy quãng đường đi được trong 5s là: s = 0,5at= 35,375(m)

\large A_{F}=F.cos\alpha =306,4J

\large A_{F_{ms}}=F_{ms}.s.cos180^{o} =-106,125(J)

Bài 2: Một vật có khối lượng 1,5kg trượt từ đỉnh dốc xuống chân dốc với góc nghiêng 30o so với phương ngang. Biết dốc dài 8m, lấy g = 10m/s2, vận tốc ban đầu của vật là 2m/s, vận tốc đến chân dốc là 6m/s, hãy tính công của trọng lực, công của lực ma sát, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng. 

Lời giải: 

Biết: m = 1,5kg; \large \alpha = 30o; g = 10m/s2; vo = 2m/s; v = 6m/s; s = 8m

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật: 

\large v^{2}-v_{o}^{2}=2as\Rightarrow a=2m/s^{2}

Áp dụng định luật II Newton theo phương của mặt phẳng nghiêng: 

\large P.sin\alpha -F_{ms}=ma\Rightarrow F_{ms}=mg.sin\alpha -ma=4,5N

\large A_{P}=Psin\alpha.s =60(J)

\large A_{F_{ms}}=-F_{ms}.s =-36(J)

\large F_{ms}=\mu N=\mu P.cos\alpha \Rightarrow \mu =0,346

3.2 Bài tập về động lượng

Bài 1: Biết một vật có cơ năng là 375J. Ở độ cao 3m vật đó có Wd = 3/2Wt. Hãy tìm khối lượng của vật đó và vận tốc của vật ở độ cao 3m. 

Lời giải: 

W = Wt + Wd = 5/2Wt => m = 5,1 kg. 

Wd = 3/2 Wt = 224,9 J => v = 9,4 m/s. 

Bài 2: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động với vận tốc v = 5m/s va chạm với vật có cùng khối lượng đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật chuyển động theo 2 hướng khác nhau hợp với phương ban đầu các góc lần lượt là 30 độ và 60 độ. Hãy tính động năng của từng vật trước và sau khi va chạm. Chứng minh động năng của hệ đó được bảo toàn. 

Lời giải: 

Biết: m1 = m2 = 2kg; v1 = 5m/s; v2 = 0

\large P_{1}^{'}=P_{1}cos30 \Rightarrow v_{1}^{'}=v_{1}cos30 =2,5\sqrt{3}(m/s)

\large P_{2}^{'}=P_{2}cos60 \Rightarrow v_{2}^{'}=v_{2}cos60 =2,5(m/s)

Trước khi va chạm: Wd1 = 0,5m1v12 = 25 (J) ; Wd2 = 0

Sau khi va chạm: W'd1 = 0,5m1v'12 = 18,7 (J) ; W'd2 = m2v'22 = 6,25 (J)

Wd1 + Wd2 =  W'd1 + W'd2 = 25 (J) => động năng của hệ đó được bảo toàn.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kỳ 2 môn Lý 10. Các em hãy nhanh tay note lại những kiến thức trọng tâm này để ôn tập. Đừng quên truy cập vào vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990