img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 09:38 05/12/2023 3,630 Tag Lớp 12

Để giúp các em ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa: Chương 1 Este - Lipit

1.1 Este

a. Khái niệm: Este là dẫn xuất của axit cacboxylic được tạo ra bằng cách thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR' thì ta được este đơn chức RCOOR'. 

Este no đơn chức mạch hở có công thức là CnH2nO2 ( với n \large \geq 2) 

b. Danh pháp: Tên gốc R' (gốc ankyl) + tên gốc axit RCOO ( đuôi at)

Ví dụ: CH3COO-: Axetat, C6H5COO-: Benzoat, CH2=CHCOO-: Acrylat

c. Tính chất vật lý: Este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol: axit > ancol > este. Mỗi loại este sẽ có mùi đặc trưng khác nhau như mùi chuối chín của isoamyl axetat, mùi dứa của etyl butiat, CH3COOC10H17 tạo nên mùi hoa hồng... 

d. Tính chất hóa học

- Este thủy phân trong môi trường axit và tạo ra 2 lớp chất lỏng: 

RCOOR' + H2\large \overset{H_{2}SO_{4d}}{\rightleftharpoons} RCOOH + R'OH

- Este thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều ( phản ứng xà phòng hóa)

RCOOR' + NaOH \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} RCOONa + R' OH

- Đốt cháy este tạo thành CO2 và H2O. Nếu nH2O = nCO2 => este no đơn chức mạch hở 

- Phản ứng tráng bạc ở este: 

(HCOO)xR + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → (NH4CO3)xR + 2xAg + 2xNH4NO3

e. Điều chế este: 

 Axit + Ancol \large \overset{H_{2}SO_{4d}}{\rightleftharpoons} Este + H2

RCOOH + R'OH \large \overset{H_{2}SO_{4d}}{\rightleftharpoons} RCOOR' + H2

1.2 Lipit

a. Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 

b. Công thức cấu tạo: Lipit đơn giản cấu tạo gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài và không phân nhánh) kết hợp với gốc hiđrocacbon của glycerol.

Công thức chung: 

 công thức cấu tạo của lipit - lipit hóa 12

Trong đó R1, R2, R3 là các gốc hidrocacbon. Các gốc này có thể giống nhau hoặc khác nhau

c. Tính chất vật lý: Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no, còn ở trong gốc hidrocacbon no chất béo sẽ ở trạng thái rắn. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước. 

d. Tính chất hóa học 

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo ra axit béo và glixerol

(CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3H2O 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3

- Phản ứng xà phòng hóa tạo thành muối của axit béo và glixerol

(CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3NaOH  3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3

- Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn 

(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3 H2 (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

 

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng hợp kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc gia

2. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa: Chương 2 Cacbohidrat

2.1 Glucozo

- Là chất rắn kết tinh không màu, tan trong nước, có vị ngọt. Glucozo chiếm 30% trong mật ong và 0,1% trong máu người. 

- Tính chất hóa học: 

+ Có nhiều OH liên tiếp nên tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} CH2OH[CHOH]4COONa + CU2O + 3H2O

+ Nhóm chức CHO: tác dụng với AgNO3/ NH3, Br2 (glucozo bị oxy hóa) 

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

+ 5 nhóm OH => tác dụng anhydric axetic (CH3CO)2O

2.2 Saccarozo, tinh bột, xenlulozo

a. Saccarozo

- Saccarozơ có công thức phân tử là: C12H22O11

- Tính chất vật lý: Chất kết tinh không màu, dễ tan trong nước, tan chảy ở 185 độ C, trong tự nhiên Saccarozo có nhiều trong cây mía, củ cải..., trong cuộc sống Saccarozo có trong các sản phẩm đường phèn, đường kính, đường cát. 

- Tính chất hóa học: 

+ Phản ứng với Cu(OH)2 : 2C12H22O11  +  Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu  + 2H2O

+ Phản ứng thủy phân của Saccarozo: C12H22O11 + H2­O → C6H12O6 + C6H12O6 (xúc tác H+, nhiệt độ)

b. Tinh bột: 

- Cấu trúc: Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amylopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột.

- Tính chất vật lý: chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng từ 65 độ C. 

- Tính chất hóa học: 

+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+ Phản ứng màu với dung dịch iot: Hồ tinh bột + dung dịch I2 tạo ra sản phẩm là hợp chất màu xanh tím.

+ Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + ATP

+ Sự chuyển hóa tinh bột trong cây xanh: 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2

c. Xenlulozo

- Cấu trúc: Xenlulozo có cấu trúc phân tử rất lớn, là polyme hợp thành từ các mắt xích b - glucozơ nối với nhau bởi các liên kết b -1,4 - glicozit, phân tử không phân nhánh và không xoắn.

cấu trúc phân tử xenlulozo -  bài 6 saccarozơ tinh bột và xenlulozơ

- Tính chất vật lý: chất rắn màu vàng, hình sợi, không mùi vị, không tan trong dung môi hữu cơ thông thường, không tan trong nước khi đun nóng. 

- Tính chất hóa học: 

+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nHO → nC6H12O6 (môi trường H2SO4, nhiệt độ)

+ Phản ứng của ancol đa chức: 

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHN­O3 → [C6H7O2(ONO2)3]n+ 3nH2O (môi trường H2SO4, nhiệt độ)

>> Xem thêm: Lý Thuyết Saccarozơ Tinh Bột Và Xenlulozơ & Bài Tập

3. Đề cương ôn tập hóa 12 học kì 1: Chương 3 Amin, aminoaxit, protein

3.1 Amin

Amin được tạo ra khi thay thế các nguyên tử hidro (một hoặc nhiều)  trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

- Công thức tổng quát: 

+ Amin đơn chức: CxHyN 

+ Amin đơn chức no: CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N

+ Amin đa chức no: CnH2n+2-z(NH2)hay CnH2n+2+zNz

- Tính chất vật lý: 

+ Amin ở thể tắn có dạng tinh thể, không màu và có vị hơi ngọt

+ Amin ở thể khí như – Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin thường có mùi khai như amonia, rất dễ tan trong nước và rất độc.

- Tính chất hóa học: 

+ Tính base: Amin mạch hở tan nhiều trong nước, làm quỳ tím hóa xanh hoặc làm hồng phenolphtalein. 

+ Tác dụng với axit: 

CH3NH2 + H2SO4 \rightarrow CH3NH3HSO4

2CH3NH+ H2SO4 \rightarrow (CH3NH3)2SO4

CH3NH2 + CH3COOH \rightarrow CH3NH3OOCCH3

+ Tác dụng với dung idchj muối có môi trường axit: 

2CH3NH+ MgCl2 + 2H2\rightarrow 2CH3NH3Cl

- Phản ứng thế ở nhân thơm: 

3.2 Aminoaxit

a. Khái niệm: 

Amino axit là hợp chất hữu cơ. Chúng là một dạng hợp chất hữu cơ tạp chức có chứa đồng thời cả hai nhóm amino -NH2 và nhóm cacboxyl -COOH. 

Công thức cấu tạo tổng quát của phân tử amino acid như sau: 

R(NH_{2})_{x}(COOH)_{y} hoặc  C_{n}H_{2n+2-2k-x-y}(NH_{2})_{x}(COOH)_{y}

b. Cách gọi tên: 

- Tên thay thế: Acid + vị trí + amino + tên của acid carboxylic tương ứng.

- Tên bán hệ thống: Acid + vị trí chữ cái Hy Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của acid carboxylic tương ứng.

c. Tính chất vật lý: dạng tinh thể, dễ tan trong nước và nhiệt độ nóng chảy cao.

d. Tính chất hóa học: 

- Làm đổi màu quỳ tím vì vừa có tính acid vừa có tính base. 

- Phản ứng trùng ngưng

nH2N-[CH2]-COOH → (-NH-[CH2]-CO-)n + nH2O

- Tác dụng với HNO2: HOOC-R-NH2 + HNO2 → HOOC-R-OH + N2 + H2O

- Phản ứng este hóa: NH2-CH2-COOH + ROH → NH2-CH2-COOR + H2

e. Điều chế: 

Amino acid sẽ được điều chế bằng phương pháp thủy phân protein.

Phương trình phản ứng hóa học thủy phân protein có dạng tổng quát như sau: 

(-NH-CH2-CO-)n + nH2O → nNH2-CH2-COOH

3.3 Peptit 

a. Khái niệm

Peptit là hợp chất chứa từ 2 - 50 gốc α-amino axit, chúng liên kết bằng các liên kết peptit với nhau. 

Định nghĩa peptit và protein

b. Tính chất vật lý: Các peptit có nhiệt độ nóng chảy cao, thường ở thể rắn và dễ tan trong nước.

c. Tính chất hóa học: 

- Phản ứng thủy phân: 

n-peptit + (n-1)H2O → amino axit

n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoni clorua của aminoaxit

n-peptit + (n+y)NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1)H2O

- Phản ứng màu biure: 

+ Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → chất màu tím đặc trưng

+ Đipeptit và Amino axit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra phức chất màu tím

3.4 Protein

a. Khái niệm: Protein được định nghĩa là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối tử vài chục nghìn hay đến vài triệu.

b. Tính chất vật lý: tan trong nước thành dung dịch keo và đông tụ lại khi đun nóng. Một vài protein không tan được trong nước như tóc, móng tay... 

c. Tính chất hóa học: 

- Phản ứng thủy phân: Protein bị thủy phân thành các gốc α-amino axit nhờ xúc tác với bazo, axit, hoặc enzim tương tự peptit. Nếu không thủy phân hoàn toàn sẽ tạo các oligopeptit.

- Phản ứng màu: Protein có phản ứng màu với HNO3 đặc tạo ra kết tủa vàng.

Phản ứng màu peptit và protein

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức xây dựng lộ trình ôn thi THPT sớm đạt 9+ phù hợp nhất với bản thân

4. Đề cương ôn tập hóa 12 học kì 1: Chương 4 Polime - vật liệu polime

4.1 Đại cương về polime: 

a. Khái niệm: polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị mắt xích liên kết với nhau tạo thành.

b. Phân loại: 

- Theo nguồn gốc có polime tổng hợp (PVC, PS, cao su buna...), thiên nhiên (tinh bột, tơ tằm, tơ nhện...) và bán tổng hợp (tơ visco) 

- Theo cách tổng hợp: Polime trùng hợp, polime trùng ngưng. 

- Theo đặc điểm cấu trúc: Polime mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh và mạng không gian.

c. Tính chất vật lý: Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong dung môi thông thường, một số có tính dẻo, đàn hồi có thể kéo sợi.

d. Điều chế: phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.

4.2 Vật liệu polime

a. Chất dẻo

- Là loại polime có tính dẻo, thành phần bao gồm polime và chất độn, chất hóa dẻo, chất phụ gia.

- Một số polime dùng làm chất dẻo: 

b. Tơ

- Là vật liệu polime hình sợi dài và mảnh, có độ bền nhất định. Tơ có 2 loại là tơ tự nhiên như len, tơ tằm, bông và tơ hóa học như tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp. 

- Một số loại tơ thường gặp: 

c. Cao su

- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi gồm 2 loại là cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên

5. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa: Chương 5 Đại cương về kim loại

5.1 Vị trí, cấu tạo 

a. Vị trí

- Nhóm IA, IIA, IIIA, một phần ở nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B (IB => VIIIB)

- Họ lantan và actini

b. Cấu tạo

- Cấu tạo nguyên tử: Lớp ngoài cùng ít e, bán kính nguyên tử lớn so với phi kim. 

- Cấu tạo tinh thể: Trong mạng tinh thể có nguyên tử kim loại, ion kim loại ở nút mạng và các e tự do.

- Liên kết kim loại: Liên kết được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và ion kim loại do sự tham gia của các e tự do

5.2 Tính chất, dãy điện hóa kim loại 

a. Tính chất vật lý: 

- Tất cả các kim loại có chung 4 tính chất là dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.

- Nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện giảm

- Trong các kim loại thì vàng dẻo nhất, bạc dẫn điện tốt nhất, thủy nhân có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, Wolfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, crom cứng nhất. 

b. Tính chất hóa học: 

- Tác dụng với phi kim:

Fe + S \overset{t^{o}}{\rightarrow} FeS

Hg + S \rightarrow HgS

 2Fe + 3Cl\overset{t^{o}}{\rightarrow} 2FeCl3

- Tác dụng với axit

3Cu + 8HNO3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Cu + 2H2SO4 \overset{t^{o}}{\rightarrow} CuSO+ SO2 + 2H2O

Fe + H2SO4 loãng \rightarrow FeSO4 + H2

Mg + HCl loãng \rightarrow MgCl2 +H2

- Tác dụng với nước 

2M + 2nH2\rightarrow 2M(OH)n + nH2

Mg + 2H2\xrightarrow[]{100^{0}C} Mg(OH)2 + H2 (100oC)

Mg + 2H2\xrightarrow[]{\geqslant 200^{0}C} MgO + H2 

3Fe +4H2\xrightarrow[]{< 570^{0}C} Fe3O4 + 4H

Fe + H2\xrightarrow[]{> 570^{0}C} FeO + H2

- Tác dụng với dung dịch muối 

Fe + CuSO4 \rightarrow FeSO4 + Cu 

2Fe3+ + Fe \rightarrow 3Fe2+

Fe2+ + Ag+ \rightarrow Ag + Fe3+

Cu + 2Fe3+ \rightarrow Cu2+ + 2Fe2+

c. Dãy điện hóa kim loại

>> Xem thêm: Lý thuyết và bài tập tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại

6. Đề cương ôn tập hóa 12 học kì 1: Luyện tập

Câu 1: Ứng với công thức C4H8O2 có bao nhiêu este là đồng phân của nhau ?

A. 2.     B. 3.     C. 4.     D. 5.

Câu 2: Este có mùi dứa là

A. isoamyl axetat.    B. etyl butirat.

C. etyl axetat.    D. geranyl axctat.

Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2 (có xúc tác)     C. dung dịch Br2

B. dung dịch NaOH     D. Cu(OH)2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo còn có tên là triglixerit.

Câu 5: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm là 1 muối hữu cơ và 2 ancol ?

A. CH2(COOC2H5)2     B. (C2H5COO)2C2H4

C. CH3COOC2H4OOCH    D. CH3OOC-COOC2H5

Câu 6: Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%.

A. 82,23gam      B. 83,32gam

C. 60 gam      D. 53,64 gam
Câu 7: Cho a gam glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành a gam Ag. Phần trăm của glucozơ tham gia phản ứng là

A. 83,33%,    B. 41,66%.    C. 75,00%.    D.37,50%.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.

B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.

C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.

Câu 9: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đu nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 43,20.      B. 4,32.      C. 2,16.      D. 21,60.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,5130 gam một cacbohiđrat (X) thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối nhỏ hơn 400 và không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là:

A. saccarozơ.     B. glucozơ.

C. fructozơ.      D. mantozơ.

Câu 11: Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, andehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?

A. AgNO3/NH3      B.  Dung dịch Br2

C. Cu(OH)2/NaOH       D. Na

Câu 12 Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :

A. 28000      B. 30000

C. 35000      D. 25000

Câu 13 Cho vài giọt iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 - 2 ml hồ tinh bột, đun nóng một lát, sau để nguội. Hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu tím xanh, sau đó mất màu, để nguội màu xanh lại xuất hiện.

B. xuất hiện màu tím xanh, khi đun nóng chuyển sang màu đỏ gạch. 

C. xuất hiện màu tím xanh, đun nóng thấy màu xanh đậm dần.

D. xuất hiện màu đen, sau đó chuyển màu tím, để nguội màu xanh lại xuất hiện.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một ?

A. (CH3)3N.     B. CH3NHCH3.

C. CH3NH2.     D. CH3CH2NHCH3.

Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. dung dịch alanin    B. dung dịch glyxin

C. dung dịch lysin    D. dung dịch valin

Câu 16: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

A. 100.     B. 178.    C. 500.    D. 200.

Câu 17: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?

A. polietilen    B. tinh bột

c. polistiren    D. xenlulozơ trinitrat

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần.

B. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng,

C. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.

D. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể.

Câu 19: Kim loại M phản ứng với oxi để tạo thành oxit. Khối lượng oxi đã phản ứng bằng 40% khối lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:

A. Na    B. Ca    C.Fe    D.Al

Câu 20: Cho các phản ứng sau :

a) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+

Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Tính khử : Mg > Fe > Fe2+ > Cu.

B. Tính khử: Mg > Fe2+ > Cu > Fe.

C. Tính oxi hoá: Cu2+ >Fe3+ > Fe2+ > Mg2+

D. Tính oxi hoá : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+> Mg2+

Đáp án: 

1. C 2. B 3. D 4. C 5. D 6. D 7. A 8. B 9. B 10. A
11. C 12. B 13. A 14. C 15. C 16. D 17. B 18. A 19. B 20. D

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi học kì 1 lớp 12 môn hóa mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kì 1 môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé!  

>> Xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990