img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 09:37 05/12/2023 1,825 Tag Lớp 12

Sắp đến thời điểm thi học kì 1, các em đừng bỏ qua đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý mà vuihoc đã tổng hợp. Các kiến thức trong bài viết bám sát chương trình học và giúp các em dễ dàng ghi nhớ trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của mình.

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý: Dao động cơ 

1.1 Dao động điều hòa 

a. Phương trình dao động điều hòa

\large x=Acos(\omega t+\varphi )

\large v=-\omega Asin(\omega t+\varphi )

\large \omega =\frac{2\pi }{T}=2\pi f

b. Mối liên hệ giữa x,v,a: 

\large A^{2}=x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}=\frac{a^{2}}{\omega ^{4}}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}

\large a=-\omega ^{2}x

- Nhận xét: 

+ Nếu x trễ pha v góc \large \pi/2 => đồ thị hình elip. 

+ Nếu x và a vuông pha => đồ thị hình elip. 

+ Nếu x và a ngược pha => đồ thị đường thẳng. 

1.2 Con lắc lò xo 

a. Tần số góc

\large \omega =\sqrt{\frac{k}{m}}

b. Chu kì 

\large T=\frac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}

c. Tần số: 

\large f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}

d. Lực đàn hồi: 

\large F_{dh}=k.\Delta l

Trong đó \large \Delta l là độ biến dạng của lò xo. 

e. Khi con lắc treo thẳng đứng chỉ có trọng lực và lực đàn hồi tác dụng vào vật thì tần số góc của con lắc được tính bằng: 

\large \omega =\sqrt{\frac{g}{\Delta l_{o}}}

f. Con lắc nằm ngang:

  • lmax = lo + A
  • lmin = lo -  A
  • Fdhmax = k.A
  • Fdhmin = 0. 

g. Con lắc thẳng đứng: 

  • lmax = lo + \large \Delta l_{o} + A
  • lmin = lo + \large \Delta l_{o} - A
  • Fdhmax = k(\large \Delta l_{o} + A) 
  • Fdhmin = k(\large \Delta l_{o} - A) nếu \large \Delta l_{o} > A
  • Fdhmin = 0 nếu \large \Delta l_{o} < A

h. Biên độ A: 

\large A=\frac{l_{max}-l_{min}}{2}=\frac{v_{max}}{\omega }=\frac{F_{kmax}}{k}

i, Ghép lò xo

- Nối tiếp: 

\large \frac{1}{k}=\frac{1}{k_{1}}+\frac{1}{k_{2}}+...

=> treo một vật có cùng khối lượng: \large T^{2}=T_{1}^{2}+T_{2}^{2}+...

- Song song: k = k1 + k2 +... => treo một vật có cùng khối lượng thì: 

\large \frac{1}{T^{2}}=\frac{1}{T_{1}^{2}}+\frac{1}{T_{2}^{2}}+...

1.3 Con lắc đơn

a. Tần số góc

\large \omega =\sqrt{\frac{g}{l}}

b. Chu kỳ: 

\large T=\frac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}

c. Tần số: 

\large f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}

d. Phương trình li độ dài: 

\large s=s_{o}cos(\omega t+\varphi )

e. Phương trình li độ góc

\large \alpha =\alpha _{o}cos(\omega t +\varphi )

f. Mối liên hệ: 

\large S_{o}^{2}=s^{2}+\left ( \frac{v}{\omega } \right )^{2}

\large \alpha _{o}^{2}=\alpha ^{2}+\frac{v^{2}}{gl}

g. Vận tốc của vật: 

\large v=\sqrt{2gl(cos\alpha -cos_{o})}\approx \sqrt{gl(\alpha _{o}^{2}-\alpha ^{2})}

h. Lực căng dây: T = mg(3cos\large \alpha - 2cos\large \alpha _{o})

i. Năng lượng: 

Động năng: \large W_{d}=\frac{1}{2}mv^{2}=mgl(cos\alpha -cos\alpha _{o})\approx \frac{1}{2}mgl(\alpha _{o}^{2}-\alpha ^{2})

Thế năng: \large W_{t}=mgl(1-cos\alpha )\approx \frac{mgl\alpha ^{2}}{2}

Cơ năng: \large W=W_{d}+W_{t}=mgl(1-cos\alpha _{o})\approx \frac{mgl\alpha _{o}^{2}}{2}

>> Xem thêm: Con lắc đơn

Đạt điểm cao môn Vật Lý không khó nếu bạn có trong tay cuốn sách cán đích 9+ được biên soạn bởi các thây cô giảng dạy tại các trường chuyên nổi tiếng!!! 

1.4 Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức

- Dao động tắt dần: Có biên độ giảm dần theo thời gian, nguyên nhân do cơ năng tiêu hao theo thời gian bởi ảnh hưởng của lực ma sát và lực cản của môi trường.

+ Phương trình động lực học: -kx  Fc = m.a

- Dao động duy trì: Có tần số bằng tần số dao động riêng, biên độ không đổi. Dao động duy trì xảy ra khi ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động để bù đắp sự tiêu hao do ma sát gây ra mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó. 

- Dao động cưỡng bức: Chịu tác động của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng với tần số của lực cưỡng bức. 

- Hiện tượng cộng hưởng: Là hiện tượng mà biên độ dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại. Lúc này tần số của dao động cưỡng bức tiến đến bằng với tần số riêng của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng. Điều kiện để xảy ra: f = fo

>> Xem thêm: Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức

1.5 Tổng hợp dao động điều hòa 

- Điều kiện tổng hợp: 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần só, độ lệch pha không đổi theo thời gian. 

- Tổng hợp hai dao động điều hòa: 

Ta có: \large x_{1}=A_{1}cos(\omega t+\varphi _{1}) và \large x_{2}=A_{2}cos(\omega t+\varphi _{2})

=> Phương trình tổng hợp:  \large x =Acos(\omega t+\varphi )

Trong đó:  \large A^{2}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}cos(\varphi _{2}-\varphi _{1})

\large tan\varphi =\frac{A_{1}sin\varphi _{1}+A_{2}sin\varphi _{2}}{A_{1}cos\varphi _{1}+A_{2}cos\varphi _{2}}

- Trường hợp đặc biệt: 

+ Cùng pha: A = A1 + A2

+ Ngược pha: A = |A1 - A2|

+ Vuông pha: \large A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}

2. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý: Sóng cơ và sóng âm

2.1 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

- Truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng, truyền pha dao động, các phần tử sẽ dao động tại chỗ khi sóng truyền qua chứ không bị truyền đi theo sóng. Sóng cơ không truyền được trong chân không. 

- Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng. 

- Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương của sóng. Sóng dọc có thể truyền trong các chất rắn lỏng và khí. 

- Bước sóng: \large \lambda =v.T=\frac{v}{f}

- Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí

- Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tốc độ và bước sóng thay đổi còn chu kì và tần số góc không đổi. 

- Khoảng cách giữa n đỉnh của sóng là: (n - 1)\large \lambda

- Phương trình dao động của sóng tại nguồn O: 

\large u_{o}=acos(\omega t+\varphi )

- Phương trình dao động tại điểm M cách O một khoảng dM

\large u_{M}=acos(\omega t+\varphi -\frac{2\pi d_{M}}{\lambda })

- Độ lệch pha giữa 2 điểm M, N trên cùng một phương truyền sóng: 

\large \Delta \varphi =\frac{2\pi MN}{\lambda }

=> M, N cùng pha khi MN = k\large \lambda

M, N ngược pha khi MN = (k + 0,5)\large \lambda

M, N vuông pha khi MN = (k/2 + 0,25)\large \lambda

Sổ tay hack điểm thi toán, tổng hợp các công thức, tips học lý được tiết lộ bởi các thầy cô trường chuyên. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi 50% từ VUIHOC nhé!

2.2 Giao thoa sóng

- Điều kiện 2 sóng giao thoa: 2 sóng kết hợp cùng phương, tần số, có độ lệch pha không đổi theo thời gian. 

- Phương trình giao thoa sóng

\large u_{M}=2Acos\left ( \pi \frac{d_{1}-d_{2}}{\lambda }+\frac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{2} \right )cos\left ( 2\pi ft-\pi \frac{d_{1}+d_{2}}{\lambda }+\frac{\varphi _{1}+\varphi _{2}}{2} \right )

- Nếu 2 nguồn sóng có cùng pha thì phương trình giao thoa sóng là: 

\large u_{M}=2Acos\left ( \pi \frac{d_{1}-d_{2}}{\lambda } \right )cos\left ( 2\pi ft-\pi \frac{d_{1}+d_{2}}{\lambda } \right )

- Biên độ sóng tại M: 

\large A_{M}=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}cos\left ( \frac{2\pi(d_{1}-d_{2})}{\lambda } +\varphi _{2}-\varphi _{1}\right )}

- Điều kiện cực đại, cực tiểu: 

+ 2 nguồn cùng pha: Cực đại d1 - d2 = k\large \lambda ; cực tiểu d1 - d2 =(k - 0,5)\large \lambda

+ 2 nguồn ngược pha: Cực đại d1 - d2 = (k - 0,5)\large \lambda ; cực tiểu d1 - d2 = k\large \lambda

2.3 Sóng dừng

- Điều kiện để sóng dừng trên dây: 

+ 2 đầu cố định: l = k\large \lambda/2

+ 1 đầu cố định, 1 đầu để hở: l = (k + 0,5)\large \lambda/2

- Khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là \large \lambda/2, giữa nút sóng và bụng sóng liên tiếp là \large \lambda/4. 

- Bề rộng bụng sóng là: L = 2Abụng = 4Anguồn

2.4 Đặc trưng vật lý và sinh lý của âm

a. Đặc trưng sinh lý: 

- Độ cao cảu âm phụ thuộc vào tần số âm. Tần số càng lớn thì âm càng cao. Tai người nghe được âm trong khoảng tần số từ 16 - 20000 Hz

+ Âm có tần số > 20000Hz là siêu âm

+ Âm có tần số < 16Hz là hạ âm.

- Độ to của âm phụ thuộc đồng thời vào cường độ âm và tần số âm. 

b. Đặc trưng vật lý của âm

- Cường độ âm: \large I = \frac{P}{4\pi R^{2}}(W/m^{2})

- Mức cường độ âm: 

\large L=lg\frac{I}{I_{o}}(B)

Lưu ý: \large I_{o} = 10-12 (W/m2) ; 1B = 10dB. 

- Mối quan hệ giữa mức cường độ âm tại 2 điểm A, B, nguồn âm tại O: 

\large L_{A}-L_{B}=lg\frac{I_{A}}{I_{B}}=2lg\frac{OB}{OA}

Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô hướng dẫn và lên lộ trình học tập tối ưu nhé! 

3. Đề cương ôn tập vật lý 12 học kì 1: Dòng điện xoay chiều 

3.1 Đại cương về dòng điện xoay chiều 

- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. 

- Biểu thức tức thời của cường độ dòng điện, điện áp

  • \large i=I_{o}cos(\omega t+\varphi _{1})
  • \large u=U_{o}cos(\omega t+\varphi _{u})

- Mạch điện chứa 1 phần tử: 

  • Mạch chứa R: \large \frac{u}{i}=\frac{U_{o}}{I_{o}}=\frac{U}{I}
  • Mạch chứa L: \large \left ( \frac{u}{U_{o}} \right )^{2}+\left ( \frac{i}{I_{o}} \right )^{2}=1
  • Mạch chứa C: \large \left ( \frac{u}{U_{o}} \right )^{2}+\left ( \frac{i}{I_{o}} \right )^{2}=1

3.2 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

- Định luật ôm: 

\large I=\frac{U}{Z}

- Tổng trở của mạch:  Z=\sqrt{(Z_{L}-Z_{C})^{2}+R^{2}} 
- Định luận Ohm cho đoạn mạch R,L, C mắc nối tiếp:   I=\frac{U}{Z}

- Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: 

  tan\varphi =\frac{U_{LC}}{U_{R}}=\frac{U_{L}-U_{C}}{U_{R}}=\frac{Z_{L}-Z_{C}}{R}

+ Nếu Z> ZC => \varphi > 0 : Mạch có tính cảm kháng ( u sớm pha hơn i)

+ Nếu ZL < ZC => \varphi < 0: Mạch có tính dung kháng ( u trễ pha hơn i) 

- Điều kiện xảy ra cộng hưởng điện

Z_{L}=Z_{C} => L\omega =\frac{1}{C\omega }=> \omega ^{2}LC=1 

=> tan\varphi = 0 => \varphi = 0 (u cùng pha với i)

- Hiện tượng cộng hưởng điện: Đây là hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch RLC đạt đến giá trị cực đại khi ZL = ZC

=> Hệ quả:    I_{max}=\frac{U_{AB}}{Z_{ABmin}}=\frac{U_{AB}}{R}

3.3 Công suất điện tiêu thụ của mạch diện xoay chiều 

4. Đề cương ôn tập vật lý 12 học kì 1: Bài tập vận dụng 

Bài 1: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,314 s và biên độ 8cm. Hãy tìm độ lớn vận tốc của chất điểm khi đi qua vị trí cân bằng và vị trí có li độ là 5cm?

Lời giải: 

- Tần số góc: 

\large \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{2\pi }{0,314}= 20 rad/s

- Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng: v = vmax = A. \large \omega = 8.20 = 160cm/s. 

- Khi chất điểm đi qua vị trí x = 5cm, áp dụng công thức độc lập thời gian ta có: 

\large \frac{x^{2}}{A^{2}}+\frac{v^{2}}{(A\omega )^{2}}=1\Rightarrow v=\omega \sqrt{A^{2}-x^{2}}=20\sqrt{8^{2}-5^{2}=124,9cm/s

Bài 2: Một vật dao động với phương trình là: 

\large x=10\sqrt{3}cos\left ( \pi t-\frac{\pi }{2} \right )(cm)

Hãy tính quãng đường đi được ở giây thứ 2015? 

Lời giải: 

- Chu kì dao động là: \large T=\frac{2\pi }{\omega }= 2s

Thời gian t = 2014s = 1007T => quãng đường đi được là S2014 = 1007.4A

Thời gian t = 2015s = 1007,5T => quãng đường đi được là S2015 = 1007.4A + 2A

=> Quãng đường vật đi được ở giây 2015 là: S = S2014 - S2015 = 2A = 30\large \sqrt{3} cm

Bài 3: Một sóng ngang có biểu thức truyền sóng trên phương x là: u = 3cos(100\large \pit - x) (cm). Hãy tính tỉ số giữa tốc độ truyền sóng và tốc độ cực đại của phần tử vật chất môi trường biết x tính bằng m, t tính bằng giây. 

Lời giải: 

- Từ phương trình truyền sóng ta có: \large \lambda = 2\pi ; f = 50

=> Vận tốc truyền sóng là: v = \large \lambda.f = 100\large \pi (cm/s)

- Tốc độ cực đại của ohaanf tử vật chất của môi trường là: umax = 300\large \pi (cm/s) 

=> Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng và tốc độ cực đại của phần tử vật chất môi trường là: 

\large \frac{v}{u_{max}}=\frac{100\pi }{300\pi }=\frac{1}{3}=3^{-1}

Bài 4: Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng có cùng tần số 100Hz, cùng pha theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng 20cm/s. Số điểm không dao động trên đoạn AB = 1m là: 

Lời giải:

- Bước sóng: \large \lambda =\frac{v}{f}=\frac{20}{100}=0,2m

- Gọi số điểm không dao đông trên đoạn A là số giá trị của k ta có: 

\large \frac{-1}{0,2}-\frac{1}{2}<k<\frac{1}{0,2}-\frac{1}{2}

=> -5,5 < k < 4,5. Vậy k = -5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4. Vậy có 10 điểm. 

Bài 5: Một ấm nước có điện trở của dây may so là 100 \large \Omega được lắp vào mạng điện 220V - 50Hz. Hãy tính nhiệt lượng ấm tỏa ra trong 1 giờ?

Lời giải: 

Nhiệt lượng ấm tỏa ra trong 1 giờ là: 

\large Q=RI^{2}t=\frac{U^{2}}{R}t=\frac{220^{2}}{100}3600=1742400J

Bài 6: Đặt điện áp xoay chiều u = 100\large \sqrt{2}cosωt (V) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở R nối tiếp
với tụ C có Zc = R . Tại thời điểm điện áp tức thời trên điện trở là 50 V và đang tăng thì điện áp tức thời trên tụ là :
Lời giải: 

- Vì ZC = R nên UoC = UoR = Uo/\large \sqrt{2} = 100 V

- Vì UC trễ pha hơn UR một góc \large \pi/2 nên dựa vào đường tròn ta có thời điểm UR = 50 = UOR/2 và đang tăng thì pha của UR là -\large \pi/3, pha của UC là -5\large \pi/6. Khi đó ta có: 

\large U_{C}=-\frac{\sqrt{3}}{2}U_{0C}=-50\sqrt{3} (V)

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi học kì 1 lớp 12 môn lý . Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này để có thể dễ dàng giải quyết các dạng bài tập có trong đề thi nhé! Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức ôn tập các môn học khác nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990