img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 16:11 05/04/2024 359 Tag Lớp 11

VUIHOC gửi đến các em kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề kiểm tra khi ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý. Mời các em cùng theo dõi bài viết nhé!

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý: Điện trường

1.1 Định luật Cu-lông về tương tác điện

- Điện tích được phân thành 2 loại: Điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Đơn vị đo điện tích là cu-lông (C). 

- Định luật cu-lông: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 

\large F=\frac{k.|q_{1}q_{2}|}{r^{2}}=\frac{|q_{1}q_{2}|}{4\pi \varepsilon _{o}r^{2}}

Trong đó: 

  • r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm q1, q2
  • k là hệ số tỉ lệ xác định bởi công thức \large k=\frac{1}{4\pi \varepsilon _{o}}

>> Xem thêm: Lực tương tác giữa các điện tích: định luật cu - lông 

1.2 Điện trường

- Điện trường là dạng vật chất bao quanh diện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên các điện tích khác nhau đặt trong nó.

- Cường độ điện trường do điện tích Q sinh ra tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. Đây là một đại lượng véc tơ và được xác định bởi biểu thức: 

\large \overrightarrow{E}=\frac{\overrightarrow{F}}{q}

- Đường sức điện là đường mô tả điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường cũng trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

- Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách điện tích một đoạn r trong chân không có phương trình nằm trên đường thẳng nối điện tích và điểm M, có chiều hướng ra xa điện tích nếu Q > 0 và hướng lại gần điện tích nếu Q < 0, có độ lớn là: 

\large \large E=k\frac{|Q|}{r^{2}}=\frac{|Q|}{4\pi \varepsilon _{o}r^{2}}

1.3 Điện thế và thế năng điện

- Thế năng điện của một điện tích q tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường để dịch chuyển điện tích q từ điểm đó ra xa vô cùng. 

- Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho thế năng điện tại vị trí đó và được xác định bằng công mà ta cần thực hiện để dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó. 

\large V_{A}=\frac{A'_{\infty A}}{q}

- Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: 

\large E=\frac{U}{d}

>> Lý thuyết điện thế và thế năng điện

1.4 Tụ điện

- Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện.

- Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ và được xác định  bởi: 

\large C=\frac{Q}{U}

- Công thức tụ điện mắc nối tiếp: 

\large U=U_{1}+U_{2}+U_{3} + ... + U_{n}

\large Q=Q_{1}=Q_{2}=Q_{3} = ... =Q_{n}

\large \frac{1}{C}=\frac{1}{C_{1}}+\frac{1}{C_{2}}+...+\frac{1}{C_{n}}

- Công thức tụ điện mắc nối song song: 

\large U=U_{1}=U_{2}=U_{3} = ... = U_{n}

\large Q=Q_{1}+Q_{2}+Q_{3} + ... +Q_{n}

\large C=C_{1}+C_{2}+C_{3} + ... +C_{n}

- Năng lượng của tụ điện: 

\large W=\frac{QU}{2}=\frac{Q^{2}}{2C}=\frac{CU^{2}}{2}

- Ứng dụng của tụ điện: Tích trữ và cung cấp năng lượng.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp. 

2.  Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý: Dòng điện không đổi

2.1 Dòng điện, cường độ dòng diện

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của cá điện tích. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương ( ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm). 

- Đại lượng vật lý đặc trương cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện, được xác định bởi điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian.

\large I=\frac{\Delta q}{\Delta t}

Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A)/ 

Trong hệ SI, điện tích có đơn vị là cu-lông (C): 1C = 1A.1s

- Vận tốc trôi của các hạt tải điện tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn

\large v=\frac{I}{nS|q|}

>> Lý thuyết dòng điện, cường độ dòng điện

2.2 Điện trở, đèn sợi đốt

- Điện trở của một vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật dẫn. Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn có giá trị U, dòng điện chạy trong mạch có cường độ I thì điện trở được xác định theo công thức: 

\large R=\frac{U}{I}

Trong hệ SI, điện trở có đơn vị là \large (\Omega) : 1\large \Omega = 1 V/A

- Đèn sợi đốt là dền chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện lên dây dẫn kim loại. Điện trở của đèn sợi đốt tăng gần như tuyến tính với nhiệt độ. 

- Điện trở nhiệt là linh kiện điện tử mà giá trị điện trở của nó biến thiên rất nhạy theo nhiệt độ. 

2.3 Suất điện động - định luật ohm cho các đoạn mạch 

- Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn: 

\large \xi =\frac{A}{q} (V)

- Đoạn mạch chứa điện trở R: Hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I thỏa: 

\large I=\frac{U}{R}

- Đoạn mạch chứa nguồn đang phát dòng điện I: Hiệu điện thế và cường độ dòng điện I thỏa: 

\large \xi =U+Ir \Rightarrow U =\xi -Ir

2.4 Năng lượng điện, công suất điện

- Năng lượng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và với thời gian dòng điện chạy qua. 

A = UIt

Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là jun (J). 

- Công suất của dòng điện đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện: 

\large P=\frac{A}{t}=UI (W)

Trong hệ SI, công suất có đơn vị là oát (W). 

- Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R: 

\large Q=UIt=RI^{2}t=\frac{U^{2}}{R}t

- Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R: 

\large \wp =\frac{Q}{t}=UI=RI^{2}=\frac{U^{2}}{R}

- Năng lượng toàn phần của nguồn điện: 

\large A_{o}=\xi It=UIt+rI^{2}t

- Công suất toàn phần của nguồn điện: 

\large \wp _{o}=\frac{A_{o}}{t}=\xi I

- Hiệu suất của nguồn điện: 

\large H=\frac{\wp }{\wp _{o}}=\frac{U}{\xi }

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng hợp trọn bộ kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập môn Vật lý trong chương trình THPT

3. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý: Luyện tập một số dạng bài tập 

Bài 1: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30cm, một điện trường có cường độ E = 30000V/m. Độ lớn điện tích Q bằng bao nhiêu?

Lời giải:

\large E=k\frac{|Q|}{r^{2}}\Rightarrow |Q|=\frac{E.r^{2}}{k}=\frac{30000.0,3^{2}}{9.10^{9}}=3.10^{-7}C

Bài 2: Tại 2 điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt 2 điện tích q1 = 4.10-6 C, q2 = -6,4.10-6 C. Xác định cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 12 cm; BC = 16 cm. Xác định lực điện trường tác dụng lên q3 = -5.10-8C đặt tại C.

Tam giác ABC vuông tại C. Các điện tích q1 và q2 gây ra tại C các véc tơ E→1 và E→2 có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

\large E_{1}=9.10^{9}\frac{|q_{1}|}{AC^{2}}=25.10^{5}V/m

\large E_{2}=9.10^{9}\frac{|q_{2}|}{BC^{2}}=22,5.10^{5}V/m

Cường độ điện trường tổng hợp tại C do các điện tích q1 và q2 gây ra là \large \overrightarrow{E_{1}} và \large \overrightarrow{E_{2}}: có phương chiều như hình vẽ; có độ lớn: 

\large E=\sqrt{E_{1}^{2}+E_{2}^{2}}\approx 33,6.10^{5}V/m

Bài 3: Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành hình chưc nhật ABCD cạnh AD = a = 3cm, AB = b = 4cm. Các điện tích q1, q2, q3 được đặt lần lượt tại A, B, C. Biết q2 = -12,5.10-8C và cường độ điện trường tổng hợp tại D bằng 0. Tính q1, q2.


Vectơ cường độ điện trường tại D:

\large \overrightarrow{E_{D}}=\overrightarrow{E_{1}}+\overrightarrow{E_{3}}+\overrightarrow{E_{2}}=\overrightarrow{E_{13}}+\overrightarrow{E_{2}}

Vì q2 < 0 nên q1, q3 phải là điện tích dương. Ta có:

\large E_{1}=E_{13}cos\alpha =E_{2}cos\alpha

\large \Leftrightarrow k\frac{|q_{1|}}{AD^{2}}=k\frac{|q_{2}|}{BD^{2}}.\frac{AD}{BD}

\large \Rightarrow |q_{1}|=\frac{AD^{2}}{BD^{2}}|q_{2}|=\frac{AD^{3}}{(\sqrt{AD^{2}+AB^{2}})^{3}}|q_{2}|

\large \Rightarrow |q_{1}|=-\frac{a^{3}}{(\sqrt{a^{2}+h^{2}})^{3}}q_{2}=2,7.10^{-8}C

Tương tự ta có: 

\large E_{3}=E_{13}.sin\alpha =E_{2}.sin\alpha

\large \Rightarrow q_{3}=-\frac{b^{3}}{(\sqrt{a^{2}+b^{2}})^{3}}q_{2}=6,4.10^{-8}C

Bài 4: Một quả cầu nhỏ khối lượng 0,1g và có điện tích q = - 10-6C được treo bằng một sợi dây mảnh ở trong điện trường E = 1000 V/m có phương ngang cho g = 10 m/s2. Khi quả cầu cân bằng, tính góc lệch của dây treo quả cầu so với phương thẳng đứng.

Lời giải: 

\large \overrightarrow{E} có phương ngang, khi đó \large \overrightarrow{F} cũng có phương ngang. Do trọng lực P hướng xuống nên \large \overrightarrow{F} ⊥ \large \overrightarrow{P}.

Ta có: F = qE, P = mg

Góc lệch của con lắc so với phương ngang là α được xác định bởi công thức: 

\large tan\alpha =\frac{F}{P}=\frac{|q|E}{mg}=1\Rightarrow \alpha =45^{o}

Bài 5: Trong khoảng thời gian 10s, dòng điện qua dây dẫn tăng đều từ I1 = 1A đến I2 = 4A. Tính cường độ dòng điện trung bình và điện lượng qua dây trong thời gian trên.

Lời giải: 

Cường độ dòng điện trung bình:

\large I=\frac{I_{1}+I_{2}}{2}=\frac{1+4}{2}=2,5A

Bài 6: Hai dây dẫn, khi mắc nối tiếp có điện trở lớn gấp 6,25 lần khi mắc song song. Tính tỉ số điện trở của hai dây.

Lời giải: 

\large R_{1}+R_{2}=6,25.\frac{R_{1}R_{2}}{R_{1}+R_{2}}\Leftrightarrow (R_{1}+R_{2})^{2}-6,25R_{1}R_{2}=0

\large \Leftrightarrow R_{1}^2{}+2R_{1}R_{2}+R_{2}^{2}-6,25R_{1}R_{2}=0

\large \Leftrightarrow R_{1}^2-4,252R_{1}R_{2}+R_{2}^{2}=0

\large \Leftrightarrow (R_{1}-2,125R_{2})^{2}=(1,875R_{2})^{2}

\large \Leftrightarrow R_{1}-2,125R_{2}=1,875R_{2}

\large \Leftrightarrow R_{1}=4R_{2} (Loại giá trị âm)

\large \Leftrightarrow \frac{R_{1}}{R_{2}}=4

Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

- Phân tích đoạn mạch: R1 nt ((R2 nt R3) // R5) nt R4.

R23 = R2 + R3 = 10 Ω

\large \Rightarrow R_{235}=\frac{R_{23}R_{5}}{R_{23}+R_{5}}=5\Omega

\large \Rightarrow R=R_{1}+R_{235}+R_{4}=12\Omega

\large \Rightarrow I=I_{1}=I_{235}=I_{4}=\frac{U_{AB}}{R}=2A

 Với: U235 = U23 = U5 = I235.R235 = 10 V nên:

\large I_{5}=\frac{U_{5}}{R_{5}}=1A;I_{23}=I_{2}=I_{3}=\frac{U_{23}}{R_{23}}=1A

Bài 8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình. Biết R1 = 10Ω và R2 = 3R3. Ampe kế A1 chỉ 4A. Tìm số chỉ của các ampe kế A2 và A3.

Lời giải: 

Ta có: U23 = U2 = U3 ⇔ I2.R2 = I3.R3 ⇔ I2.3R3 = I3.R3 ⇒ I3 = 3I2

Lại có: I = I1 = I2 + I3 ⇔ 4 = I2 + 3I2 ⇒ I2 = 1A ⇒ I3 = 3A

Bài 9:  Acquy (E,r) khi có dòng I1 = 15A đi qua, công suất mạch ngoài là P1 = 135W, khi I2 = 6A, P2 = 64,8W. Tìm E, r.

Lời giải: 

Hiệu điện thế mạch ngoài: U = E – rI.

Công suất mạch ngoài: P = UI = (E – rI).I = EI – rI2.

\large \Rightarrow \left\{\begin{matrix} 135=E.15-r.15^{2} & \\ 64,8=E.6-r.6^{2} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 15E-25r=135& \\ 6E-36r=64,8 & \end{matrix}\right.

\large \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} E=12V & \\ r=0,2\Omega & \end{matrix}\right.

Bài 10: Cho mạch điện như hình vẽ, mỗi nguồn có: e = 1,5V, r0 = 1Ω, R1 = 6Ω, R2 = 12Ω, R3 = 4Ω.

Lời giải: 

Eb = EAM + EMN + EBC ⇒ Eb = e + e + e = 3e = 3.1,5 = 4,5V

rb = rAM + rMN + rBC

\large \Rightarrow r_{b}=\frac{r_{o}}{2}+\frac{r_{o}}{2}+r_{o}=2r_{o}=2.1=2\Omega

\large R_{N}=R_{3}+\frac{R_{1}R_{2}}{R_{1}+R_{2}}=4+\frac{6.12}{6+12}=8\Omega

\large I=\frac{E_{b}}{R_{N}+r_{o}}=\frac{4,5}{8+2}=0,45A

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn lý. Bên cạnh việc ôn tập những kiến thức trọng tâm, các em nên luyện nhiều dạng bài tập khác nhau để nắm vững cách giải các dạng bài tập đó. Trong quá trình làm bài tập, các em cũng kết hợp ôn tập lại các công thức tính toán. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 


 

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990