img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Kết bài vợ nhặt hay nhất

Tác giả Minh Châu 14:03 30/11/2023 6,808 Tag Lớp 12

Để có thể hoàn thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, ngoài có một phần mở bài và phần thân bài hay thì kết bài cũng là một phần quan trọng nhằm tổng kết lại nét nổi bật của vấn đề đang được nghị luận. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hỗ trợ các em viết kết bài Vợ nhặt sao cho hay nhất nhé!

Kết bài vợ nhặt hay nhất
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Kết bài Vợ Nhặt hay nhất

1.1 Kết bài Vợ Nhặt hay nhất 1

Thật sự chẳng hề nói ngoa khi nhận xét Kim Lân là vị thần trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và anh Tràng chính là sự hội tụ tất cả những tinh hoa, tuyệt tác mà nhà văn muốn thông qua hình tượng chàng trai ngờ nghệch để gửi bức thông điệp tới các thế hệ sau và thể hiện niềm thương xót, tình yêu thương của ông với những người nông dân trong hoàn cảnh éo le của những năm 45 thế kỷ trước. Thêm nữa, việc tạo ra tình huống nhặt vợ đầy tréo ngoe đã xóa tan mọi giới hạn của cả nền văn học thời trước cũng như mở màn cho các nhà văn sau này gửi gắm những ước mơ, khát vọng mong muốn hướng tới một tương lai tốt đẹp. Nó càng khẳng định rằng nhà văn vĩ đại của chúng ta muốn gửi gắm bức thông điệp rằng: Con người luôn mang trong mình niềm khao khát tình yêu thuần khiết và có thể sẵn sàng nỗ lực để c vượt qua nghịch cảnh chỉ cần có động lực thôi thúc để họ hướng tới những điều tốt đẹp. Tràng là hiện thân của một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, là đại diện tiêu biểu của tầng lớp người dân lao động nghèo, niềm ước vọng có vợ của anh cũng như những ước mong riêng biệt của từng người nông dân thời đó. Đó đều là những ước vọng thuần khiết nhất của con người dù là nhỏ hay tầm phào đến mức độ nào. 

1.2  Kết bài Vợ Nhặt hay nhất 2

Tóm lại, người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên là một sáng tạo đột phá và độc đáo chứa đầy mới mẻ của tác giả Kim Lân. Thông qua nhân vật mới lạ này, tác giả đã thể hiện nên được một ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc và cao đẹp. Con người ta cho dù có sinh sống trong hoàn cảnh khó khăn, khốn cùng đến nhường nào thì họ cũng sẽ luôn hướng về một tương lai tươi đẹp hơn và họ sẽ không bao giờ đánh mất đi niềm tin vào sự sống tốt đẹp hơn. Thông qua hình ảnh của nhân vật thị nhà văn Kim Lân như đã vạch trần bộ mặt đầy thối nát của bè lũ bọn thực dân và bọn cường quyền rất lộng hành, chính vì những tội ác man rợ của chúng gây ra và đã làm cho thân phận của những con người nông dân chỉ đáng vài bát bánh đúc, cũng chính chúng là những thủ phạm trực tiếp hủy hoại đi tương lai của biết bao nhiêu thế hệ con người. Và thị là một hình tượng mà Kim Lân đã xây dựng lên để nói với toàn bộ nhân dân và bè lũ độc ác kia chính rằng người phụ nữ Việt Nam có nói riêng và toàn thể nhân dân đất nước Việt Nam nói chung sẽ không bao giờ từ bỏ đi sự sống tươi mới dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

1.3  Kết bài Vợ Nhặt hay nhất 3

Như vậy, thông qua ngòi bút viết văn rất tài tình của nhà văn Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã để lại trong lòng rất nhiều độc giả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm ấy không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, tình thương yêu con người, sự trân trọng về những phẩm chất tốt đẹp của những con người đang sống trong cảnh khổ cực, mà qua đó giá trị đó còn lên án và đứng lên chống lại một chế độ xã hội mà bọn phát xít thực dân đã bóp nghẹt cuộc sống vốn yên bình của những con người này và đẩy những người dân lao động đói nghèo chất phác, lương thiện tới bước đường cùng của sự sống. Đặc biệt hơn cả, giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt cũng không đơn thuần chỉ ở cái tư tưởng xáo rỗng mà nó thiết thực hơn, Kim Lân cũng đã chỉ hướng cho những người nông dân chân chính ấy tìm đến con đường cách mạng chính nghĩa, đây cũng là con đường duy nhất có thể giải phóng được bản thân, dân tộc, đòi lại được quyền con người vốn có và tự mình đi tìm lại tương lai tươi đẹp hơn cho chính mình!

Khóa học PAS THPT giúp xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay đê được lên lộ trình càng sớm càng tốt bạn nhé! 

1.4  Kết bài Vợ Nhặt hay nhất 4

Truyện ngắn Vợ nhặt đã được nhà văn Kim Lân chấp bút trong một bối cảnh cực kỳ tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của đất nước ta về nạn đói năm 1945. Thế nhưng điều mà nhà văn Kim Lân của chúng ta hướng đến chủ yếu lại không phải là việc phản ánh nên hiện thực thê thảm của những con người sinh sống tại thời điểm đó mà trong bóng tối của nạn đói bủa vây thì nhà văn đã phát hiện ra được một nguồn ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người xuất phát từ những con người khổ cực đó. Trong nạn đói kinh hoàng, khi cái chết như đang vây hãm, chỉ trực chờ để rút sạch đi hết sự sống thì những người nông dân, nạn nhân trực tiếp đầy khốn khổ của nạn đói năm ấy thì vẫn mạnh mẽ và vươn lên hoàn cảnh bằng niềm tin, bằng sức mạnh của tình thương. Bà cụ Tứ và anh nhân vật Tràng là những người nhân dân đói khổ sống và làm ở xóm Ngụ cư, thế nhưng khi vào chính thời điểm mà nạn đói năm ấy hoành hành dữ dội nhất, khi mà gần như toàn bộ con người đang đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết thì tồn tại đâu đó có những con người vẫn sẵn sàng cưu mang đồng bào, như anh Tràng giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính từ tình thương ấy cũng đã đánh thức nên phần thiện lương, dịu dàng và sự khát khao về yêu thương bên trong tâm người vợ nhặt.

1.5  Kết bài Vợ Nhặt hay nhất 5

Qua truyện ngắn Vợ nhặt trong tập truyện Con chó xấu xí, nhà văn Kim Lân cũng đã thể hiện được biệt tài và thể hiện được khả năng thể hiện nghệ thuật độc đáo của mình, thông qua việc xây dựng một tình huống vô cùng éo le, thử thách và nhà văn đã để cho nhân vật của mình tự bộc lộ ra được những tính cách, phẩm chất đáng quý của con người, mang đến cho những người đọc và cảm nhận một cách sâu sắc hơn về những người nông dân lao động nghèo khổ sinh sống trong thời gian xảy ra nạn đói năm xưa. Từ câu chuyện nhặt vợ tuy rất "lạ đời" nhưng mà cũng đầy xót xa của anh nhân vật Tràng, Kim Lân cũng đã thể hiện ra được thái độ trân trọng đối với những phẩm chất đầy tốt đẹp cùng với sức sống mạnh mẽ ở bên trong con người họ. Bởi vậy khi mà chúng ta đọc Vợ nhặt thì ta không chỉ xót xa cho một thực trạng đen tối đó là sự đói nghèo, mất mát của những người nông dân lao động nghèo khó trong nạn đói mà ta còn cảm động ở trước những thứ tình cảm tốt đẹp mà những con người ấy dành cho nhau khi cùng nhau trải qua khoảnh khắc khốn cùng ấy.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12 

2. Kết bài Vợ Nhặt nâng cao 

2.1  Kết bài Vợ Nhặt nâng cao

Khi viết về nạn đói vào năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân lại không thể tập trung miêu tả về thực trạng xơ xác, thê thảm của sự đói khổ mà nạn đói này cũng đã mang đến cho những con người trong thời gian ấy mà tác giả đã tập trung bút lực vào khai thác, khám phá một vẻ đẹp tiềm ẩn chứa ở bên trong những con người ấy. Và tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân cũng đã vô cùng thành công khi tìm thấy được một nguồn ánh sáng đẹp đẽ nhất về sức sống, vẻ đẹp của tình thương lẫn nhau bên trong trái tim của những người nông dân nghèo - nạn nhân trực tiếp vô cùng đáng thương của nạn đói năm ấy. Qua truyện ngắn này, nhà văn cũng đã khẳng định rằng cái đói, sự mất mát khủng khiếp về mọi thứ cũng chỉ có thể bào mòn được sức sống thể chất, tước đoạt đi sinh mạng của nhiều con người nhưng sẽ không thể nào làm mất đi được những bản chất tốt đẹp vốn có của con người: Bà cụ Tứ và anh nhân vật tên Tràng tuy sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo khó nhưng họ vẫn luôn sẵn sàng dang tay để cưu mang, giúp đỡ cho người vợ nhặt xa lạ, người vợ nhặt đã "lột bỏ" vẻ ngoài hơi chanh chua, chỏng lỏn để có thể trở về với bản chất vốn có của mình: hiền hậu, đúng mực khi đã một phụ nữ có một gia đình.

2.2 Kết bài Vợ Nhặt nâng cao

Bằng một sự tinh tế, sáng tạo trong khả năng cảm nhận, chân thực trong việc miêu tả cùng với sự am hiểu vô cùng sâu sắc đối với mặt đời sống tinh thần trong cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ, nhà văn Kim Lân ở trong truyện ngắn Vợ nhặt đã không chỉ tái hiện một cách thành công, sinh động về không khí đầy ngột ngạt, tăm tối của nạn đói vào năm 1945 mà trên một cái phông nền ảm đạm tràn ngập sự thảm thương đó thì nhà văn cũng đã làm nổi bật lên được vẻ đẹp của sự sống, của tình yêu thương ở sâu bên trong con người đã bị che lấp đi bởi những cơn đói. Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân cũng đã làm cho nhiều độc giả cảm thấy được những vẻ đẹp và sức mạnh đích thực của tình thương yêu: nạn đói năm xưa có thể hủy diệt được con người ta về sự sống về mặt thể xác nhưng tuyệt nhiên sẽ không thể làm mất đi được tình yêu thương, niềm khát khao tương lai mới cũng chẳng thể hủy diệt đi nổi sức sống tinh thần và niềm tin mãnh liệt của con người.

2.3 Kết bài Vợ Nhặt nâng cao

Trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật Tràng, tác giả Kim Lân trước hết đã phơi bày được cuộc sống đầy khổ cực của toàn bộ nhân dân ta trong khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945. Nhưng đằng sau câu chuyện đó còn là sự cảm thương sâu sắc cho số phận của họ. Trân trọng, phát hiện và ngợi ca nên những vẻ đẹp thuần khiết của người nhân dân Việt Nam ở trong một tình cảnh khốn cùng: tấm lòng nhân hậu, khát khao có được hạnh phúc, tin tưởng vào một tương lai mới tươi sáng hơn. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Tràng của Kim Lân, chúng ta cũng không thể không tới đến nhân vật người vợ nhặt của Tràng. Người vợ nhặt này là một phụ nữ không có lai lịch rõ ràng, không rõ tên tuổi, tác giả gọi cô bằng “thị”, quê quán, nghề nghiệp cũng không hề có bất cứ tài sản gì khi lần đầu gặp mặt nhân vật Tràng. Có thể thấy được rằng, ở trong nạn đói khủng khiếp ấy, thân phận những con người khổ cực cũng trở nên hết sức là vô nghĩa.

2.4 Kết bài Vợ Nhặt nâng cao

Tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt” đã để lại những rung cảm mới mẻ trong lòng rất nhiều bạn đọc không chỉ thông qua bởi niềm cảm thương, khao khát rất đỗi bình dị của những con người lao động mà còn được tạo bởi nét nghệ thuật độc đáo. Nhà văn Kim Lân đã sử dụng những ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm những màu sắc của vùng đồng bằng trung du miền núi bắc bộ cùng những cách xưng hô vô cùng thân mật “u – tôi”, gọi người vợ là “nhà tôi” cũng gợi lên một không khí miền trung du cùng với cuộc sống nông dân nghèo khó dân dã. Bên cạnh đó cũng thể hiện được nghệ thuật xây dựng cốt truyện sáng tạo, tình huống mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn được bạn đọc ngay từ nhan đề của truyện ngắn. Qua đó tác phẩm văn học cũng đã thể hiện được khát vọng sống, khát vọng có được hạnh phúc cùng niềm tin vào một tương lai tươi sáng của con người trong nạn đói năm đó.

2.5 Kết bài Vợ Nhặt nâng cao

Xây dựng tác phẩm lên bằng một kết thúc mở cùng với một lối kể truyện vô cùng độc đáo và những lời văn trong truyện ngắn thì khá giản dị, chân thành và mộc mạc nhưng lại có tính gợi hình rất cao, Kim Lân đã bộc lộ ra sự tài tình của mình trong việc phản ánh một cách chân thực được của nạn đói của xã hội đất nước Việt Nam ta vào những năm 1945. Số phận của những người lao động khổ bị rẻ rúng, thấp hèn và còn bị cái nghèo đói bủa vây suốt một thời gian dài cùng với vô số những chính sách hà khắc, man rợ hành hạ nhân dân của chế độ thực dân. Qua đó, ông cũng đã thể hiện được những giá trị nhân đạo sáng tạo đó chính là ngợi ca nên khát vọng sống đáng được trân trọng và gieo vào trong lòng người đọc thêm một niềm tin có thể thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời cũng đã tố cáo nên xã hội đen tối và đã tố cáo được những chính sách hà khắc đã khiến người dân càng ngày càng lâm vào cảnh lầm than.

Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT 

3. Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

3.1 Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Vợ nhặt là một tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất trong cuộc đời văn học của Kim Lân, là một tác phẩm hiện lên rất giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo; là bài ca hoàn hảo khi viết về tình người ở những con người nghèo khổ, ca ngợi về niềm tin bất diệt vào một tương lai tươi sáng hơn của con người. Truyện đã xây dựng được thành công hình tượng của nhân vật Tràng, một người nông dân lao động nghèo khổ nhưng mà chứa đầy sự ấm áp tình thương, niềm hy vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện hấp dẫn và dẫn truyện độc đáo, nhất là với ngòi bút miêu tả tâm lí rất tinh tế, khiến tác phẩm đã mang một chất thơ rất cảm động và hấp dẫn.

3.2 Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Nhân vật Tràng giống như một đứa con tinh thần to lớn của nhà văn Kim Lân. Tình huống nhân vật này nhặt vợ đã gây đầy bất ngờ và trở nên rất đặc biệt nhưng cũng đã thể hiện được một tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù những người nhân dân nghèo đói, cùng cực nhưng họ vẫn sẽ luôn nghĩ đến sự sống tươi mới chứ không phải là nghĩ tới cái chết, luôn có một niềm tin vững chắc vào tương lai tươi đẹp. Qua nhân vật Tràng ta cũng đã cảm nhận thêm được một tâm hồn rất trong sáng đẹp đẽ của những người dân lao động nghèo đó chính là tình thương người và niềm hi vọng bất diệt.

3.3 Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Chúng ta có thể nói rằng, “Vợ nhặt” chính là một bức tranh cực kỳ sống động viết về đời sống của những người nông dân sống trong nạn đói 1945. Tuy rằng ở thời gian đó, con người ta hãy còn đang bị nhấn chìm trong bóng tối, đói nghèo và chết chóc rất nhiều nhưng qua con con mắt tinh tường, nhà văn Kim Lân vẫn có thể phát hiện ra được chiều sâu trong tâm hồn tốt đẹp ẩn chứa ở bên trong những người dân ấy. Đó là chính tình yêu thương giữa con người, là ý thức và trách nhiệm của mình đối với gia đình mình và xã hội chung. Trên cái khung nền đen tối ấy, con người đã vượt lên trên số phận và tỏa sáng những vẻ đẹp rực rỡ nhất trong cuộc đời. Đó cũng chính là những giá trị nhân bản, nhân văn vô cùng sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm tới toàn bộ bạn đọc.

3.4 Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Tóm lại, Tràng là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân. Tràng là nhân vật tiêu biểu của nhóm  người thuộc lớp nông dân nghèo khổ, dù trong hoàn cảnh éo le nào cũng luôn khao khát một cuộc sống gia đình hạnh phúc và tin tưởng vào cuộc sống tương lai. Kim Lân đã có nhiều thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng. Ông cũng đã miêu tả tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Ông đã đi sâu vào tâm hồn của mỗi nhân vật trong truyện nói chung và nhân vật Tràng nói riêng, khám phá, miêu tả những chi tiết cảm động và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống hạnh phúc của những người dân nghèo. Các chi tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp chặt chẽ, hợp lý, tập trung thể hiện rõ chủ đề của truyện.

3.5 Kết bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt với đầy đủ ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh ta tuy thô kệch, xấu xí nhưng không lỗ mãng, ngược lại, anh ta nhút nhát và sợ hãi, đặc biệt là khi nghĩ về tương lai. Thông qua nhân vật Tràng, nhà văn không chỉ phản ánh một mảng tối của hiện thực xã hội trước 1945 và số phận của những người dân nghèo mà còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Kim Lân tiếp nối những trang viết giàu tính nhân văn về người lao động bình thường của các nhà văn trước đó như Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

4. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

4.1 Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Người vợ nhặt chính là một đại diện tiêu biểu cho số phận của con người trong nạn đói thảm khốc năm 1945. Qua đó, nhà văn đã lên án và tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời, nhà văn Kim Lân còn thể hiện sự đồng cảm xót xa cho số phận của những con người nghèo khổ. Nhưng tác giả Kim Lân dù đã khắc họa họ là những nạn nhân khổ đau của nạn đói nhưng vẫn hiện lên trên những vẻ đẹp trong cuộc sống bình dị và đời thường. Đó là một vẻ đẹp của tình yêu thương. Và còn là vẻ đẹp của sự khát khao có được một cuộc sống hạnh phúc, nhưng trong hoàn cảnh tối tăm ấy vẫn hướng về một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

4.2 Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo đột phá của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Những người sống trong hoàn cảnh khốn khó sẽ luôn nhìn về tương lai và không bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Thông qua hình tượng nhân vật thị, nhà văn đã vạch trần, phanh phui ra bộ mặt thối nát của bọn thực dân và các thế lực áp bức, chính vì tội ác của chúng mà thân phận con người chỉ đáng bằng mấy bát bánh. Họ chính là thủ phạm phá hủy tương lai của biết bao người. Chính Thị là hình ảnh mà nhà văn Kim Lân xây dựng để nói với nhân dân và bè lũ ác ôn rằng, người phụ nữ Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung không bao giờ từ bỏ mạng sống của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

4.3 Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Nhân vật vợ nhặt được đặt vào trong một tình huống truyện rất đặc biệt, trong tận cùng của cái đói và cận kề với cái chết, nhân vật đã bộc lộ ra những tính cách, những ước mơ khao khát được sống mãnh liệt của mình. Không chỉ những vậy, nhân vật còn mang tính chất kết nối nhau, tạo nên một sự liền mạch giữa các sự kiện trong tác phẩm. Với nhân vật người vợ nhặt, không chỉ là sự sáng tạo thành công của nhà văn Kim Lân mà nó còn cho thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc nhất của Kim Lân.

4.4 Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Nhân vật Thị trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân là một nhân vật đại diện cho hàng ngàn người phụ nữ nói riêng và cả hàng triệu người nông dân Việt Nam trong nạn đói trong năm 1945. Đây là một nhân chứng có ý nghĩa tố cáo, lên án tội ác tày trời của Nhật và Pháp khi đã gây ra một nạn đói khủng khiếp nó đã đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than và không được sống đúng nghĩa với cách là một con người nữa. Cũng qua tác phẩm này, tác giả Kim Lân đã khắc họa nên một hình ảnh người vợ nhặt vô cùng thành công. Tác giả luôn chú trọng khắc họa từng hành động,từng cử chỉ, nét mặt của nhân vật để người đọc có thể hiểu được tâm lí của một người phụ nữ. Nhà văn đã lựa chọn ra được những chi tiết rất phù hợp để bộc lộ lên số phận cũng như cái vẻ đẹp của nhân vật. Qua đó làm nổi bật lên những phẩm chất quý giá của người phụ nữ Việt Nam dù cho họ không có một vẻ bên ngoài đẹp đẽ hay ở trong một hoàn cảnh lầm than.

4.5 Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Thông qua hình tượng nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân đã gửi gắm đến người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc. Đó có thể là một thông điệp: Đôi khi những gì chúng ta tận mắt chứng kiến ​​chưa chắc đã là sự thật, xin đừng đánh giá con người qua những hình thức hay hành động nhất thời, chỉ có thời gian mới cho câu trả lời hoàn hảo. Tính cách thị có thể đanh đá, chua ngoa và trơ trẽn trước hiểm họa của cái đói, nhưng bản chất thị là một người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý mà nếu anh Tràng không cho thị một cơ hội, thì điều đó sẽ không bao giờ biết được. Đó cũng có thể là triết lý về sức mạnh của tình người, cứ cho đi ta sẽ nhận lại những điều vô giá hơn rất nhiều. Cũng như nhân vật thị do mẹ con Tràng cưu mang đã làm cho cuộc đời họ trở nên mới mẻ hơn, tươi đẹp hơn, đáng sống hơn. Có thể nói, nhân vật không chỉ đưa ta đến những nhận thức mới về con người mà còn khơi dậy trong lòng người đọc sự đồng cảm, chua xót cho thân phận éo le, bất hạnh của người phụ nữ trong hoàn cảnh nghèo khổ, éo le.

5. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

5.1. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Thông qua việc khắc họa nên hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhhà văn tinh tế nhận ra những nét tâm lý quen thuộc của người xưa. Ở ngõ cụt, dọc đường đi, họ thường nói về tương lai và những điều tươi đẹp, nên khi đèn trong nhà bật sáng lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn lâu dài rồi sẽ đến cho con trai bà, gia đình bà và cả xóm ngụ cư. Nhân vật bà cụ Tứ đã mang đến một luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc đến bà, người đọc sẽ không quên một người mẹ đảm đang, chu đáo luôn dành những điều tốt đẹp cho con cái, một người luôn hướng đến một cuộc sống hạnh phúc hơn, cuộc sống tươi đẹp  hơn sẽ đến trong một tương lai không xa.

5.2. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Thông qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với những cảm xúc lẫn lộn trước tình cảnh người con trai “nhặt được vợ”,nhà văn Kim Lân đã làm sáng tỏ tấm lòng của một người mẹ nghèo nhưng vô cùng vị tha, nhân hậu. Với tình cảm mà bà cụ dành cho con trai và con dâu, người ta càng hiểu rõ hơn tấm lòng của người mẹ và chính điều này đã làm cho hình ảnh bà cụ Tứ trở nên chân thực và cảm động hơn đối với người đọc. Và biết đâu người mẹ già này chính là ánh sáng xua tan bóng tối bi đát của những mảnh đời nghèo khó.

5.3. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Vợ Nhặt là truyện ngắn hay nhất của Kim Lân, một tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo; là bài ca về tình người trong những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của nhân loại. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo với tình yêu thương ấm áp, niềm hi vọng và sự lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và kể chuyện độc đáo, đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, giàu chất thơ. 

5.4. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Qua "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng rất thành công hình ảnh của người mẹ nghèo trong trận đói khủng khiếp năm 1945. Người mẹ nghèo về tiền bạc nhưng lại giàu lòng yêu thương và hết mình vì con cái - tinh thần người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà cụ Tứ, chúng ta thấy thấp thoáng những hình ảnh Lão Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người nông dân sống tận lòng cho những người thương thân yêu của họ.

5.5. Kết bài vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Với ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, đầy tính tâm sự và tấm lòng thấu hiểu người dân lao động đầy sâu sắc, Kim Lân đã vạch ra cho người đọc những khó khăn, gian khổ của nhân dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhưng những nghịch cảnh chẳng thể nào làm lụi tàn ý chí đấu tranh và nghị lực khủng khiếp của người lao động mà còn là đòn bẩy, là ngọn đèn sáng soi rọi cho lòng tốt con người được hiện lên giữa bóng đêm của khổ cực và lưu đầy. Thông qua hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm, ta bắt gặp được một người mẹ hết đỗi giản dị, đơn sơ như hầu hết các bà mẹ Việt Nam nhưng nổi bật hơn hết là tình yêu thương con cái hết mực. Bà luôn tin tưởng và ủng hộ vào những quyết định mà con mình đưa ra một cách vô điều kiện cho dù đó là những sự lựa chọn điên rồ đến mức nào nhưng vẫn có trong đó không thiếu đi sự tính toán và quyết đoán của một người làm trụ cột gia đình. Những giọt nước mắt của bà lăn rơi vừa là những giọt nước mắt của hạnh phúc nhưng cũng là những nỗi lo, sự tự trách bản thân vì đã không thể lo cho các con được cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn. Đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử linh thiêng mà chẳng thế lực nào có thể đánh bại được, tác giả của chúng ta đã thành công trong việc đưa những thứ vốn dĩ vô cùng đời thường trở thành những điều thiêng liêng.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để viết kết bài Vợ nhặt và bổ sung thêm một số kết bài mẫu cho bài văn theo nhiều phương pháp. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990