img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 13:50 30/11/2023 8,359 Tag Lớp 12

Hôm nay, VUIHOC gửi đến các bạn học sinh một số bài văn phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc trong chương trình Ngữ Văn 12. Đây là bài viết hữu ích giúp các em tham khảo thêm về cách phân tích tác phẩm này, phục vụ cho bài học trên lớp của mình.

Phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Sơ đồ tư duy phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Sơ đồ tư duy là một cách học vô cùng hiệu và bớt nhàm chán dành cho những tác phẩm văn học có dung lượng dài. Mỗi người nên tự làm cho mình một chiếc sơ đồ tư duy để giúp việc học trở nên thú vị và nhớ các ý chính dễ dàng hơn. Dưới đây là một sơ đồ tư duy về phân tích bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả Trần Đình Hượu mà VUIHOC sưu tầm được. Các em hãy tham khảo và tự lập cho mình những sơ đồ tư duy không chỉ ở bài này mà còn áp dụng được cho những tác phẩm khác nữa.

2. Dàn ý phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc mẫu 

2.1 Dàn ý phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc mẫu 1

A. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Trần Đình Hượu

  • Ông sinh năm 1962, quê ở Nghệ An

  • Ông là giảng viên tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

  • Ông tập trung nghiên cứu về các vấn đề lịch sử liên quan đến tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại 

  • Ông có nhiều công trình sáng tác như Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông… 

- Giới thiệu về tác phẩm nhìn về vốn văn hóa dân tộc 

  • Được trích trong phần II của bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. 

B.Thân bài

a. Nhận xét về nền văn hóa dân tộc 

- Tác giả khôn khéo đưa ra những vấn đề khách quan, khiêm tốn và ngắn gọn 

- Ông đưa thêm một số nhận xét về vấn đề nghị luận. 

b. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam 

- Những hạn chế: Văn hóa Việt Nam còn chưa có tầm vóc lớn lao, chưa nổi bật và có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến được các nền văn hóa khác trên Thế Giới 

  • Thần thoại không phong phú

  • Tôn giáo, triết học không phát triển và ít quan tâm đến giáo lý 

  • Khoa học kỹ thuật không phát triển thành truyền thống 

  • Các mặt kiến trúc, hội họa, âm nhạc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. 

  • Về thơ ca chưa có tác giả nào đạt tầm vóc lớn lao. 

- Những ưu thế: Nền văn hóa thiets thực,linh hoạt, dung hòa và lành mạnh với vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành và nghĩa tình. 

  • Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không có sự xung đột giữa các tôn giáo

  • Con người sống nghĩa tình: cái nết đánh chết cái đẹp, tốt gỗ hơn tốt nước sơn

  • Các công trình tuy không to, chỉ có quy mô vừa và nhỏ nhưng lại hài hòa với thiên nhiên. 

c. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam 

- Tôn giáo: Người dân không cuồng tín cực đoan bất cứ tôn giáo nào mà dung hòa chúng => tạo ra sự hài hòa, coi trọng cuộc sống thực tại hơn thế giới bên kia, không đi tìm hiểu sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo. 

- Nghệ thuật: Các tác phẩm nghệ thuật tinh tế với quy mô vừa, nhỏ, không mang vẻ đẹp kì vĩ hay tráng lệ 

- Ứng xử: Con người sống tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí dũng mà chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan và thích sự yên ổn. 

- Sinh hoạt: Mong muốn cuộc sống chừng mực, vừa phải, cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp, không mong muốn cao sang, mong muốn cuộc sống thong thả bên con cháu quây quần. 

- Quan niệm về cái đẹp: Hướng vào vẻ đẹp dịu dàng, vừa xinh, thanh lịch và duyên dáng. 

- Kiến trúc: Quy mô nhỏ nhưng lại có điểm nhấn hài hòa, tinh tế với thiên nhiên. 

- Lối sống: Ghét sự phô trương, trọng tình nghĩa và sống kín đáo. 

d. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc: 

- Sự tạo tác của chính dân tộc 

- Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa từ bên ngoài truyền vào. 

C. Kết bài 

- Khái quát lại các giá trị về nội dung và nghệ thuật

- Rút ra bài học: Mỗi con người Việt Nam cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người cần có hành động đúng đắn để truyền bá là lưu giữ văn hóa dân tộc trước bạn bè thế giới. 

Khởi động năm học mới cùng khóa học PAS THPT - lộ trình ôn tập cá nhân hóa duy nhất ở Việt Nam 

2.2 Dàn ý phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc mẫu 2 

A. Mở bài 

- Trần Đình Hượu là nhà giáo ưu tú và đóng góp nhiều cho nền văn học, góp phần tạo nên những tinh hoa văn hóa của nhân loại. 

- Đoạn trích: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc thuộc phần II của bài Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc. Đoạn trích thuộc thể loại văn bản nhật dụng đưa ra những nhận định khái quát của tác giả về bản sắc văn hóa Việt Nam. 

B. Thân bài

a. Văn hóa Việt Nam và các phương diện chủ yếu 

- Văn hóa là gì?

  • Văn hóa là tổng thể chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử như văn hóa ứng xử, văn hóa chữ viết, văn hóa ẩm thực, văn hóa cồng chiêng, văn hóa lúa nước… 

- Các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam

  • Tôn giáo, hội họa, văn học, kiến trúc

  • Ứng xử giao tiếp cộng đồng, tập quán

  • Sinh hoạt : ăn, ở mặc… 

b. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

- Đặc điểm nổi bật: tinh tế, giàu tính nhân bản => hướng đến sự hài hòa trên mọi phương diện tinh thần đó là thiết thực, linh hoạt và dung hòa. 

- Các mặt tích cực trong văn hóa Việt: 

  • Tôn giáo: Không say mê cuồng tín cực đoan mà còn dung hòa giữa các tôn giáo: Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. 

  • Nghệ thuật: Tuy có quy mô không lớn, không tráng lệ hay phi thường nhưng lại sáng tạo được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực thơ ca. 

  • Về ứng xử: Thích sự yên ổn, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp, lối sống trọng tình nghĩa, chuộng người hiền lành, khôn khéo, hợp tình và hợp lý. 

  • Sinh hoạt: ưa sự vừa phải và chừng mực

  • Cái đẹp: Thích cái đẹp, cái thanh nhã, dịu dàng. Ghét sự sặc sỡ, quy mô, ưa chuộng sự khéo léo… 

  • Ăn mặc: Thích sự giản dị, thanh đạm, hòa hợp với thiên nhiên. Không chuộng sự cầu kỳ, phô trương… 

=> Nét riêng và tính ổn định trong văn hóa Việt Nam: Một cuộc sống thiết thực, bình ổn và lành mạnh với vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người sống nghĩa tình, nhân văn… 

- Các mặt hạn chế trong văn hóa Việt: 

  • Không có ngành khoa học, kĩ thuật phát triển thành truyền thống. Các ngành như văn học, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ, chưa có nền văn hóa nào trở thành danh dự, thu hút hay quy tụ cả nền văn hóa. 

  • Đối với những cái mới, dị kỉ không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chỉ chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần chừ và giữ mình. 

  • Không có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ. 

=> Tạo thành sức ì và cản trở những bước phát triển mạnh mẽ để làm nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc. 

- Bản chất và nguyên nhân: 

  • Bản chất của nền văn hóa truyền thống là nền văn hóa của dân nông nghiệp, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi. 

  • Ý thức lâu đời về sự nhỏ bé, kinh tế khó khăn nhiều bất trắc.

=> Cái nhìn sắc sảo, thẳng thắn của tác giả. Dám nhìn nhận về những ưu điểm và hạn chế trong văn hóa truyền thống cùng đưa ra bản chất, nguyên nhân giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo về nền văn hóa dân tộc. 

=> Ý thức phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế để tạo tầm vóc lớn cho văn hóa dân tộc. 

c. Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam 

- Bản sắc văn hóa là cái riêng, độc đáo mang tính bền vững và tích cực của cộng đồng văn hóa. Chúng được hình thành trong lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của một dân tộc. 

- Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam

  • Nội lực: Là những cái vốn có của dân tộc, là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng. Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không bền vững. 

  • Ngoại lực: Quá trình đồng hóa, chiếm lĩnh từ các nền văn hóa bên ngoài cùng quá trình tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại. Nếu “bế quan tỏa cảng” thì không tiếp thu được nền văn hóa nhân loại đồng thời không phát triển và lan tỏa được những giá trị văn hóa của đất nước. 

=> Sự kết hợp và dung hòa giữa những cái vốn có của dân tộc cùng sự sàng lọc, tiếp thu những nền văn hóa ngoại quốc giúp tạo ra sự độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đây chính là điểm hấp dẫn và nét riêng biệt để phân biệt giữa Việt Nam và các nước khác đối với khách du lịch quốc tế. 

C. Kết bài 

- Đánh giá vấn đề: Khái quát lại giá trị của bài viết

- Mở rộng vấn đề: Mọi người cần phải làm gì để phát huy và mở rộng văn hóa dân tộc. 

Combo sổ tay kiến thức đầy đủ các môn học giúp các em thuận tiện hơn trong quá trình học tập và tra cứu kiến thức ôn tập 

3. Hướng dẫn phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc 

3.1 Phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc mẫu 1

Năm 1986, tác giả Trần Đình Hượu đã viết tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, trong đó đoạn trích “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả đã không chỉ đưa ra những quan điểm về cái gọi là bản sắc văn hóa dân tộc mà còn gợi mở con đường nghiên cứu về nó như một vấn đề thời sự trong sự đổi mới của đất nước. Đoạn trích này không chỉ là “nhìn về” mà còn mang ý nghĩa “hướng tới” một nền văn hóa dân tộc trong hiện đại, tương lai. 

Trong “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”, bên cạnh khái niệm vốn văn hóa dân tộc, tác giả còn đưa ra các khái niệm về đặc sắc văn hóa dân tộc, tinh thần chung của văn hóa dân tộc, thiên hướng văn hóa dân tộc. Cách diễn đạt của tác giả không cố định và cứng nhắc, đôi khi tác giả viết đơn giản là bản sắc dân tộc, đôi khi lại viết bản sắc dân tộc của văn hóa… Nhưng nhìn chung, qua diễn giải của tác giả, chúng ta hiểu rằng bản sắc dân tộc hay vốn văn hóa dân tộc là cái giúp khu biệt văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc không tự sinh ra mà nó là kết tinh, là thành quả tổng hợp của cả một quá trình vừa sáng tạo, vừa tiếp xúc văn hóa, nhào trộn những cái chung và riêng của văn hóa dân tộc và những cái tiếp thu từ bên ngoài. Bản sắc văn hóa dân tộc vừa ổn định nhưng cũng vừa biến đổi. Đó là sự ổn định để tạo tiền đề cho sự biến đổi, nhưng trong những biến đổi đó lại hướng đến một ổn định mới cao hơn và phong phú hơn. Tác giả Trần Đình Hượu đưa ra khái niệm vốn văn hóa dân tộc vừa rộng hơn nhưng cũng có những mặt hẹp hơn khái niệm bản sắc dân tộc. Nói rộng hơn bởi bản sắc văn hóa làm nên cái vốn văn hóa, còn hẹp bởi vốn văn hóa dường như chỉ nói được mặt ổn định, cố hữu mà chưa nói được mặt biến đổi của bản sắc văn hóa. Với cách nói về khái niệm thiên hướng văn hóa, tinh thần chung của văn hóa, tác giả Trần Đình Hượu muốn nói đến chiều rộng, chiều phát triển của bản sắc văn hóa.  

Tác giả đã dựa vào căn cứ kho tàng thần thoại không phong phú ở Việt Nam, các mặt tôn  giáo, triết học đều không phát triển, không có ngành khoa học, kĩ thuật phát triển thành truyền thống, các mặt hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều không phát triển thành tuyệt kĩ, thơ ca ở Việt Nam được yêu thích nhưng cũng không có nhà thơ nào nghĩ đó là sự nghiệp chính của mình… để đưa ra khẳng định: “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật”. Tất nhiên những dẫn chứng của tác giả chỉ là những căn cứ lớn mà bản thân chúng cần được chứng minh thông qua hàng loạt dữ kiện cụ thể. Do định hướng của bài viết nên tác giả đã bỏ qua phần này. Điều quan trọng hơn đối với ông là nói rõ tiền đề mà dựa trên các căn cứ đã được nêu: “ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó”.Theo logic vấn đề, ở cuối đoạn thứ 2 tác giả đã cắt nghĩa lí do của các kiểu văn hóa lựa chọn để chúng ta có thể thấy rõ được tính quy luật của nó: “Thực tế đó cho ta biết khuynh hướng, hứng thú, sự ưa thích, nhưng hơn thế, còn cho ta biết sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội. Đó là văn hoá của cư dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị”. Cách lật đi lật lại vấn đề như vậy giúp cho luận điểm của tác giả ngày càng thuyết phục hơn. 

Không khó để nhận thấy ở bài viết này, tác giả đã thoát khỏi thái độ khen hay chê đơn thuần thường thấy trong cách xử lý vấn đề. Tinh thần chung của bài viết này là tiến hành phân tích, đánh giá một cách khoa học những nét nổi bật của văn hóa Việt Nam. Trên thực tế, khen ngợi hay chỉ trích là một phản ứng cảm xúc bình thường hoàn toàn hợp lý trong một bài nghiên cứu. Nhưng quan trọng, nếu tác giả không vượt qua xiềng xích chủ quan khen và chê thì mọi đề xuất, kiến ​​nghị sau này sẽ kém thuyết phục. Tác giả Trần Đình Hượu hẳn là người có hiểu biết sâu rộng nên ông ấy đã trình bày quan điểm của mình với giọng điệu bình tĩnh và khách quan. Chỉ khi người đọc hiểu được cái đích xa xôi mà tác giả theo đuổi thì mới nhận ra cảm hứng thực sự của mình: hoạch định một chiến lược phát triển mới cho đất nước, góp phần đưa đất nước thoát khỏi hiện trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển.

Sau khi nêu một loạt điểm “không phải đặc trưng” của văn hóa Việt Nam, tác giả cũng khẳng định lại: “Người Việt Nam có văn hóa riêng”. Nếu việc trước không đồng nghĩa với cái gọi là “chê” thì việc sau không phải là biểu hiện cụ thể của cái gọi là “khen”. Không có gì mâu thuẫn ở đây bởi trước hết, theo quan điểm của tác giả, việc tìm ra nét độc đáo của văn hóa Việt Nam không nhất thiết có nghĩa là chứng minh rằng người Việt Nam không thua kém các dân tộc khác. Nổi bật trong số đó là sự công nhận trên toàn thế giới (ví dụ: sự phát triển của hệ thống thần thoại, tôn giáo, triết học, nghệ thuật, kiến ​​trúc...). Nỗ lực này để chứng minh nó là vô ích. Trên tinh thần này, tác giả chỉ ra những khía cạnh “không điển hình” của văn hóa Việt Nam.

Công trình nghiên cứu của tác giả rõ ràng chứa đựng những gợi ý về phương pháp nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc: muốn tìm ra đặc trưng văn hóa Việt Nam phải chú ý đến thực tiễn Việt Nam, không thể áp dụng những mô hình cố định, một điều quan trọng nữa là tìm ra những không giống các dân tộc khác, cội nguồn của hiện tượng với những đặc điểm nổi bật để thấy được “đặc điểm” của văn hóa Việt Nam. Câu hỏi "có" hoặc "không" thường ít quan trọng hơn câu hỏi "tại sao nó tồn tại?", "tại sao nó không tồn tại?" Thứ hai, tác giả cho rằng văn hóa là một tổng thể của nhiều yếu tố, trong đó lối sống và quan niệm sống là yếu tố chủ đạo, nhưng lối sống này và quan niệm sống kia cũng là một hệ thống, là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố. vô số yếu tố nhỏ hơn khác.

Tác giả chắc chắn có cơ sở khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống và quan niệm sống riêng, điều đó thể hiện ở việc chúng ta tự tạo cho mình một “bộ lọc” để loại trừ hoặc tiếp thu, chọn lọc những gì không cần thiết hoặc cần thiết với mình. Người Việt Nam có văn hóa riêng. Hóa ra, những điểm thường được trích dẫn là "không đặc biệt" thực sự không có ý nghĩa gì cả! Nói như vậy, tác giả có một quan niệm toàn diện về văn hóa và biết cách triển khai công trình nghiên cứu của mình trên cơ sở xem xét thực tế khách quan hơn là dựa trên “tri thức có trước”.

Trong phần 3, tác giả đã chỉ ra một đặc điểm của văn hóa Việt Nam: "Cái đẹp là xinh, là khéo. Ta không mong chờ những cái tráng lệ, cũng không ham muốn được biết đến, không háo hức cái tráng lệ, chói lóa, không say mê cái huyền ảo, vĩ đại. Các tông màu được ưa chuộng có tông màu dịu dàng mà thanh nhã, ghé những màu sắc quá sặc sỡ. Về quy mô, chúng ta chuộng những cái vừa phải, vừa khéo, vừa xinh. Trong giao tiếp thì ưa chuộng ứng xử hợp tình, hợp lí, quần áo hay trang sức trên người đều không ưa chuộng sự cầu kì hay xa hoa nào. Tất cả các dẫn chứng đó đều hướng đến nét đẹp dịu dàng, thanh lịch. Vào thời điểm tiểu luận này ra đời, những khái quát trên của tác giả Trần Đình Hượu khiến người đọc phải kinh ngạc và thú vị 

Ngày nay, khái niệm của Trần Đình Hượu đã gần như trở nên phổ biến, được lặp lại trong các tác phẩm khác nhau với một số thay đổi nhỏ. Một số dẫn chứng trong văn học và trong đời sống thể hiện sự chính xác của nó, chẳng hạn: Việt Nam không có những công trình kiến trúc lớn như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, Angkor Wat… Công trình kiến trúc Chùa một cột (chùa Diên Hựu) – một biểu tượng của văn hóa Việt Nam – có kích thước rất nhỏ. Còn về trang phục thì áo dài luôn được nhiều người phụ nữ Việt Nam thích mặc nó, vì nó giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không bị bó buộc, không rườm rà như những bộ trang phục truyền thống của Trung Quốc hay không hề có màu sắc quá sặc sỡ như hanbok của Hàn Quốc hay Kimono của Nhật Bản. Còn về lời ăn tiếng nói thì người Việt ưa chuộng nối ứng xử hợp tình hợp lý, khéo ăn nói, nhẹ nhàng…  

Kết luận chính của tác giả về tinh thần của văn hóa Việt Nam là ở câu nằm ngoài cùng của phần kết: tinh thần của văn hóa Việt Nam là linh hoạt, thực tế và dung hòa. Toàn bộ các từ như khôn khéo, nhanh tay, kết hợp, sàng lọc, tinh luyện, tiếp nhận,… được sử dụng trong đoạn văn cũng có tác dụng “thêm vào” cho kết luận của nó. Tác giả đã chỉ ra rằng, trong phạm vi văn minh, khả năng của người Việt Nam thể hiện trong sự kết hợp, đồng hóa, không phải trong việc tạo tác. Các khái niệm này có thể được mở rộng và khái niệm về văn bản được sử dụng để định nghĩa các khái niệm này."Tạo tác" được hiểu là một khái niệm có tính chất đại diện, chỉ những phát minh lớn của một nền văn minh - những phát minh mà các nền văn minh khác không có hoặc có mà không đạt đến sự vĩ đại, gây ảnh hưởng rộng lớn đến những người xung quanh, và trở thành những tiêu chuẩn để học tập.Khái niệm "Đồng hóa" được sử dụng để chỉ sự tồn tại của một dân tộc nghiêng về phía các mối liên kết với các nền văn minh khác, các mối liên kết được thực hiện chủ động bởi chính các dân tộc đó, và để chỉ khả năng của các chủ thể tiếp nhận – tức là các nền văn minh, hoặc các cá nhân, để trở thành của mình. Khái niệm của Dung hợp có các mặt tương đồng với khái niệm của Đồng hóa, tuy nhiên nó vẫn khác biệt. Theo cách này, người viết có thể muốn ám chỉ đến khả năng "nhận dạng" của nhiều phần khác nhau, được kết hợp với nhau trong một hệ thống, một tổng thể mới.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

3.2 Phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc mẫu 2 

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có một nét đẹp văn hóa riêng biệt tạo nên bản sắc riêng của quốc gia đó. Chính vì vậy, trong đoạn trích “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”, tác giả Trần Đình Hượu đã sáng tạo bàn về những khía cạnh khác nhau của văn hóa như tôn giáo, nghệ thuật, cách sinh hoạt và ứng xử của con người. 

Trong tác phẩm này, tác giả Trần Đình Hượu đã bàn về các lĩnh vực quen thuộc của mỗi quốc gia hay dân tộc. Qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về nét sống, cách sinh hoạt và giao tiếp của cộng đồng người. Với sự sáng tạo đó tác giả đã đưa ra những nét đặc trưng thông qua các ví dụ và dẫn chứng trong công trình nghiên cứu của mình. Ví dụ như kiến trúc chùa Một cột, lăng tẩm của các vị vua… mỗi một công trình lại gắn bó với các sự kiện lịch sử trong dòng chảy nhân loại. 

Theo Trần Đình Hượu, văn hóa không phải chỉ biểu hiện thông qua các công trình nghệ thuật mà còn biểu hiện thông qua cách giao tiếp, văn hóa ứng xử hằng ngày. Tác giả đã lấy dẫn chứng thông qua những câu ca dao tục ngữ nói về lời ăn tiếng nói của con người như: 

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” 

hay như câu: 

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” 

Mỗi một công trình văn hóa đều thể hiện được nét riêng và đặc sắc của một đất nước, dân tộc. Nó còn phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc. Bản sắc văn hóa là một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện được các yếu tố tinh thần của mình. Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có đa dạng các nền văn hóa, những văn hóa đó có thể tốt hoặc xấu, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến truyền thống của các quốc gia hay mỗi vùng miền dân tộc. Theo Trần Đình Hượu, chúng ta cần phải biết tiếp nhận những nền văn hóa đó theo các khía cạnh riêng và lành mạnh và thể hiện được những nét văn hóa riêng của dân tộc, của vùng miền. 

Như đã nói, mỗi dân tộc, đất nước hay vùng miền đều có những nét đẹp văn hóa riêng, vì vậy dân tộc ta cần phải mở rộng và nâng cao phát triển văn hóa truyền thống, những văn hóa cao đẹp đó đều mang lại những ý nghĩa to lớn cho mỗi con người. Những giá trị văn hóa truyền thống còn thể hiện những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc. Vì vậy những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc đều thể hiện những giá trị văn hóa lịch sử, giá trị truyền thống liên quan đến những di tích lịch sử hào hùng. 

Văn hóa là biểu hiện cho lối sống của quốc gia và dân tộc đó, và cũng chính những nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền trên đất nước đã tựu chung thành nền văn hóa của đất nước đó. Tác giả Trần Đình Hượu đã bàn về văn hóa trên nhiều phương diện như lịch sử, đạo đức, lối sống và tinh hoa riêng của mỗi dân tộc bởi văn hóa là biểu hiện của truyền thống, của tôn giáo và của các công trình kiến trúc. 

Vốn văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là phong phú, nó biểu hiện những vấn đề của dân tộc, của thời đại, phát triển chung về lối sống, tư tưởng và đạo đức của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đối với những vấn đề lịch sử, mọi vấn đề đều được biểu hiện nét riêng, đặc sắc, tinh tế của vùng miền văn hóa đó.

Mỗi chúng ta đều có thể thấy được, tác giả Trần Đình Hượu đã bàn về lối văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, nó biểu hiện nét riêng trong văn hóa, lối sống, lịch sử của đất nước, truyền thống, thể hiện cái nhìn mới mẻ về văn hóa của vùng miền, của đất nước.
 

Tác giả cũng khẳng định “cách thức hình thành bản sắc dân tộc của một nền văn hóa không phụ thuộc vào sự sáng tạo của bản thân dân tộc mà phụ thuộc vào khả năng chiếm ưu thế trong việc tiếp thu các giá trị văn hóa nước ngoài. Về vấn đề này, lịch sử đã chứng minh rằng dân tộc Việt Nam có dũng khí .” Dân tộc ta đã trải qua ách đô hộ lâu dài và ách áp bức nặng nề, nên dân tộc ta không thể trông chờ vào sáng tạo, sáng tạo mà phải “dựa vào năng lực để làm chủ năng lực của mình”. Giá trị văn hóa bên ngoài" là điều nên làm. Như tôi đã nói ở trên, tuy chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo nhưng chúng ta không tiếp thu tất cả mà chỉ tiếp thu những đạo đức tốt đẹp, những điều phù hợp với văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, ta có bằng chữ Hán Dựa vào sự sáng tạo của chữ Nôm, để sáng tạo những tác phẩm mang đậm âm hưởng Việt Nam, ta sáng tạo các thể thơ chữ Hán, thơ tự do chữ Hán, trên cơ sở các thể thơ truyền thống phương Tây.

Phân tích bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả Trần Đình Hượu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nền văn hóa nước nhà. Hãy nghiên cứu thật kỹ bài viết và hiểu cặn kẽ từng dẫn chứng của tác giả để có thể nắm bắt rõ hơn về tác phẩm. Ngoài ra, nếu các em muốn tìm hiểu sâu hơn về những tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 12 và các môn học khác, nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990