img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bác ơi

Tác giả Minh Châu 15:13 30/11/2023 4,230 Tag Lớp 12

Chủ đề về Bác là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Trong đó, Tố Hữu là một tác giả được đánh giá viết thơ về Bác rất hay và giàu cảm xúc. Hướng dẫn soạn bài Bác ơi dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu được những đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung mà Tố Hữu đã sử dụng để nói lên nỗi xót thương một vị lãnh tụ với đầy đủ các phẩm chất cao đẹp.

Soạn bài Bác ơi
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bác ơi: Phần tác giả 

1.1 Cuộc đời 

Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (sinh năm 1920, mất năm 2002), ông sinh ra và lớn lên tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, thuộc tỉnh Thừa Thiên (nay được gọi là Thừa Thiên Huế). Những yếu tố ảnh hưởng đến văn học và thơ ca của Tố Hữu chính là truyền thống văn hóa, gia đình và quê hương.

- Năm lên 12 tuổi, mẹ ông mất. Năm 13 tuổi, ông học tại trường Quốc học (Huế). Tại đây, ông được tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng Cộng sản thông qua sách báo tiến bộ của Mác, Lênin, Ăngghen, Hồ Chí Minh,… kết hợp với sự vận động và giác ngộ từ các Ðảng viên ưu tú thời đó như Phan Ðăng Lưu, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Diểu, người thanh niên có tên Nguyễn Kim Thành lúc bấy giờ đã sớm nhận ra được lý tưởng đúng đắn. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và hăng hái trong hoạt động, năm 1938 ông được kết nạp vào Ðảng.

- Vào tháng 4 năm 1939, ông bị bắt và bị tra tấn một cách dã man, sau đó bị đày đi nhiều nhà tù. Trong nhà lao, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi ấy vẫn luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục công cuộc hoạt động cách mạng trong mọi hoàn cảnh.

- Cuối năm 1941, ông vượt ngục và chuyển công tác hoạt động bí mật tại Hậu Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa.

- Ông chính là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở thành phố Huế khi cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Năm 1946, ông được đảm nhiệm chức vụ bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

- Vào cuối năm 1947, ông lên Việt Bắc hoạt động công tác văn nghệ, tuyên truyền giáo huấn. Từ đó, luôn giữ được trọng trách trong hoạt động văn nghệ, thuộc bộ máy lãnh đạo của Ðảng và nhà nước

     + Năm 1948: ông đảm nhiệm chức vụ phó tổng thư ký của Hội Văn nghệ Việt Nam

     + Năm 1963 ông đảm nhiệm chức vụ phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VH-NT Việt Nam

     + Tại đại hội Ðảng lần II diễn ra vào tháng 2 năm 1951 ông được lên làm ủy viên dự khuyết Trung ương

     + Năm 1955 ông được lên Ủy viên chính thức; tại đại hội Ðảng lần III diễn ra vào tháng 9 năm 1960 ông vào Ban Bí thư

     + Tại đại hội Ðảng lần thứ IV diễn ra năm 1976 ông được bổ nhiệm làm ủy viên dự khuyết Bộ CT, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Bí thư thuộc Ban chấp hành Trung ương và Phó Ban NN Trung ương

     + Từ 1980 trở đi ông được bổ nhiệm làm ủy viên chính thức thuộc Bộ Chính trị

     + Năm 1981 ông đảm nhiệm chức vụ phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng

1.2 Thành tựu sáng tác

Thơ Tố Hữu được coi là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị của Việt Nam. Có thể nhận thấy ở đó có những nét tiêu biểu và đặc trưng của quan niệm nghệ thuật thời Cách mạng.

- Trước hết, phải tạo lấy tình nếu muốn thơ hay. Một nhà thơ chân chính không được phép ngừng phấn đấu và tu dưỡng trên lập trường tư tưởng; xác định thật chắc chắn về tầm nhìn và cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành chính là yêu cầu cao nhất đối với một người nghệ sĩ có quan hệ với đất nước và với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng cần phải kiên định trong đấu tranh, không khoan nhượng trước bất cứ biểu hiện lệch lạc hay cái xấu, cái ác. Tóm lại, phải hoạt động sao cho xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

- Văn học không đơn thuần là văn chương mà còn là cuộc đời. Sẽ không có văn chương nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời chính là nơi xuất phát, cũng chính là đích đến của văn học. Với Tố Hữu, thơ còn tượng trưng cho tiếng nói đồng tình, tiếng nói giữa những người đồng chí; làm cho người ta không còn thấy ranh giới của câu chữ, khi cảm xúc diễn ra một cách mãnh liệt. Đậm đà bản sắc dân tộc cũng là yêu cầu đầu tiên đối với thơ hay, cả về tư tưởng, hình thức nghệ thuật lẫn nội dung. Dân tộc mà hiện đại thì cần hiện đại trên cơ sở dân tộc và truyền thống.

Những tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu:

- Thơ: Từ ấy (viết năm 1946), Việt Bắc (viết năm 1954), Gió lộng (viết năm 1961), Ra trận (viết năm 1972), Máu và Hoa (viết năm 1977); Một tiếng đờn (viết năm 1993).

- Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (viết năm 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (viết năm 1981)

2. Soạn bài Bác ơi: Phần tác phẩm 

2.1 Hoàn cảnh sáng tác 

- Vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần giữa thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra gay go, khốc liệt nhất. Hàng triệu người dân Việt Nam đều vô cùng tiếc thương trước sự ra đi của Bác.

- Tác phẩm “Bác ơi!” cũng được ra đời vào chính thời điểm những ngày tổ chức tang lễ ấy như một tiếng khóc tiễn đưa, một “điếu văn bi hùng” được bộc lộ bằng thơ.

2.2 Xuất xứ và bố cục bài thơ 

Bài thơ là một tác phẩm xuất sắc được lấy trong tập “Ra trận” (năm 1962 - 1971)

Bố cục của bài thơ bao gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “mây trắng bay”. Nỗi đau xót của tác giả trước sự ra đi của Bác.

- Phần 2. Tiếp theo đến “những lối mòn”. Hình ảnh và con người của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phần 3. Còn lại. Niềm kính trọng của nhân dân dành cho Bác cùng lời hứa sẽ mãi trung thành với Người.

 

3. Soạn bài Bác ơi: Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: Trang 169 sgk ngữ văn 12 tập 1

Nỗi đau xót to lớn trước sự ra đi của Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong 4 khổ thơ đầu tiên của bài thơ?

Gợi ý:

- Đó là nỗi đau lớn nhất của nước ta, của cả vũ trụ, cỏ cây và con người đều hòa vào làm một với nhau trước sự kiện Bác Hồ qua đời:

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

- Nỗi đau đó còn được thể hiện vô cùng rõ nét thông qua những cảnh vật quen thuộc:

+ Những hình ảnh thực tạo nên một vẻ ảm đạm, buồn bã: 

Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa

Chuông ôi, chuông như còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

+ Nỗi đau xót trong từng câu thơ cũng mang những hình ảnh liên tưởng:

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười.

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai...

=> Mọi cảnh vật xung quanh đều trở nên vắng vẻ, lạnh lẽo và ngơ ngác hệt như bị lấy mất đi linh hồn.

– "Bác đã đi rồi sao Bác ơi?": Đây là một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi buồn quá lớn gần như không có thật, không thể tin được.

- Nỗi đau đớn đó được bộc lộ thông qua tiếng khóc trực tiếp từ tác giả: những nghệ thuật như câu hỏi tu từ, câu cảm thán được sử dụng liên tiếp dùng để khóc thương và bày tỏ nỗi niềm thương xót của tác giả, cũng là nỗi đau thương của hàng triệu người dân Việt Nam...

 

Bộ sổ tay hack điểm các kì thi THPT, đánh giá năng lực chính là bí quyết giành điểm cao mà vuihoc muốn bật mí với bạn. Với toàn bộ hệ thống kiến thức được tổng hợp đầy đủ, trình bày dễ hiểu, dễ nhớ sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất, đặc biệt là với môn Văn với lượng kiến thức cần ghi nhớ rất nhiều. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 50% trong mùa hè này nhé! 

Câu 2: Trang 169 sgk ngữ văn 12 tập 1

Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung vào việc thể hiện hình tượng của Bác Hồ như thế nào?

Gợi ý:

Hình tượng Bác Hồ được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau:

a. Về lý tưởng và về lẽ sống:

- Tình thương yêu của Bác Hồ được thể hiện thông qua hình ảnh thơ chứa đầy tính liên tưởng:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

- Tình thương với moi người luôn gắn liền với cả tình yêu, ân nghĩa. Bác Hồ yêu thương, chăm lo cho nhân dân bằng tình cảm vô cùng trong trẻo được ví như là không khí, là trời xanh. Ân nghĩa như bát cơm, quần áo mặc, ấm cúng hệt như tình thân máu mủ ruột rà.

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

⇒ Đó là lý tưởng sống vô cùng cao đẹp, là lẽ sống quên đi bản thân mình mà cố gắng vì mọi người của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác đã hy sinh cả cuộc đời và hạnh phúc cá nhân mình để lo cho dân tộc, lo cho từng sinh linh bé nhỏ được một cuộc đời tự do hạnh phúc, yên bình và vui vẻ.

b. Niềm vui và tình thương yêu của Người được thể hiện thông qua nhiều cung bậc và góc độ cảm xúc:

- Bác đau: thể hiện ở “năm châu”, “dân nước”; lo thể hiện qua “muôn mối”; yêu thể hiện ở “ngọn lúa”, “cành hoa”; nhớ thể hiện qua “Miền Nam”; niềm vui bộc lộ qua “mỗi mầm non trái chín”, “tiếng ca chung”..

- Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng nghe từng tin mừng...

    Tất cả những động từ biểu thị trạng thái trong những khổ thơ đã khắc hoạ lên chân dung của Bác Hồ. Người đã dành cả trái tim, tấm lòng lẫn trí óc và tinh thần nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả những điều mà Người quan tâm đến không có gì dành riêng cho cá nhân, cho bản thân Người mà đều dành tất cả cho dân tộc và Tổ quốc. Thế mới thấu được trái tim yêu thương của một người Cha, người Mẹ, người Bác, một người thân trong trái tim vô cùng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh.

c. Di sản mà khi ra đi Người đã để lại:

- Bác để tình thương cho chúng con

- Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...

      Những di sản mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên cả giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá mà Người để lại chính là di sản tinh thần, nó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ nghĩ cho người khác mà quên đi mình; đó là một cuộc đời thật giản dị, thanh bạch và cao quý. Chính sự đơn giản, thanh bạch trong lối sống đó đã tạo dựng nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, luôn khắc sâu vào trái tim của mỗi người dân Việt Nam hơn mọi bức tượng khác được xây dựng công phu đến đâu. Lời thơ chính là lời ngợi ca về sự tồn tại vĩnh cửu của một cuộc đời vừa giản dị, lại thanh cao đã hi sinh hết mình cho giống nòi và cho dân tộc Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 - Tổng hợp đầy đủ chương trình Văn 12

Câu 3: Trang 169 sgk ngữ văn 12 tập 1

Cảm xúc của tất cả người dân Việt Nam thông qua ba khổ thơ cuối cùng như thế nào?

Gợi ý:

- Lời thơ không chỉ là lời của một cá nhân nào đó mà chính là nỗi lòng, cảm xúc của hàng triệu người dân Việt Nam.

Tác giả đã khẳng định nỗi nhớ Bác Hồ luôn luôn thường trực trong trái tim hàng triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy kéo dài đến nghìn thu, muôn thuở như chính cuộc đời của Bác Hồ, sự nghiệp của Bác, nhưng lời thơ lại không hề bị bi lụy. Bởi tác giả đã khẳng định về sự bất diệt và vĩnh hằng của trái tim của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Bác được coi như cuộc hành trình trở về với tổ tiên:

“Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác, Lênin thế giới người hiền"

Đó cũng chính là nguồn động lực giúp thúc đẩy cả một dân tộc tiếp tục con đường mà Bác đã lựa chọn để theo đuổi.

- Lời thơ là lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời trước sự ra đi của Người, nhiều đứa con của Người đã nhận thấy tâm hồn mình được thanh lọc, được trong sáng và đẹp đẽ hơn rất nhiều. Đó chính là sức mạnh về mặt tinh thần mà Bác đã hình thành nên, nhân cách trong cuộc đời Bác như một tấm gương sáng để mỗi người dân có thể tự soi bản thân cho mình được trong sáng hơn.

- Cuối bài thơ chính là lời hứa và lời nguyện ước của cả một dân tộc trước linh cữu của Bác:

+ Không dám khóc nhiều

+ Chúng con cùng nhau tiến lên...

+ Nguyện cùng Người vươn tới mãi... 

Câu thơ là lời thề hứa, bởi vậy giọng điệu câu thơ trở nên khoẻ khoắn và rắn rỏi: Lời thề hứa cũng chính là lời đáp lại những mong mỏi của Bác, trả lời cho những băn khoăn và trăn trở mà Người vẫn đang thực hiện nhưng còn dang dở. Bởi vậy, có thể thấy rằng tình cảm sâu nặng thiết tha ân tình từ hàng triệu trái tim dân tộc Việt Nam cùng dâng lên cho Người. Tinh thần nhân văn trong bài thơ cũng được thể hiện rõ nhất ở đó.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô hệ thống kiến thức và lên lộ trình ôn tập tốt nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua việc soạn bài Bác ơi, có lẽ các em cũng phần nào hiểu được những nghệ thuật và nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Tác phẩm này là một tác phẩm tiêu biểu trong chủ đề về Bác của tác giả Tố Hữu nhằm bộc lộ cảm xúc thương xót trước sự ra đi của Bác Hồ. Các em cùng tham khảo bài viết để cảm nhận được tất cả những gì tác giả truyền đạt. Ngoài ra, để bổ sung những kiến thức hay về ngữ văn cũng như các môn học khác thì cùng nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990