Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách kết nối tri thức
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là văn bản nổi tiếng của tác giả Chu Văn Sơn. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sao cho hay nhất và làm thật tốt những câu hỏi có trong sách giáo khoa nhé!
1. Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: Trước khi đọc
Qua những bài đã được học về thơ, hãy chia sẻ về những điều mà bạn cảm thấy thú vị và những điều khó khăn khi mới tiếp cận về một bài thơ trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Những điều mà cá nhân em cảm thấy khá thú vị và cũng khó khăn khi tiếp cận tới một bài thơ trữ tình:
- Điều thú vị: Một bài thơ thể loại trữ tình có những điều thú vị ở chỗ là nó rất dễ để có thể đọc, dễ để nhớ, không chứa những triết lý đầy khô khan.
- Những khó khăn: Khi bắt đầu tiếp cận đến với một bài thơ thể loại trữ tình, người ta sẽ rất khó khăn trong việc nhận ra được đâu là nhân vật trữ tình chính, cùng với cảm xúc chủ đạo của nhà thơ trữ tình ở trong bài thơ.
2. Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: Trong khi đọc
2.1 Trước khi đọc tiếp văn bản của tác giả Chu Văn Sơn, bạn hãy dừng lại đọc bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây được sự ấn ấn tượng và liên tưởng mạnh cho người đọc.
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố về hình thức có mặt trong bài thơ có thể gây được ấn tượng và liên tưởng mạnh mẽ với người đọc:
- Hình thức viết in hoa ở những chữ cái đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ trong bài thơ.
- Khổ thơ trong bài không có sự đồng đều: khổ chứa 5 câu; khổ chứa 4 câu
→ Người đọc thường sẽ liên tưởng đến một bài văn xuôi nhiều hơn là một bài thơ trữ tình.
>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới
2.2 Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả Chu Văn Sơn đã sử dụng là thao tác gì?
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn (2) và (3), thao tác lập luận chính trong bài văn mà tác giả đã sử dụng là: Thao tác lập luận chứng minh.
2.3 Xác định câu chủ đề của đoạn văn thứ 4.
Lời giải chi tiết:
Câu văn chủ đề của đoạn (4): “Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân”.
2.4 Từ đoạn văn thứ (5) đến đoạn văn thứ (7), tác giả đã tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ “Tiếng thu”?
Lời giải chi tiết:
Từ đoạn văn (5) đến đoạn văn (7), tác giả đã tập trung vào phân tích các yếu tố hình thức xuất hiện trong bài thơ:
- Đoạn (5): Yếu tố mang tính chất âm điệu: bài thơ giống như một ca khúc.
- Đoạn (6): Khổ thơ. Cấu trúc của ngôn từ tự nó cũng đã chia bài thơ thành ba phần với nội dung cũng tương ứng với ba câu hỏi.
- Đoạn (7): Sự lặp đi lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần trong đoạn bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.
Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.
2.5 Từ đoạn thứ (8) đến đoạn thứ (12), nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã tập trung phân tích khía cạnh nào của bài thơ?
Lời giải chi tiết:
Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả đã tập trung phân tích vào những khía cạnh chính của bài thơ: Phân tích về cấu trúc ngôn từ mang tính âm nhạc, phân tích thứ âm thanh mang tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực, tiếng lá trời thu xào xạc, và âm hưởng mang trong toàn bài thơ: âm bằng.
2.6 Xác định câu chủ đề của đoạn số 13
Lời giải chi tiết:
Câu văn chủ đề của đoạn (13): “Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó”.
3. Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào ở trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?
Lời giải chi tiết:
Theo những phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” cũng tương ứng với những bình diện ở trong bài thơ của tác giả Lưu Trọng Lư:
- “Tiếng thu”: Đây không phải là một thứ âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp đơn giản và nôm na của nỗi thổn thức ở trong đất trời, nỗi rạo rực nổi lên trong lòng người và tiếng xào xạc của những lá cây rừng. Tiếng thu là một âm điệu huyền… Có lẽ cũng bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” cũng đã tự tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”.
- “Tiếng thơ”: Nét đặc trưng nổi bật từ đỉnh tâm hồn của Thơ mới chính là âm thanh Xôn xao. Tiếng thu tựa như một bản hòa âm, vừa mơ hồ vừa rõ nét, là biểu tượng của những cảm xúc nôn nao, âm thầm hiện hữu trong tâm trí của tác giả, đồng điệu với sự xôn xao huyền bí của linh hồn nhà thơ.
3.2 Câu 2 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?
Lời giải chi tiết:
- Trình tự của bài viết đã đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”: Trình tự của bài viết đi bắt đầu từ “tiếng thơ”, dẫn dắt rồi đến “tiếng thu” rồi lại trở lại “tiếng thơ”, có sự đan xen lẫn nhau không tách rời riêng biệt.
- Theo tác giả, “tiếng thu” ở trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:
+ Tiếng thu không chỉ là một âm thanh đơn lẻ, cũng không phải là sự kết hợp đơn giản của những cảm xúc thổn thức giữa đất trời, sự hồi hộp trong tâm hồn và những tiếng xào xạc của lá rụng từ cây rừng. Đó là một bản hòa âm huyền bí, là một điệu nhạc tinh tế, đặc trưng của mùa thu.
+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ cũng vừa là sự hiện diện của bao nỗi xôn xao đã ngấm ngầm trong lòng tạo vật và đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu đang hiện lên ở trong tâm hồn thi nhân.
3.3 Câu 3 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.
Lời giải chi tiết:
Đánh giá về tính hợp lí ở trong cách tổ chức và triển khai các ý tưởng ở trong bài viết: Bài viết được tổ chức theo luận điểm rõ ràng và cụ thể. Mỗi đoạn tập trung vào một câu chủ đề, với các câu hỗ trợ làm rõ nội dung của câu chủ đề đó. Không xuất hiện những phần nội dung lan man hay khó hiểu, và không có sự dẫn dắt bạn đọc "cưỡi ngựa xem hoa". Bài viết tập trung một cách trực tiếp vào vấn đề, giữ cho người đọc quan tâm mà không mất đi sự cuốn hút.
3.4 Câu 4 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?
Lời giải chi tiết:
- Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất ở trong cách thức miêu tả thiên nhiên của dòng Thơ mới so với những bài thơ cổ điển là: Thơ ngày xưa, phong cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng dường như trở thành một đặc tính quan trọng của vẻ đẹp thiên nhiên ở trong nghệ thuật cổ điển. Còn Thơ mới thì không như thế. Âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ ở đáy hồn của thơ mới đó là tiếng xôn xao.
- Nguyên nhân gây đến sự khác biệt này: Đó là do các nhà Thơ mới không nhìn nhận thiên nhiên bằng cái chiêm nghiệm, mà họ lại muốn vào dò la vào cái sự sống tiềm tàng và chất chứa bên trong lòng của tạo vật, khám phá được sự sống bí mật đầy xôn xao sâu ở trong lòng thiên nhiên.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
3.5 Câu 5 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Khi phân tích những ngôn từ ở trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác gì đã được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại trở nên vô cùng cần thiết trong việc cảm thụ những giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?
Lời giải chi tiết:
- Khi phân tích những ngôn từ ở trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác lập luận chính đã được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng trong văn bản: Các thao tác lập luận phân tích và chứng minh.
- Những thao tác này đặc biệt quan trọng để hiểu giá trị thẩm mĩ của ngôn từ trong thơ, vì việc cảm nhận thơ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa cảm xúc và phân tích ngôn ngữ. Chỉ thông qua sự tìm hiểu về từ ngữ, người đọc mới có thể hiểu rõ, đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa mà bài thơ muốn truyền đạt.
3.6 Câu 6 trang 58 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?
Lời giải chi tiết:
Từ những gợi ý có trong bài viết của tác giả Chu Văn Sơn, theo bản thân em, sức hấp dẫn đến từ một bài thơ nằm ở những yếu tố sau đây: Ngôn từ được sử dụng ở trong bài thơ, âm điệu của bài thơ, vần và nhịp thơ, tín hiệu trong thẩm mĩ nghệ thuật của bài thơ (ở Tiếng thu, đó là tiếng lá xào xạc).
4. Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: Kết nối đọc viết
Thông qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Lời giải chi tiết:
Thơ là một sản phẩm của sự sáng tạo ở trong nghệ thuật, thơ được được biết đến dường như là xuất hiện gần như sớm nhất ở trong đời sống văn hóa của loài người. Đã có hàng ngàn những định nghĩa dành cho thơ nhưng chưa thực sự có một định nghĩa nào có thể diễn đạt được một cách toàn diện nhất và sâu sắc nhất về thơ. Sự phức tạp của thơ khiến cho việc đặt ra một định nghĩa chính xác trở nên khó khăn. Có thể chấp nhận rằng thơ là biểu hiện tiêu biểu cho sự tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Khi ta đọc một bài thơ, thường bị cuốn hút bởi hình thức và nghệ thuật trước, rồi sau đó mới chú ý đến nội dung của bài thơ. Thơ là sản phẩm của sự sáng tạo của con người và mang đậm dấu ấn chủ quan của người sáng tác. Khi đọc thơ, việc chú ý đến những đóng góp đặc biệt của tác giả về tứ thơ, cảm hứng, và tư tưởng là điểm quan trọng. Những yếu tố này thông thường sẽ được thể hiện thông qua những rung động, xúc cảm mà tác giả truyền đạt thông qua hình ảnh, nhịp điệu, và ngôn ngữ. Vì vậy, chỉ có thể thông qua được việc liên tưởng, đối chiếu và so sánh bài thơ hiện tại với một số các tác phẩm khác của cùng một tác giả, hoặc so sánh thơ của tác giả ngày nay với các nhà thơ đương thời hoặc thời trước đó trên cùng một đề tài. Ví dụ: Đọc bài Đây mùa thu tới của tác giả Xuân Diệu trong sự liên tưởng và so sánh với tác phẩm Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, Cảm thu, Tiễn thu của tác giả Tản Đà hoặc so sánh giữa các tác phẩm Đây mùa thu tới với Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Tỳ Bà của Bích Khê… Một bài thơ có thể là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín ấy thì ta cần phải biết cách đi vào nó và vào những thời điểm thích hợp nhất. Đó là khi tâm hồn người đọc có thêm nhu cầu về chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ là muốn thấu hiểu thêm về con người và cuộc đời.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức lớp 10 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: