Soạn bài Chữ người tử tù sách cánh diều 11 tập 1
Tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm hay được xuất hiện trong sách giáo khoa văn 11. Tác giả đã thể hiện được quan niệm cá nhân về cái đẹp và cái xấu trong thời kỳ chiến tranh bùng nổ.
1. Soạn bài Chữ người tử tù sách cánh diều trước khi đọc
Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.
1.1 Tác giả Nguyễn Tuân
Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 mất ngày 28 tháng 7 năm 1987
Ông là người Hà Nội gốc, sinh ra ở Hàng Bạc. Quê gốc của ông ở Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính, Hà Nội.
Tuy ông sinh ra và lớn lên ở một gia đình có truyền thống Nho giáo nhưng khi ng sinh ra thì Hán học lại đến thời lụi tàn.
Ông học đến năm cuối của trung học cơ sở hiện nay tại nhưng bị buộc thôi học do ông tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối người Pháp nói xấu nhân dân Việt Nam.
Sau đó do ông vượt biên giới qua Thái Lan nên ông bị bắt bỏ tù. Sau khi ra khỏi tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.
Tác giả Nguyễn Tuân chuyên viết về các thể loại tùy bút và kí. Ông cũng là chuyên gia trong việc lựa chọn và sử dụng từng từ ngữ tiếng Việt.
Không chỉ là cây bút tiêu biểu cho nền văn học kháng chiến Việt Nam mà ông còn giữ chức vụ Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1957.
Trước cách mạng ông viết các tác phẩm tùy bút, bút ký độc đáo nổi tiếng như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,...
Sau cách mạng, ông đi thực tế ở rất nhiều nơi trên đất nước để trải nghiệm làm tư liệu cho các tác phẩm sau này như tập tùy bút Sông Đà viết năm 1960...
1.2 Tác phẩm Chữ người tử tù
a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Chữ người tử tù là kết quả của cuộc tìm kiếm, suy ngẫm về một nhân vật cách mạng lý tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông lựa chọn hoàn cảnh éo le để làm nổi lên vẻ đẹp bên trong con người cách mạng hào hoa không thể bị hoàn cảnh đàn áp.
b. Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù được in trên tạp chí Tao đàn năm 1939 với tên Dòng chữ cuối cùng. Sau này được in trong tập Vang bóng một thời năm 1940. Tập truyện này là tổng hợp gồm 11 mảnh truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Nội dung chính của tác phẩm: Là câu chuyện của con người tài hoa tên Huấn Cao. Đây là nhân vật được nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa hoàn hảo là con người yêu nước, có tâm với đất nước, có khí phách nam nhân. Dù trong hoàn cảnh là người tử tù chỉ có thể chờ ngày ra pháp trường thì Huấn Cao vẫn luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng yêu nước thương dân của mình.
2. Soạn bài Chữ người tử tù sách cánh diều trong khi đọc
2.1 Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện
Nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng ngôi thứ ba để viết tác phẩm.
Ông cũng khéo léo sử dụng góc nhìn của người ngoài cuộc, người qua đường nhìn vào toàn bộ câu chuyện để kể lại một cách khách quan nhất.
2.2 Câu 2: Chú ý cách nhà văn giới thiệu Huấn Cao.
Nhà văn đã tái hiện nhân vật Huấn Cao qua lời giới thiệu của viên coi ngục. Nhưng đó không phải là lời của cai ngục với người tử tù mà là lời khen khi nhắc đến một tài năng viết đẹp và thái độ rất kính trọng kiêng nể.
2.3 Câu 3: Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện.
Từ chỉ không gian: Trời tối mịt, trại giam tối om,...
Từ chỉ thời gian: Thu không, tiếng chó sủa ma,...
2.4 Câu 4: Chú ý những tư ngữ, hình ảnh dùng để nói về nhân vật quản ngục.
Miêu tả về ngoại hình: đầu đã điểm hoa râm, râu ngả màu,...
Miêu tả về tính cách: tính cách dịu dàng, biết đánh giá người, biết trọng người ngay,...
Người quản ngục này được đánh giá như “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
2.5 Câu 5: Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
Dù xuất hiện với vị trí là một người tử tù đang trên đường ra pháp trường với gông trên cổ, xiềng xích dưới chân nhưng Huấn Cao không hề run sợ trước bất kỳ ai. Ngược lại từng hành động,lời nói, cử chỉ của anh càng thể hiện rõ phí phách nam nhân “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”
2.6 Câu 6: Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?
Vốn quản ngục là người trọng nhân tài nên ông đối xử đặc biệt với Huấn Cao bởi tấm lòng nhân từ, tiếc thương cho người tài nhưng sống sai thời đại.
2.7 Câu 7: Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?
Điều mong muốn của quản ngục vốn là điều không tưởng bởi ông muốn chữ viết của người tử tù Huấn Cao trên chục lụa trắng ông đã mua chuẩn bị sẵn.
Ông mong muốn điều đó bởi ông đặc biệt trân trọng nhân tài Huấn Cao cũng như thực sự rất yêu thích từng con chữ mà Huấn Cao viết ra.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
2.8 Câu 8: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
Huấn Cao đồng ý cho viên quản ngục chữ của mình cũng là vì ông nhận thấy nét đẹp trong con người viên quản ngục - dù ông ở trong một môi trường khó lòng giữ được nhân cách vốn có của mình.
Ông cũng cảm thấy quản ngục là người hiểu cái đẹp, trân trọng cái đẹp, sẽ yêu quý giữ gìn con chữ của ông “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
2.9 Câu 9: Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
Không gian: Trong buồng ngục nhỏ bé tăm tối, ẩm ướt với đầy mạng nhện phủ quanh, bẩn thỉu toàn phân gián phân chuột trên đất.
Thời gian: Trong buổi đêm u ám vắng vẻ
Cảnh cho chữ được đánh giá “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
2.10 Câu 10: Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả ra sao?
Người cho chữ: Là người tử tù cổ đeo gông, chân vướng đầy xiềng xích. Nhưng người đó vẫn hiên ngang chủ động trong từng động tác của mình.
Người xin chữ: Viên quản ngục quyền cao chức trọng trong nhà tù nhưng giờ đây lại khúm núm khép nép để nhận lấy từng con chữ.
3. Soạn bài Chữ người tử tù sách cánh diều sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Tác phẩm xoay quay hai nhân vật viên quản ngục và người tử tù tên Huấn Cao và câu chuyện xin chữ trong nhà tù có một không hai của họ.
- Không gian: Không gian của buổi cho chữ trái ngược hoàn toàn với hành động cho chữ thiêng liêng. Đó là khung cảnh của ngục tù tối tăm, ẩm thấp, lạnh lẽo. Với đầy mùi hôi thối của phân gián phân chuột và mạng nhện giăng khắp bốn bức tường.
- Thời gian: Vào đêm tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử.
3.2 Câu 2 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
- Tình huống truyện: Khung cảnh cho chữ chưa từng có trong ngục tù mà người cho chữ là người tử tù và người xin chữ là viên quản ngục.
- Vị trí của các nhân vật: Một người là người tử tù, một người là viên quản ngục. Đây là hai vị trí xã hội trái ngược nhau.
=> Chính hai vị trí nhân vật này tạo nên tình huống trái ngược éo le. Khi mà nơi họ gặp nhau lại là chốn ngục tù tăm tối dơ bẩn. Nhưng cũng chính tại nơi bẩn thỉu này lại là tấm nền giúp làm tôn lên sự đẹp đẽ trong tâm hồn cả hai.
=> Sự tài năng, khẳng khái hiên ngang của người tử tù Huấn Cao và tấm lòng trọng người tài của viên cai ngục
3.3 Câu 3 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao
Sau khi đọc tác phẩm, em thấy nhân vật Huấn Cao là người có khả năng viết đẹp có tiếng, nét chữ đấy còn được mọi người đánh giá rằng “có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời. Không chỉ có tài năng viết đẹp, ông còn là người hiên ngang khẳng khái với tấm lòng yêu nước nhất quyết không cúi mình trước cái xấu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3.4 Câu 4 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Nhân vật viên quản ngục để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
- Người quản ngục được miêu tả là người tử tế, yêu cái đẹp, trọng người tài. Nhưng dù sao trong hoàn cảnh công việc tăm tối cũng ít nhiều khiến ông bị dơ đi.
- Khi gặp người tài trọng nghĩa như Huấn Cao, những cái đẹp trong tâm hồn viên quản ngục lần nữa trỗi dậy. Ông không chỉ đối xử rất tốt với người tử tù này mà còn mạo hiểm xin chữ của Huấn Cao ngay trong ngục.
3.5 Câu 5 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
- Hành động xin chữ và cho chữ vốn thiêng liêng, sang trọng nay lại diễn ra ở trong ngục tù tăm tối hôi hám.
- Người cho chữ không phải là một ông đồ, một nhà giáo mà lại là một người tử tù đã mất tự do và sắp phải ra pháp trường.
- Người xin chữ lại là người tự do, người quản ngục có địa vị cao hơn hẳn người cho chữ.
=> Trước cảnh này, trật tự xã hội dường như bị đảo lộn. Người tử tù vốn thấp cổ bé họng người đầy xiềng xích lại như người ban ơn, dạy cái tốt cái đẹp. Còn viên cai ngục nghiêm trang quyền lực lại khép nép nhận từng con chữ được viết ra.
3.6 Câu 6 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Biện pháp đối lập xuất hiện xuyên suốt trong cả tác phẩm
-
Nhan đề: Ngay từ nhan đề tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp đối lập. “Người tử tù” vốn là đại diện cho cái xấu, cái ác nên mới phải chịu hình phạt nặng nhất của pháp luật. Nhưng gắn với danh xưng đó lại là danh từ “Chữ”. Chỉ qua nhan đề, người đọc đã thấy được tình huống truyện éo le hy hữu sắp xảy ra.
-
Đối lập trong vị thế xã hội của hai nhân vật chính: Người tử tù Huấn Cao đại diện cho lớp người tiên phong chống chế độ muốn lật đổ xã hội đương thời. Còn viên quản ngục lại là đại diện cho xã hội lúc bấy giờ.
-
Đối lập trong vị thế kỳ lạ khi người cho chữ, người tạo ra cái đẹp, tạo ra nghệ thuật là kẻ tử tù. Người xin chữ là người cai quản chốn lao ngục có quyền có thế nhưng lại không sử dụng quyền thế đó để đối đãi với Huấn Cao.
-
Đối lập trong cảnh cho chữ: Việc cho chữ vốn thiêng liêng thường xuất hiện trong những nơi trang nghiêm trí thức như trường học thì nay lại xuất hiện trong chốn lao tù đen tối ẩm mốc.
-
Đối lập trong tư thế cho chữ: Người quản tù xin chữ vốn uy nghiêm nay lại khúm núm khép nép. Còn người tử tù lại là người cho chữ với tư thế uy nghi, nghiêm trang mà phóng khoáng hạ bút.
3.7 Câu 7 trang 84 SGK Văn 11/1 Cánh diều
Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ" như thế nào?
-
Điều tâm đắc nhất sau khi đọc truyện là thể hiện được quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái thiện. Cái thiện và cái ác không thể lẫn lộn với nhau, cái đẹp với cái xấu cũng không thể tồn tại trong một con người, một sự vật.
-
Qua tác phẩm tác giả Nguyễn Tuân đã nói lên sự trân trọng của ôn với những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam xưa. Chữ là hiện thân của sự cao quý, của cái đẹp, của những điều cần được ca ngợi, tôn vinh. Còn thú chơi chữ chính là chỉ những người sang trọng, cao quý trong người luôn hướng về cái đẹp dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào hay ở bất cứ địa vị xã hội nào. Người yêu chữ, có thú chơi chữ không chỉ là những nhà nho, nhà giáo hay quan chức mà có cả người quản ngục cả đời làm nghề tăm tối dễ bị vấy bẩn, có cả người tử tù nhiễm phải bụi trần nhưng cốt cách không bao giờ thay đổi.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Soạn bài Chữ người tử tù đã thể hiện được những nội dung chính của tác phẩm cho cả người chưa đọc bài, đang đọc bài và cảm nhận sau khi đọc tác phẩm. Hy vọng qua bài soạn chữ người tử tù trong chương trình Ngữ văn 11 Cánh diều các em có thể hiểu được rõ hơn những vẻ đẹp cả về nội dung và nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Tuân đã gửi gắm. Hãy theo dõi Vuihoc để cập nhập sớm nhất những bài soạn văn chi tiết nha!
>> Mời bạn tham khảo thêm: