img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:35 14/12/2023 1,358 Tag Lớp 10

Hai - cư là một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, thơ Hai - cư có sự thoải mái, ngắn gọn súc tích, nhưng vẫn phải ẩn chứa trong đó các hình ảnh đối lập để nói lên những ý nghĩa trong cuộc sống. Để giúp các em cảm thụ được thơ hai - cư, VUIHOC trân trọng gửi đến các em chi tiết phần soạn bài chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản sách ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức.

Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản: Trước khi đọc

Bài thơ ngắn nhất mà em từng biết đến là bài “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải:

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu nỗ lực,

Vạn cổ thử giang san.

Bài thơ được sáng tác vào giai đoạn năm Ất Dậu 1285, sau khi Trần Quang Khải đánh đuổi quân giặc do Thoát Hoan chỉ huy và giải phóng kinh thành Thăng Long. Trong lúc phò giá vua Trần trở về kinh đô, Trần Quang Khải đã làm bài thơ này.

Điều khiến em nhớ tới bài thơ này không chỉ bởi sự ngắn gọn xúc tích của nó, mà còn bởi cảm xúc hân hoan chiến thắng mà nó đem lại. Trước hết, bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, gồm bốn câu, mỗi câu năm chữ. Bài thơ bắt đầu bằng tinh thần chiến thắng và kết thúc bằng lời chúc hòa bình. Hai nguồn cảm xúc tuyệt vời này đã nâng bài thơ này lên một tầm cao mới và khiến mọi người tiếp tục ngưỡng mộ nó cho hàng nghìn thế hệ mai sau.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 chi tiết 

2. Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản: Trong khi đọc 

2.1  Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Ở bài thơ đầu tiên, ta có thể hình dung ra một số màu sắc như màu nâu sẫm của cành cây khô xơ xác, màu đen tuyền của đàn quạ đang ráo riết tìm kiếm sự tang thương, và màu vàng đượm buồn của cảnh sắc chiều thu. Tất cả những màu sắc và cảnh vật này hòa quyện và tạo nên không khí của một buổi chiều thu cô đơn lạnh lẽo, có phần ma mị và đáng sợ khi mà đàn quạ dường như đang cấu xé nốt những mảnh sự sống khô héo còn sót lại. 

2.2 Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

Ở bài thơ thứ hai, hình ảnh mà người đọc hình dung được đó là dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên giếng nước. Hoa triêu nhan là một loài thực vật dây leo, cần bám vào bề mặt mới có thể sinh trưởng và phát triển. Loài hoa này tuy nhỏ nhưng rất dẻo dai và bền bỉ, mạnh mẽ. Dây gàu là sợi dây nối với gàu nước, được sử dụng để kéo nước từ đáy giếng lên. Tác giả khi phát hiện sợi dây gàu có một bông hoa triêu nhan nhỏ bé đang mọc ở trên thì tỏ ra vô cùng yêu quý cái đẹp và trân trọng bông hoa. Bà không nỡ làm tổn hại đến sinh mệnh nhỏ bé này mà muốn lưu giữ nó. Vì vậy, thay vì gạt bỏ bông hoa và sử dụng sợi dây gàu để múc nước, nhà thơ đã lựa chọn sang nhà bên xin nước. Một hành động tuy vất vả cho bản thân, nhưng lại thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự quý mến trước cái đẹp của tạo hóa.

2.3 Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Nhắc đến “con ốc” và “núi Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến những hình ảnh đối lập. “Con ốc” là một sinh vật với những đặc điểm như nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động. Ngược lại, hình ảnh núi Phu-gi lại lại gợi lên sự hùng vĩ, đồ sộ, tráng lệ, mang vẻ đẹp của tự nhiên. Vì vậy, hình ảnh chú ốc nhỏ bé đang trèo núi Phu-gi trở nên thật hài hước. Nó là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho biểu tượng con người trên đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời, vô cùng vất vả gian nan. Trong hành trình chinh phục ngọn núi Phu-gi hùng vĩ ấy, chú ốc tuy chậm chạp nhỏ bé nhưng kiên trì, nỗ lực từng ngày để quyết tâm hoàn thành ước nguyện. Đây cũng là điều mà chúng ta cần nhận thức và học hỏi. Hành trình cuộc đời gian nan và nhiều lúc khiến ta muốn từ bỏ. Nhưng nếu cố gắng nỗ lực kiên trì với tất cả khả năng của bản thân, nhất định một ngày thành công sẽ đến với bạn.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

3. Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Trong ba bài thơ Hai-cư, mỗi bài thơ đều có một hình ảnh trung tâm riêng:

  • Bài thơ đầu tiên của Ba - sô: hình ảnh trung tâm của bài thơ là những cánh quạ đen lạnh lẽo và cô đơn. Hình ảnh trung tâm này là một loài động vật mang lại cảm giác lạnh lẽo cô đơn.

  • Bài thơ thứ hai của Chi - y - ô: hình ảnh trung tâm là bông hoa triêu nhan nhỏ bé mà xinh đẹp. Hình ảnh trung tâm này là một bông hoa nhỏ, đại diện cho sức sống mãnh liệt và đẹp đẽ của tự nhiên.

  • Bài thơ thứ ba của Ít - sa: hình ảnh nổi bật nhất của bài thơ đó là một chú ốc nhỏ. Hình ảnh con ốc đại diện cho con người bé nhỏ khi phải đứng trước những điều lớn lao trong cuộc sống.

=> Có thể thấy, các hình ảnh trung tâm trong thơ hai - cư phần lớn sẽ liên quan tới động vật hoặc thiên nhiên. Điều này vừa đem tới sự gần gũi cho người đọc, vừa giúp hình ảnh thơ trở nên độc đáo và thi vị.

3.2 Câu 2 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Mỗi bài thơ Hai-cư đều có một sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình ảnh thơ với bối cảnh mà các hình ảnh ấy xuất hiện. Đối với bài thơ của Ba - sô, hình ảnh “cánh quạ” đang đậu trên cành khô vào một buổi chiều thu đã tạo dựng nên một khung cảnh vắng vẻ đìu hiu, cô đơn lạnh lẽo. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là cánh quạ đen. Bối cảnh thời gian ở đây là buổi chiều. Bối cảnh không gian được thể hiện là mùa thu - đông. Toàn bộ hình ảnh trung tâm, bối cảnh không gian và thời gian đều thể hiện một mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, nhằm giúp tạo ra một quang cảnh chiều thu lạnh lẽo cô đơn nhất có thể. 

3.3 Câu 3 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

  • Ở bài thơ thứ hai của Chi - y - ô, tác giả đã phát triển nội dung bài thơ xung quanh một phát hiện bất chợt: có một bông hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gầu múc nước giếng.

  • Phát hiện này tuy nhỏ bé, nhưng lại đủ tính thuyết phục để buộc nhân vật trữ tình phải “xin nước nhà bên”. Trong cuộc sống bộn bề bận rộn ngày thường, chúng ta khó có thể dành thời gian và tâm trí để ý đến những điều nhỏ bé của tự nhiên xung quanh ta. Nhưng với tác giả, một người yêu thiên nhiên và quý trọng cái đẹp, bà có đủ sự tinh tế để nhận ra sự độc đáo của bông hoa triêu nhan đang mọc quanh sợi dây gầu. Bà không muốn làm tổn hại bông hoa mà muốn lưu giữ nó, bảo vệ sinh mệnh nhỏ bé này. Vì vậy, thay vì sử dụng dây gầu, thay vì phá hủy cái đẹp của tự nhiên, tác giả đã lựa chọn “xin nước nhà bên”. 

COMBO sổ tay môn Ngữ văn tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

3.4 Câu 4 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Về tương quan, có một sự đối lập gần như ở mọi khía cạnh giữa hình ảnh “con ốc” và “núi Phu-gi” được thể hiện trong bài thơ của Ít - sa. “Con ốc” đại diện cho sự nhỏ bé, chậm chạp và thường ít được chú ý trong cuộc sống. Ngược lại, núi Phu-gi lại hùng vĩ đồ sộ, hùng vĩ tráng lệ, là biểu tượng đại diện cho Nhật Bản thường được mọi người chú ý và luôn xuất hiện trong văn học thi ca. Hình ảnh chú ốc nhỏ bé đang chinh phục núi Phu-gi hùng vĩ thật hoàn đối lập. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự nỗ lực của con người nhằm chinh phục ước mơ lớn lao của bản thân, chinh phục thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ.

3.5 Câu 5 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Hình ảnh cành khô, cánh quạ và chiều thu đều toát lên sự đìu hiu cô tịch. Bài thơ đã thành công trong việc tái hiện sự héo úa lạnh lẽo của một buổi chiều thu. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi trong một buổi chiều thu đã dẫn người đọc vào khung cảnh âm u cô tịch, một thế giới đầy sự cô đơn và trống rỗng. Hơn thế, chỉ với 2 từ “cành khô”, tác giả đã thể hiện được một sự tang thương hiu quạnh. Sự sống trở nên héo úa cạn kiệt đến nỗi cành cây chỉ còn lại trơ trụi, xác xơ. Tất cả những hình ảnh “cành khô”, “cánh quạ”, “chiều thu” khiến không gian trở nên lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Chỉ bằng một vài từ ngữ ngắn gọn súc tích, một vài hình ảnh đơn sơ nhưng có tính tượng trưng cao, tác giả đã thành công khắc họa buổi chiều thu cô đơn vắng lặng đìu hiu.

3.6 Câu 6 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Từ bài thơ của Chi-ô, chúng ta nhận ra được triết lý về cách ứng xử của con người với tự nhiên rằng hãy trân trọng, nâng niu và bảo vệ những sự sống nhỏ bé. Tác giả vì không nỡ làm tổn hại một bông hoa triêu nhan mà lựa chọn “xin nước nhà bên”. Điều này cho ta thấy tinh thần yêu thiên nhiên, tinh thần bảo vệ thiên nhiên bảo vệ cái đẹp của tác giả. Phải là người vô cùng tinh tế và quý trọng thiên nhiên mới có thể chú ý và đưa ra quyết định bảo vệ cho bông hoa triêu nhan nhỏ bé. Đây là điều mà thời đại ngày nay ít người còn làm được. Hầu hết chúng ta đều đang trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy môi trường, phá hủy tự nhiên. Vì vậy, việc thay đổi thói quen lối sống từ chính những hành động nhỏ bé cũng chính là những hành động đẹp giúp bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

3.7 Câu 7 trang 46 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Hình ảnh con ốc sên đang trèo lên núi Phu-gi là ẩn dụ cho cuộc hành trình chinh phục những ước mơ, khát vọng, hoài bão của con người. Chú ốc nhỏ bé khát khao chinh phục núi Phu-gi cũng giống như mỗi người chúng ta, mỗi người đều có những khao khát ước mơ muốn thực hiện trong cuộc sống. Tuy con đường sẽ vất vả gian nan, nhưng điều mà chúng ta cần làm đó là luôn giữ vưng ý chí, cố gắng hết mình và nỗ lực không ngừng nghỉ để chinh phục lý tưởng sống cao cả. Sẽ có người nhanh chóng đạt được ước mơ, có người lại lâu hơn. Mỗi người đều có một con đường riêng phải đi, một quỹ thời gian riêng để sử dụng. Vì vậy việc so sánh thành công của người này và thất bại của người khác là hoàn toàn khập khiễng. Điều quan trọng là bạn vẫn luôn cố gắng từng ngày thay vì bỏ cuộc giữa chừng. Đó mới chính là điều làm nên ý nghĩa của cuộc sống.

4. Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản: Kết nối đọc viết 

Thơ hai-cư là một thể thơ súc tích cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản, đặc biệt là trong văn học xưa. Ở Việt Nam hoặc Trung Quốc, các thể thơ đều chú trọng gieo vần, âm luật chặt chẽ thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn thiếu vắng. Các bài thơ hai-cư rất ngắn gọn súc tích, hình ảnh cô đọng, có tính hàm súc cao và thường viết về chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cối, động vật. Một điểm đặc biệt, thơ hai-cư bắt buộc phải ẩn chứa kigo (quý ngữ) trong đó. Nghĩa là bài thơ phải ẩn chứa các từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài thơ không chỉ rõ trực tiếp xuân hạ thu đông, thay vào đó sử dụng các từ ngữ dễ liên tưởng như hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng, v.v. Ngoài ra bài thơ sẽ có sự liên kết một hình ảnh bao la rộng lớn của vũ trụ có tính ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản sách ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990