img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:47 03/02/2024 8,060 Tag Lớp 10

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Cánh diều, tác phẩm “Đi trong hương tràm” của nhà thơ Hoài Vũ là một bài thơ tình đẹp và sâu sắc, là sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương, đất nước. Dưới đây là tài liệu Soạn văn 10: Đi trong hương tràm do VUIHOC cung cấp giúp học sinh có thêm những kiến thức bổ ích, mời các bạn cùng tham khảo bên dưới.

Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều: Chuẩn bị 

Câu 1: Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ. 

Trả lời:

- Nhà thơ Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng, ông sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. 

- Sau ngày thống nhất đất nước đến nay, Hoài Vũ lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (thuộc Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh) và Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng

- Cuộc đời và các sáng tác của Hoài Vũ có sự gắn bó mật thiết với mảnh đất phương Nam. Ông đã tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước gian khổ, ác liệt nhất.

- Các tác phẩm tiêu biểu của Hoài Vũ:

+ Thơ: Vàm Cỏ Đông, Đi trong hương tràm, Anh ở đầu sông em cuối sông, Hoàng hôn lặng lẽ….

+ Các tập truyện: Rừng dừa xào xạc, Tiếng sáo trúc,...

+ Dịch thuật: Nữ điền chủ cuối cùng, Người đàn bà bất hạnh,...

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

Câu 2: Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào? 

Trả lời:

- Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này, tôi cảm nhận được một chiều không gian của tâm thức và tiềm thức với hình ảnh bóng tràm, với hương tràm, mắt tràm, mây tràm, gió tràm, với “hy vọng” và với “cho ta bên nhau”… Cái ánh mắt biếc xanh ấy như vòm lá tràm cứ ám ảnh và in sâu trong lòng độc giả theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ.

⇒ Tóm lại, bài hát Đi trong hương tràm đã cho tôi những cảm xúc sâu lắng về nỗi nhớ và tình yêu. Bài hát gợi lên trong tôi những kỉ niệm đẹp đẽ về tình yêu, về những người mà tôi dành tình cảm, yêu thương.

Câu 3: Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Trả lời:

- Đặc điểm của cây tràm: Cây tràm có đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây với lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Chiều cao cây từ khoảng 2 – 20m đối với cây thân gỗ và khoảng 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le nhau, đơn lá, phiến lá dạng hình mác không cân xứng. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, có chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.

- Sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân ở Đồng Tháp Mười nói riêng và người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung: cây tràm đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, đồng thời nó làm nổi bật màu sắc riêng của vùng Đồng Tháp Mười.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2. Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm

Trả lời:

- Không gian: Trong gió, trong mây, trong cả vòm lá và khắp trời mây Vàm Cỏ Tây

- Thời gian: sáng nay

- Hình ảnh cây hoa tràm: e ấp

→ Hoa chính là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Còn lá là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng nó không thể vĩnh cửu. Một tình yêu đẹp và phơi phới thanh xuân, nhưng cũng thật mong manh. Dường như cái nỗi đau mất mát khiến cho cả gió, mây, hoa và lá… đều ngơ ngác, thẫn thờ. 

2.2 Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Trả lời:

- Những biện biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ 2 và 3 là: 

+ Điệp từ: “dù” được nhắc lại 3 lần

+ Điệp từ: “thổi” được nhấn mạnh 2 lần

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: 2 vế đăng đối nhau

2.3 Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Trả lời:

- Điểm tương đồng trong cách diễn đạt ở khổ thơ cuối với khổ thơ 2 là:

  •  Lặp lại câu thơ “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

  • Nhân vật “Em” và “anh” vẫn xa cách, thậm chí có thể không gặp lại nhau nữa

  • Tác giả đã nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, nó như một lời nhớ thương da diết.

- Tuy nhiên, ở khổ cuối của bài thơ, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được tác giả liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là nhân vật “em” đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh hay anh dành cho em thì vẫn còn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu, bởi vì: “Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao…” Tất cả những gì thuộc về em đều được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc “Anh vẫn...” là một lời khẳng định, nó giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa ở giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, nhưng lại vừa vô cùng bí ẩn và mơ hồ...

3. Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 77 SGK văn 10/2 Cánh diều

“ Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?” 

Trả lời:

- Bài thơ “Đi trong hương tràm” nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - nhân vật người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

- Xác định được như vậy bởi xuyên suốt mạch bài thơ giống như giống một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức và những kỉ niệm về một tình yêu da diết với nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai cùng nỗi nhớ "em" da diết.

3.2 Câu 2 trang 77 SGK văn 10/2 Cánh diều

“Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.”

Trả lời:

- Các hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng cho cái đẹp, nhưng lại rất phù du.

+ Lá tràm: có vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, đây là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng lại không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng phất qua bởi gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh đã thể hiện tâm trạng trống trải và cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em": 

+ Hình ảnh: “Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu” đã gây ấn tượng sâu sắc về tâm trạng cô đơn, trống vắng, hun hút của nhân vật trữ tình.

+ “Thổi rất sâu” là một nghệ thuật ẩn dụ. Ngọn gió đã được tác giả làm cho tâm trạng hoá, “thổi” mãi vào nỗi cô đơn và trống vắng trong lòng nhân vật anh, “thổi” mãi vào cái cảm giác “một mình”, hoang hoải, “thổi” cả vào trái tim mang “nỗi thương đau” cùng “niềm hi vọng”, ... Người con trai ấy đang đứng giữa Tháp Mười mênh mông. Khung cảnh xung quanh với bầu trời cao, cánh đồng rộng và cơn gió thổi hun hút... trong lòng. Cơn gió ở Tháp Mười thổi đi đâu? Nếu bay lên trời thì rất cao, nếu qua cánh đồng thì rất dài, rất rộng. Rất sâu, ấy là khi gió đã thổi vào tâm trạng, vào cõi lòng của con người. Hai chữ “thổi” được tác giả đặt cạnh nhau trong một câu thơ đã gây ấn tượng đặc biệt. Dường như gió cũng phải nghỉ lấy hơi, phải tiếp sức với nhau mới đi qua được “Tháp Mười tâm trạng”.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3.3 Câu 3 trang 77 SGK văn 10/2 Cánh diều

 “Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?”

Trả lời:

- Bài thơ có 4 khổ, ở mỗi khổ đều kết lại bằng hình ảnh “hương tràm”. Các hình ảnh này đều làm hiện hình ảnh của nhân vật em, nhắc nhớ về em trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.

- Điểm khác nhau của các hình ảnh về hương tràm này chính là cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ví dụ :

+ Trong khổ thơ đầu tiên, “hương tràm” là hình bóng của “em” gửi lại, nó toả bay, vấn vít, ngây ngất và nồng nàn.

+ Trong khổ thơ thứ 2, “thoáng hương tràm” lại hoá thành cây cầu kỳ điệu vượt thời gian, không gian, thậm chí vượt lên thực tế không thể khác - “trái tim em không trao anh nữa” - để có thể nối xa thành gần, biến sự đổi thay, phai bạc trở thành gắn kết, vĩnh viễn, biến sự xa cách đôi đường trở thành mối chung tình bền chặt. Từ đó “em” và “anh” trở thành “ta” - “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”,...

- Nhan đề Đi trong hương tràm là một nghệ thuật ẩn dụ. “Hương tràm” và tình em được hòa quyện làm một. Tình em đã hòa vào hương hoa ngọt ngào, ngây ngất và tỏa bay vấn vít tâm hồn, cuộc đời anh. Tình em hóa thân vào hình ảnh bóng tràm, lá tràm, hoa tràm, hương tràm. Hương tràm chính là hương của tình yêu trong sáng, thủy chung và bất tử. Vì 1 lí do nào khiến cho “trái tim em” đành lỗi hẹn và không thể “trao anh nữa”, nhưng “anh” vẫn mãi “Đi trong hương tràm” – sống trong tình em “xôn xao”.

3.4 Câu 4 trang 77 SGK văn 10/2 Cánh diều

“Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.”

Trả lời:

- Các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ: phép điệp cùng cách diễn đạt trùng điệp- tăng tiến, quan hệ tương phản- đối lập, phép ẩn dụ và hình ảnh thiên nhiên của quê hương,… đã thể hiện sâu sắc tình yêu sâu nặng, thủy chung, luôn vượt qua mọi hoàn cảnh, khoảng cách và cả giới hạn.

- Trong khổ thơ thứ hai, điệp từ “dù” được sử dụng như nhấn mạnh chồng chất thêm những khoảng cách về không gian (“đi đâu”), thời gian (“xa cách bao lâu”), về quy luật của sự đổi thay, sự biến suy của thiên nhiên (“gió mây kia đổi hướng thay màu”), những lỗi nhịp, lỗi hẹn của trái tim con người khi “không trao” nhau nữa, hay là không thể trao nhau nữa vì bất cứ một lí do nào (“Dù trái tim em không trao anh nữa”). Từ đó nhấn mạnh điểm tựa tinh thần kì diệu, vượt qua tất cả những điều đó của “thoáng hương tràm” (“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”). Mối quan hệ tương phản giữa ba dòng thơ đầu với dòng thơ cuối khiến cho “thoáng hương tràm” trở thành “một thứ bùa ngải nhiệm màu” của tình yêu. Với “hương tràm”, tình dôi ta cứ “bên nhau” bất chấp mọi sự xa cách, trở ngại.

3.5 Câu 5 trang 77 SGK văn 10/2 Cánh diều

“Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.”

Trả lời:

Trong tác phẩm Đi trong Hương Tràm, việc nhà thơ Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" bởi một tình yêu đẹp luôn có sự gắn kết lớn lao với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả đã mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, đây một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân ở miền sông nước.  Bài thơ Đi trong Hương Tràm giống như một lời độc thoại triền miên không dứt cùng với những hồi ức và những kỉ niệm về một tình yêu da diết với nỗi buồn nhớ mênh mang… Nỗi buồn ấy dường như đã xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, nó bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp của tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù đó chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây mà vốn rất đỗi quen thuộc với người dân, nhưng cũng nhờ hình ảnh đó mà Hoài Vũ đã bộc bạch được hết tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say và quyến luyến trong "tình em". Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tự do, khoáng đạt, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình của em giao hòa trong vẻ đẹp mĩ miều của thiên nhiên ấy càng khiến cho “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua bài thơ, độc giả có thể thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Đi trong hương tràm sách văn 10 cánh diều. là một tác phẩm thơ đẹp với thông điệp về tình yêu chung thủy và sự gắn bó mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990