img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 13:55 30/11/2023 38,177 Tag Lớp 11

Bài viết dưới đây của VUIHOC sẽ giúp các em giải đáp được tất cả các câu hỏi về bài thơ Nhớ đồng của tác giả Tố Hữu trong sách Ngữ Văn 11 kết nối tri thức

Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nhớ đồng: Tác giả - tác phẩm 

1.1 Tác giả Tố Hữu

- Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002

- Tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành, nguyên quán tại làng Phù Lai - xã Quảng Thọ - Huyện Quảng Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.

- Bút danh Tố Hữu được ông xuất hiện vào thời điểm năm 1938 ông được một cụ đồ người Quảng Bình tại Lào đặt cho. 

- Ông sinh ra trong gia đình trí thức nghèo với cha mẹ đều là người có học. Cha là nhà nho nhưng không đỗ đạt làm quan, phải từ bỏ con đường học vấn vì từng bữa cơm. Mẹ ông cũng là con của nhà nho nghèo, yêu thích và thuộc rất nhiều bài thơ, ca dao tục ngữ. Chính trong gia đình này đã hun nấu được tình yêu thơ ca trong ông. 

- Năm 13 tuổi ông theo học tại trường quốc học Huế và được giác ngộ cách mạng, được kết nạp đảng vào năm 18 tuổi.

- Sự nghiệp văn thơ của ông thực sự mở ra vào năm 1947 khi ông được cử lên chiến khu Việt Bắc đảm nhận công tác văn nghệ. Ông nắm giữ rất nhiều vị trí quan trọng trong nội bộ Đảng và nhà nước như Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (năm 1948), Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền (năm 1954), Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (năm 1963),...

- Trong sự nghiệp thơ ca của mình, ông đã đóng góp cho văn học dân tộc rất nhiều tác phẩm hay, có ý nghĩa tuyên truyền lòng yêu nước như tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Máu và hoa”, “Ta với ta”,...

- Nhà thơ Tố Hữu còn nhận được rất nhiều giải thưởng văn học cao quý như Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, Giải nhất văn học hội nghệ thuật Việt Nam, giải văn học Asean của Thái Lan,...

1.2 Tác phẩm Nhớ đồng 

- Bài thơ “Nhớ Đồng” thuộc phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu

- Tác phẩm được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, viết bằng thể thơ thất ngôn.

- Nhà thơ Tố Hữu bắt đầu chắp bút cho tập thơ vào khoảng đầu năm 1939. Đó là khi cuộc đại chiến thứ hai có khả năng bùng nổ, là khi thế giới đang rất căng thẳng. Khi đó thực dân Pháp đã quay trở lại để đóng chiếm đàn áp toàn bộ Đông Dương.

- Trong tháng 4 năm đó, trong một trận khủng bố Đảng cộng sản của ngoại xâm Tố Hữu bị quân Pháp bắt giam tại nhà lao tại Thừa Thiên Huế. Tác phẩm Từ ấy cũng như bài thơ Nhớ đồng được viết trong thời gian ông ở nhà giam đó.

- Nhan đề chỉ có hai chữ nhưng có sức nặng lớn, thể hiện được niềm nhớ nhung của tác giả khi ông đang bị thực dân Pháp giam giữ. Ông nhớ gia đình người thân, nhớ quê hương, nhớ cả đất nước của mình. Đó còn là khát vọng tự do không chỉ của riêng ông mà còn là khát vọng tự do dành cho dân tộc.

 

2. Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

2.1 Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như nào?

  • Theo thực tế nỗi nhớ thương thường xuất hiện khi con người ta dành sự yêu thích rất nhiều cho một điều gì đó, khát khao quá lớn với một thứ gì đó hay là tình cảm cho một người nào đó. 

  • Để rồi khi họ nghĩ đến điều đó nhưng lại không thể gặp được họ, nhìn thấy họ thì cảm xúc nhớ thương sẽ trào dâng. Khi đó nỗi nhớ ngày càng mãnh liệt khi dù đi đâu làm gì, trong họ cũng sẽ ngập tràn sự nhớ nhung mong ngóng đếm từng ngày được thấy điều đó.

2.2 Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?

  • Nếu sáng tác một tác phẩm có nội dung thể hiện sự nhớ thương. Để dễ hiểu và vẽ ra được mạch cảm xúc một cách rõ nét thì ta nên đặt ra vấn đề, nêu ra luôn nỗi nhớ đó là gì. 

  • Đó là cách giúp người đọc có thể mường tượng được tác phẩm sẽ nói về điều gì để họ có thể tập trung suy nghĩ, cảm xúc theo hướng chuyện. Từ đó người đọc có thể hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả.

 

3. Soạn bài Nhớ đồng: Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài 

3.1 Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

- Tiếng hò xuất hiện ngay trong hai câu thơ đầu của bài thơ: 

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

 Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”

Tiếng hò xuất hiện thay cho lời nhớ thương của tác với quê hương, từng câu hò đều có mối quan hệ mật thiết tới tâm trạng của tác giả. Mỗi khi nghe tiếng hò là nỗi nhớ trong nhà thơ Tố Hữu lại dâng lên, có thể phần lớn là do khi còn ở với quê hương gia đình ông đã nghe thấy những câu hát thân thương này. 

3.2 Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?

Nhà thơ Tố Hữu đã lựa chọn những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như “gió”, “đất”, “ruồng tre”, “ô mạ xanh”, “nương khoai sắn”, và cả những con “đường cong” cong, “xóm nhà tranh”...để đưa vào bài thơ. Đây là hình ảnh đơn sơ giản dị quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ nhưng cũng là niềm ước ao của tác giả khi ông khó có thể nhìn thấy chúng.

3.3 So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?

- Giống nhau: So với khổ thơ thứ nhất, khổ này có cùng số câu thơ cũng như cùng cấu trúc thơ khi đều bắt đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…”

- Khác nhau:

+ Khổ thơ thứ nhất: Trong khổ thơ này tác giả mới chỉ nêu lên nỗi nhớ một cách khái quát chung chung chứ chưa nêu rõ được nỗi nhớ là gì.

+ Khổ thư thứ bốn: Đến khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu đã nêu chính xác được tên của nỗi nhớ, đã gắn liền được nỗi nhớ vào từng cảnh vật cụ thể như “những buổi trưa hiu quạnh”

3.4 Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.

Hai câu thơ “Và đâu hết những bàn tay ấy / Vãi giống tung trời những sớm mai? chính là hình ảnh tả thực của những người nông dân tần tảo lam lũ. Họ cần mẫn lao động ngày ngày, tham gia sản xuất trồng trọt. Hình ảnh “Vãi giống tung trời” là lúc người nông dân vào mùa vụ lúa, họ trải mạ xuống mảnh đất để bắt đầu gieo trồng. Ta có thể nhìn thấy hình ảnh này ở khắp các đồng quê Việt Nam. Đây cũng là nhìn cảnh nhớ người, thể hiện sự nhung nhớ của tác giả với quê hương, với đồng bào, với hàng xóm láng giềng và những người thân yêu của ông.

Combo sổ tay vô địch có gì đặc biệt? Đặt ngay sổ tay hack điểm để được hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy bạn nhé! 

3.5 Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm những ai?

- “Hồn thân” xuất hiện trong khổ thơ thứ chín của tác phẩm

“Đâu những hồn thân tự thuở xưa

Những hồn quen dãi gió dầm mưa

Những hồn chất phác hiền như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!”

Có thể hiểu đây là chỉ rất nhiều nhân vật khác nhau, là những người anh hùng cách mạng luôn đứng tuyến đầu để chống giặc. Là những người nông dân cần mẫn lao động tạo lương thực nuôi đồng bào chiến sĩ. Nhưng tất cả những người này đã hy sinh trước bom đạn của quân giặc. Thể xác của họ tuy đã rời xa chúng ta nhưng hồn của họ vẫn luôn ở lại bảo vệ đất nước, luôn ở trong tâm trí người thân gia đình,...Đây cũng là biện pháp nói giảm nói tránh khiến sự ra đi, hy sinh của họ không còn quá đau lòng tang thương.

3.6  “Tôi” ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với “tôi” ở khổ thơ trên?

- Tôi ở khổ thơ mười đang đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn trong cuộc đời đó là cuộc tìm kiếm lý tưởng của cuộc đời mình. “Tôi” lúc này đang đứng giữa ngã tư cuộc đời, không biết nên đi đâu về đâu, không biết nên lựa chọn điều gì. Dường như lúc này “tôi” đang bị nhấn chìm trong bóng tối cuộc đời vì chưa tìm thấy lối đi phù hợp.

- Tôi ở khổ thơ mười một lại là “tôi” của một thời điểm khác. Đấy là lúc “Tôi” đã tìm ra chân lý của cuộc đời mình, tìm thấy lối đi đường hướng để mình đi theo. Giờ đây “tôi” tràn đầy niềm vui, yêu đời và có đầy niềm tin vào cuộc sống của mình.

3.7 Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

“Cánh chim buồn nhớ gió mây” bởi giờ đây nó không được sải tung cánh trên bầu trời rộng lớn nữa. Bởi nó đã bị giam nhốt trong một chiếc lồng sắt, ngăn không cho nó hòa mình với mây với gió. Đây chính là hình ảnh của tác giả Tố Hữu khi ông bị giam nhốt trong ngục tù của quân giặc. Ông nhớ đến quá khứ bình yên bay nhảy, ông khát khao một cuộc sống tự do làm chính mình để đi theo chân lý cuộc đời tìm cách cứu gia cứu nước.

 

4. Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài 

4.1 Câu 1 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Theo bạn, nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thế nào về nghĩa của từ "đồng” trong nhan đề?

  • Nhan đề chỉ có hai chữ nhưng có thể bao quát được hết nội dung của tác phẩm. Đó là nỗi nhớ của tác giả với quê hương đất nước. 

  • Từ “đồng” trong “nhớ đồng” có thể hiểu theo hai cách khác nhau. “Đồng” trong đồng chí, là tác giả nhớ tới những người đồng đội vào sinh ra tử với mình, những người chúng lý tưởng chung chí hướng đã chiến đấu với ông. Nhưng cũng có thể hiểu “đồng” là cánh đồng nơi quê hương ông. Dường như lúc này tác giả đang nhớ đến những ngày tháng yên bình sống trong vòng tay của quê hương, nhớ đến vẻ đẹp bình dị đó.

4.2 Câu 2 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung của các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bổ theo "quy luật" nào ?

  • Về hình thức bốn khổ thơ 1,4,7,13 không chỉ giống số chữ trong mỗi câu mà còn giống bởi số câu trong một khổ. 

  • Về nghệ thuật, cả bốn khổ thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc với điệp “Gì sâu bằng…”

  • Về nội dung tất cả đều hướng về nỗi nhớ quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua hình ảnh quê hương vào buổi trưa và âm thanh của tiếng hò.

  • Kết cấu lặp của bốn câu rải rác khắp cả tác phẩm đã tạo một nên một kết cấu vòng tròn lặp đi lặp lại. Cũng chính là nỗi nhớ của tác giả với quê hương đất nước luôn sục sôi, lặp lại hàng ngày hàng giờ.

4.3 Câu 3 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì? Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh.

  •  Tác giả đã chọn một hệ thống hình ảnh rất quen thuộc, bình dị có mặt ở khắp các làng quê Việt Nam thời điểm đó. Đó là cánh đồng, là rặng tre xanh, là những mái nhà,...Những hình ảnh đơn sơ nhưng lại thể hiện được tình yêu nước nồng nàn của tác giả, yêu nước nên mới yêu từng tấc đất từng thửa ruộng, yêu từng cảnh vật có mặt trong quê hương Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu luôn trân trọng từng cảnh vật đó và luôn ý thức được mình cần phải bảo vệ từng mảnh đất của quê hương khỏi tay mọi giặc ngoại xâm.

  • Nhà thơ Tố Hữu có cách sắp xếp, phối hợp từng hình ảnh rất hợp lý theo đúng mạch cảm xúc, mạch suy nghĩ của người đọc. Những hình ảnh xuất hiện đầu tiên chỉ đơn giản là những hình ảnh cánh đồng, cây tre,...ở khắp nơi rồi sẽ hình tượng hơn với “hồn thân”, Đây là hình ảnh những người đã chiến đấu và rồi đã hy sinh, ngã xuống trên chính mảnh đất quê hương mình. Tác giả nhớ cảnh vật nhớ quê hương nhưng cũng là lúc ông cảm thấy bất lực khi đất nước còn giặc thì ông lại trong ngục giam không thể cùng đồng đội chiến đấu vì tổ quốc.

4.4 Câu 4 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Từ "đâu" xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong câu từ của bài thơ

  • Từ “đâu” đã được tác giả sử dụng đến mười lần trong tác phẩm. 

  • “Đâu” là một câu hỏi thể hiện cảm xúc mịt mù vô định, không biết phải làm gì, không biết đi đâu về đâu của những người sục sôi lòng yêu nước nhưng chưa có người dẫn đường để chiến đấu. 

  • “Đâu” cũng là câu hỏi của tác giả khi ông không biết phải làm gì mới có thể cùng đồng đội chiến đấu, khi ông đang bị nhốt trong chốn ngục giam không thể phản kháng. Tất cả sự bất khuất trong tinh thần đó giờ đây chỉ có thể đặt vào trong từng câu thơ, từng nét bút trên trang giấy trắng. 

=> Đó cũng là lúc tác giả đang hồi tưởng đến những năm tháng huy hoàng của đất nước, của dân tộc của chính tác giả Tố Hữu nay còn đâu.  

4.5 Câu 5 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm thán trong văn bản.

  • Tác giả đã luân phiên sử dụng các câu hỏi như “Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”, “Vãi giống tung trời những sớm mai?” để hiện lên nỗi nhớ với quê hương của mình. Đó là những hình ảnh quen thuộc gần gũi với mỗi người dân Việt Nam ta. Đó cũng là sự hy vọng mong mỏi sớm được nhìn thấy những cảnh đó

4.6 Câu 6 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy.

Hình ảnh “ruộng đồng” xuất hiện khá nhiều và mang tính biểu tượng cho nỗi nhớ của tác giả với quê hương. Xuất hiện với cánh đồng là người nông dân cần mẫn lao động với một cuộc sống hạnh phúc no ấm. “Đồng” còn là hình ảnh người bạn đồng hành, người đồng chí hướng với tác giả để cùng nhau chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm. 

4.7 Câu 7 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình? Nếu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ.

Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm trạng buồn bã do nhớ quê hương, nhớ người thân của tác giả hay chính là của người chiến sĩ cách mạng. Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương nước nhà cũng như phẩm chất của người chiến sĩ luôn sục sôi tình yêu nước, luôn đứng trước lý tưởng cách mạng sẵn sàng đứng lên chiến đấu.

5. Kết nối đọc - viết trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Bài thơ “Nhớ đồng” viết trong hoàn cảnh tác giả đang trong ngục tù của quân giặc. Từng câu thơ nét chữ đều mang theo cảm xúc lẫn lộn cùng với lý tưởng cách mạng của người chiến sĩ yêu nước nhưng bị ngăn cản bởi chốn tù đày. Từng hình ảnh đồng quê Việt Nam đều gợi lên được tình yêu nỗi nhớ của tác giả, từng chút từng chút khiến cho tâm hồn của anh sục sôi như muốn phá lồng sắt để cầm súng chiến đấu. Từng hình ảnh giản dị nhưng giúp cho người đọc hiểu được tình cảm của tác giả với đất nước quê hương Việt Nam. Đó cũng là niềm hy vọng đất nước được giải phóng trong ngày gần nhất để cuộc sống của người dân bình yên như xưa.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Vuihoc đã cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản trong bài viết Soạn bài Nhớ đồng của tác giả Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn 11 tập 1 sách kết nối tri thức. Hy vọng qua đó có thể giúp các em hiểu hơn về tác phẩm cũng như có các góc nhìn khác nhau về bài thơ. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài học khác nhau không chỉ ở môn văn trên trang web vuihoc.vn, các em hãy theo dõi nhé!

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990