img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 10:31 28/10/2024 1 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Chân trời sáng tạo: Phần hướng dẫn đọc 

* Nội dung chính của văn bản: Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa hai nhân vật tiêu biểu cho hai lực lượng xã hội đối lập trong thời kỳ Pháp thuộc. Va-ren đại diện cho thế lực thực dân, xảo trá và hèn nhát, còn Phan Bội Châu tượng trưng cho tinh thần yêu nước, kiên cường và bất khuất. Qua hình tượng hai nhân vật này, tác giả đã phê phán sâu sắc chế độ thực dân đồng thời ca ngợi tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc của những người yêu nước Việt Nam. Tác phẩm mang tính thời sự, thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội lúc bấy giờ.

1. Câu 1 trang 78 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện được tác giả kể trong văn bản trên.

Câu trả lời chi tiết:

Phần 1 và phần 2: Là phần của những trò lố không "chính thức" diễn ra - cuộc hành trình từ Mác-xây của đất nước Pháp sang Việt Nam để có thể thực hiện được lời hứa của ông Va-ren sau khi được nhậm chức nắm trong tay Toàn quyền Đông Dương, trong đó bao gồm các sự kiện sau:

- Trước sức ép của công luận ông Va-ren đứng ra và hứa trước với cơ quan công luận rằng sẽ dốc lòng đứng ra "chăm sóc" cho cụ Phan Bội Châu, nhưng quãng đường từ Mác-xây về đến Sài Gòn thì phải mất tận 4 tuần lễ thời gian khi đi bằng phương tiện đường thủy. Trong bốn tuần đó Phan Bội Châu vẫn tiếp tục bị giam lỏng trong tù.

- Dân chúng sẽ tiếp đón ông Va-ren ở Sài Gòn. Trong thời gian lúc đó cụ Phan Bội Châu sẽ tiếp tục bị cấm tù.

- Từ quãng đường Sài Gòn ra Hà Nội, Va-ren dừng nghỉ tại Huế, triều đình lại đứng ra tiếp đón ông Va-ren. Và vẫn là khoảng thời gian ở trong lúc đó, cụ Phan Bội Châu vẫn sẽ tiếp tục bị cầm tù.

Phần 3 và phần 4: Những trò lố của Va-ren bắt đầu diễn ra "chính thức": Những trò lố của Va-ren bắt đầu diễn ra chính thức khi ông ta gặp Phan Bội Châu tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Cuộc hội kiến này phơi bày rõ sự giả dối của vị Toàn quyền và phản ứng kiên cường của người tù yêu nước.

Trong buổi gặp, Va-ren thao thao diễn thuyết, lấy bản thân làm gương và cố thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng cách mạng để hợp tác với "Mẫu quốc". Ông ta sử dụng đủ lý lẽ nhằm lung lạc ý chí của cụ.

Tuy nhiên, Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng, thể hiện sự khinh bỉ và dửng dưng trước lời dụ dỗ của Va-ren. Dù bị giam cầm, cụ không hề tỏ ra khuất phục.

Sự im lặng của Phan Bội Châu là biểu tượng cho ý chí bất khuất, trong khi những lời lẽ trơ trẽn của Va-ren làm nổi bật bản chất lố bịch và xảo trá của bộ máy thực dân.

Người kể chuyện đã cung cấp thông tin từ hai nguồn khác nhau, kèm theo hai lời bình đầy mỉa mai, nhằm khắc họa sự đa nghĩa trong phản ứng của Phan Bội Châu trước Va-ren:

- Thông tin từ nhân chứng thứ nhất và lời bình đầu tiên:

+ Theo lời kể của một anh lính dõng An Nam đứng gác ở cửa ngục, khi nhìn qua chấn song, anh ta thấy một sự thay đổi nhỏ trên nét mặt của Phan Bội Châu. Anh lính – được miêu tả là một kẻ ranh mãnh – quả quyết rằng đã nhìn thấy đôi ngọn râu mép của cụ nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và điều đó chỉ xảy ra một lần.

+ Lời bình của người kể chuyện: Nếu đúng như vậy, có thể Phan Bội Châu đã mỉm cười, nhưng nụ cười ấy vô cùng kín đáo, nhẹ nhàng và im lặng, tựa như cánh ruồi lướt qua mà khó ai có thể nhận ra.

- Thông tin từ nhân chứng thứ hai và lời bình thứ hai:

+ Nhân chứng thứ hai (người kể chuyện xin giấu tên) khẳng định rằng, trong cuộc gặp gỡ, Phan Bội Châu đã thẳng thừng nhổ vào mặt Va-ren.

+ Lời bình của người kể chuyện: "Cái đó thì cũng có thể."

Qua hai nguồn tin và những lời bình, người kể chuyện không chỉ làm nổi bật sự đối lập trong cách kể của các nhân chứng mà còn tạo nên sự hài hước, mỉa mai. Cả hai chi tiết – nụ cười kín đáo và cái nhổ vào mặt – đều mang tính biểu tượng, thể hiện sự bất khuất và khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 chân trời sáng tạo

2. Câu 2 trang 78 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Câu trả lời chi tiết:

- Nhân vật chính xuất hiện ở trong truyện là: Phan Bội Châu.

Cơ sở để có thể khẳng định được Va-ren là nhân vật chính là:

- Dựa vào tiêu đề của tác phẩm: Tiêu đề nhấn mạnh từ “Những trò lố của Va-ren”, cho thấy trọng tâm của câu chuyện xoay quanh những hành vi lố bịch, giả dối của Va-ren trong vai trò Toàn quyền Đông Dương.

- Cốt truyện tập trung chủ yếu  vào Va-ren: Nội dung tác phẩm xoay quanh hành trình và cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Các chi tiết miêu tả hành động, lời nói, và thái độ của Va-ren thể hiện sự trơ tráo và lố bịch khi hắn cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng. Hầu hết sự kiện được kể qua lời nói và hành vi của Va-ren, tạo ấn tượng về một nhân vật phản diện trung tâm.

- Sự đối lập trong hoàn cảnh làm nổi bật lên hình ảnh của Va-ren: Trong tác phẩm, Phan Bội Châu xuất hiện không phải với hành động hay lời nói cụ thể mà qua sự im lặng đầy khinh bỉ. Điều này tạo nên sự đối lập với lời nói rỗng tuếch và trò lố của Va-ren. Sự im lặng của Phan Bội Châu được dùng như một phương tiện nghệ thuật để phản chiếu bản chất giả dối và xấu xa của Va-ren.

- Mục đích phê phán sâu sắc chế độ thực dân: Tác phẩm là một tác phẩm trào phúng, phê phán bản chất giả tạo và dối trá của chính quyền thực dân Pháp. Do đó, Va-ren – đại diện cho bộ máy cai trị thực dân – trở thành tâm điểm của câu chuyện. Phan Bội Châu, dù là biểu tượng của tinh thần yêu nước, xuất hiện như một đối tượng đối lập, nhằm làm bật lên sự trơ trẽn của Va-ren.

3. Câu 3 trang 78 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò, từ đó nêu nhận xét về:

a. Tính cách của nhân vật Va-ren.

b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.

Câu trả lời chi tiết:

Những hành động, lời nói của nhân vật Va-ren tại thời điểm trước và trong cuộc hội kiến với cụ Phan Bội Châu tại nhà tù Hỏa Lò:

- Thời điểm trước cuộc gặp:

+ Va-ren hứa với công chúng khi sang Đông Dương sẽ "chăm sóc" và lo cho Phan Bội Châu, nhằm xoa dịu dư luận đang ủng hộ phong trào yêu nước. Tuy nhiên, suốt hành trình kéo dài từ Pháp đến Việt Nam, hắn không có hành động thực chất nào để thực hiện lời hứa.

+ Dừng chân tại các nơi như Sài Gòn và Huế, hắn chỉ quan tâm đến việc được tiếp đón long trọng bởi chính quyền và dân chúng, hoàn toàn phớt lờ tình cảnh của Phan Bội Châu.

- Thời điểm trong cuộc gặp tại nhà tù Hỏa Lò:

+ Va-ren thao thao diễn thuyết, lấy bản thân làm gương để dụ dỗ Phan Bội Châu hợp tác với chính quyền thực dân và từ bỏ lý tưởng yêu nước.

+ Hắn dùng giọng điệu kẻ cả, trịch thượng, coi việc Phan Bội Châu nghe theo là điều tất yếu.

+ Trong suốt buổi gặp, hắn bất chấp sự im lặng và dửng dưng của Phan Bội Châu, vẫn cố thuyết phục bằng những lý lẽ rỗng tuếch, cho thấy sự tự phụ và ngạo mạn của mình.

Nhận xét:

a. Tính cách của nhân vật Va-ren:

- Tính cách giả dối và thích lừa lọc: Hắn hứa trước công luận sẽ chăm lo cho Phan Bội Châu nhưng không hề có ý định thực hiện lời hứa.

- Thói xấu tự phụ và trơ trẽn: Va-ren tự cho mình quyền kêu gọi một người yêu nước từ bỏ lý tưởng, trong khi bản thân là kẻ phục vụ chế độ thực dân.

- Xảo trá và cơ hội: Hắn chỉ quan tâm đến danh tiếng và cách người khác tiếp đón mình, thay vì lo cho số phận của người tù như đã hứa.

- Bất lực trước khí phách của Phan Bội Châu: Dù thao thao thuyết phục, hắn không thể khiến Phan Bội Châu khuất phục.

b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật:

- Sử dụng ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai: Tác giả Nguyễn Ái Quốc khéo léo dùng giọng văn mỉa mai để làm nổi bật sự lố bịch của Va-ren, từ lời hứa hão cho đến hành động vô nghĩa trong suốt hành trình. Ví dụ, cách Va-ren tự ví mình như "mẫu mực" cho người khác làm theo thể hiện rõ bản tính kiêu ngạo và tự cao.

- Miêu tả gián tiếp thông qua sự đối lập: Tính cách giả dối của Va-ren được thể hiện rõ nhất khi đặt bên cạnh sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu. Sự tương phản này làm bật lên sự trơ tráo của Va-ren và khí phách bất khuất của Phan Bội Châu.

- Lời kể từ các nhân chứng hàm ý châm biếm: Các nhân chứng được trích dẫn đưa ra thông tin khác nhau – từ nụ cười mỉm kín đáo đến lời đồn Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren – làm cho hành động của Va-ren trở nên kém giá trị và càng tăng thêm tính trào phúng của câu chuyện.

- Nhân vật được khắc họa bằng hành động rỗng tuếch: Nguyễn Ái Quốc tập trung miêu tả Va-ren qua những hành động nói nhiều nhưng không làm. Điều này giúp người đọc thấy rõ bản chất hèn hạ và cơ hội của hắn.

 

4. Câu 4 trang 78 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các chi tiết góp phần khắc họa chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:

Từ bảng trên, cho biết:

a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.

b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.

Câu trả lời chi tiết:

Sự kiện

Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện

Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren

Phan Bội Châu qua lời của đám đông và nhân chúng

Tin tức từ truyền thông

Được nhân vật “Va-ren” hứa sẽ chăm sóc

Là một kẻ phản bội

Là một người anh hùng dân tộc

Va-ren đến Sài Gòn

Vẫn phải chịu cảnh nằm ở trong tù

Là một kẻ gây ra những lộn xộn, nhốn nháo

Là một người anh hùng dân tộc

Va-ren đến Huế

Bậc anh hùng, một vị thiên sứ, người hy sinh tất cả vì độc lập tự do, được 20 triệu người dân sống ở trong hoàn cảnh áp bức nô lệ tôn kính và dành những sự ngưỡng mộ.

Con người đã đứng lên phản bội lại giai cấp vô sản Pháp, một chính khách bị đồng bọn khai trừ khỏi tập đoàn, kẻ đã từ bỏ quá khứ, đánh mất lòng tin và quay lưng với chính giai cấp của mình.

Đó là con người đã hy sinh tất cả vì gia đình và của cải, quyết tâm rời xa những bọn đã cướp nước, sống lưu lạc một mình ở nơi đất khách, luôn bị chúng tìm kiếm, săn đuổi và nhử vào vô số những cạm bẫy do chúng đặt ra. Bị kết án tử hình ngay cả khi đang vắng mặt, giờ đây, ông tiếp tục lại phải chịu cảnh đày đọa ở trong nhà giam tăm tối, với cái gông đeo trên vai. Ngày đêm, bóng ma của cái máy chém ám ảnh, như lưỡi đao lơ lửng trên cổ, đe dọa từng khoảnh khắc mạng sống của ông.

Va-ren đến Hỏa Lò và hội kiến với Phan Bội Châu

Không nghe lọt tai được bất kỳ một câu nào

Được nhân vật Va-ren trân quý giống như người bạn tốt

Một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc

Kết thúc cuộc hội kiến và T.B

   

Đã nhổ vào vẻ mặt của Va-ren

 

Dựa vào bảng ở trên, ta có thể thấy 

- Va-ren: Là một tên giả dối và lừa lọc, Va-ren hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu nhưng không thực hiện. Hắn chỉ lợi dụng lời hứa để lấy lòng dư luận. Cơ hội và phản bội, Va-ren phản bội giai cấp vô sản, từ bỏ lòng tin và quá khứ, theo đuổi lợi ích cá nhân. Kiêu ngạo và trịch thượng: Va-ren dùng giọng điệu kề cà, tự phụ, cho rằng có thể thuyết phục Phan Bội Châu hợp tác với thực dân.

- Phan Bội Châu: Phan Bội Châu luôn giữ vững lý tưởng yêu nước, không khuất phục trước sức ép của Va-ren. Dù ở tù và đối mặt với cái chết, ông vẫn không từ bỏ khát vọng độc lập dân tộc. Ông từ bỏ gia đình, của cải và chịu cảnh lưu vong để đấu tranh cho tự do dân tộc. Phan Bội Châu đối diện với Va-ren bằng sự im lặng khinh bỉ và kiên định. Lời kể cho biết ông có thể đã "nhổ vào mặt Va-ren" – một hành động thể hiện sự khinh miệt tuyệt đối.

b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật:

- Với Va-ren: 

+ Va-ren được khắc họa qua những hành động trơ trẽn, như lời hứa suông và các cuộc tiếp xúc vô nghĩa. Hắn hiện lên như một kẻ giả dối, cơ hội và ích kỷ.

+ Lời miêu tả từ nhân vật và đám đông cho thấy Va-ren là kẻ phản bội giai cấp vô sản, bị đồng bọn khai trừ.

+ Ngược lại, giọng văn trào phúng, mỉa mai được dùng để thể hiện sự lố bịch và giả dối của Va-ren.

+ Sự thao thao bất tuyệt của Va-ren tương phản với im lặng khinh bỉ của Phan Bội Châu, làm rõ tính cách phù phiếm của hắn.

- Với Phan Bội Châu:

+ Hình ảnh Phan Bội Châu được xây dựng qua lời kể và góc nhìn của nhân chứng, như sự im lặng dửng dưng, có thể là nụ cười mỉm hoặc nhổ vào mặt Va-ren. Điều này tạo nên sự uy nghiêm, bất khuất và khinh bỉ đối với kẻ thù.

+ Người kể chuyện và đám đông coi Phan Bội Châu là "bậc anh hùng, vị thiên sứ", người hy sinh cho độc lập dân tộc.

+ Tác giả dùng giọng điệu ngợi ca, tôn kính khi miêu tả Phan Bội Châu, làm nổi bật hình ảnh một anh hùng dân tộc.

+ Sự im lặng và dửng dưng của Phan Bội Châu càng làm nổi bật sự bất lực của Va-ren.

- Trong một cuộc hội thoại trong tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren là người nói, Phan Bội Châu vẫn luôn im lặng. Ngôn ngữ của Va-ren trong câu chuyện là ngôn ngữ là độc thoại.

⇒ Phan Bội Châu hiện lên là một người anh hùng kiên trung và bất khuất, trong khi Va-ren chỉ là một kẻ cơ hội, lố bịch và giả dối. Nghệ thuật đối lập trong cách miêu tả hai nhân vật giúp người đọc cảm nhận rõ sự tương phản giữa phẩm giá của người yêu nước và bộ mặt trơ trẽn của kẻ phản bội.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

5. Câu 5 trang 78 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?

Câu trả lời chi tiết: 

- Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba. Người kể chuyện đóng vai trò là một người ngoài cuộc, không tham gia trực tiếp vào các sự kiện nhưng lại tỏ ra biết rõ mọi diễn biến.

- Điểm nhìn chính: Người kể chuyện có những điểm nhìn bao quát, thể hiện rõ những thái độ trào phúng và mỉa mai đối với Va-ren và sự ngưỡng mộ kín đáo đối với Phan Bội Châu.

+ Ngoài ra, một số sự kiện được nhìn từ nhân chứng (ví dụ: lính dõng An Nam kể về biểu cảm của Phan Bội Châu trong nhà ngục).

+ Va-ren cũng có điểm nhìn chủ quan của mình, khi tự đánh giá Phan Bội Châu là người có thể "cải tạo", và cố thuyết phục ông hợp tác.

- Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể và điểm nhìn của tác giả:

+ Tạo khoảng cách khách quan: Ngôi thứ ba giúp người kể chuyện giữ được khoảng cách với các nhân vật và sự kiện, làm nổi bật sự mỉa mai đối với Va-ren và tôn kính đối với Phan Bội Châu.

+ Làm rõ sự đối lập giữa hai nhân vật: Từ điểm nhìn của nhân chứng, đám đông và truyền thông, người đọc cảm nhận rõ hơn hình ảnh cao quý của Phan Bội Châu và sự lố bịch của Va-ren.

+ Tăng cường tính trào phúng: Nhờ sử dụng điểm nhìn xen lẫn giữa các nhân chứng và nhân vật, tác giả chế giễu Va-ren một cách tinh tế, khiến nhân vật này hiện lên vừa đáng thương vừa lố bịch.

+ Thể hiện rõ thái độ của tác giả: Dù giữ khoảng cách, giọng điệu của người kể chuyện vẫn hàm ý ca ngợi tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu và chê bai sự hèn hạ, giả dối của Va-ren. Điều này khiến người đọc ngầm hiểu được thông điệp yêu nước và phê phán thực dân mà tác giả muốn truyền tải.

6. Câu 6 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nêu suy nghĩ của bạn về cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản.

Câu trả lời chi tiết:

- Nhan đề "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" mang tính chất của một sự mỉa mai, trào phúng sâu sắc.

+ "Những trò lố" ám chỉ hành vi đầy những sự giả dối, lố bịch và vô nghĩa của Va-ren – Toàn quyền Đông Dương, người tự phụ rằng có thể cải tạo một người yêu nước kiên trung như Phan Bội Châu. Tác giả sử dụng từ "trò lố" để hạ thấp giá trị và tính nghiêm túc của hành động mà Va-ren cho là vĩ đại.

+ "Hay là" là cách đưa ra hai khả năng – như thể câu chuyện vừa là những trò hề của Va-ren, vừa là câu chuyện về cuộc đối đầu giữa hai nhân vật với hai thái độ và lý tưởng hoàn toàn đối lập.

+ Nhấn mạnh sự tương phản: Tác giả không chỉ khắc họa Va-ren như một nhân vật đáng khinh mà còn tôn vinh Phan Bội Châu, khiến độc giả nhận thấy sự đối lập rõ rệt giữa sự lố bịch của kẻ xâm lược và khí phách kiên cường của người yêu nước.

=> Nhan đề này không chỉ gợi tính hài hước mà còn chứa đựng thông điệp phê phán sâu cay: Sự thống trị của thực dân chỉ là những trò hề vô nghĩa trước tinh thần yêu nước bất khuất.

Suy nghĩ của em về cách tác giả kết thúc câu chuyện:

- Cách kết thúc với sự im lặng khinh bỉ của Phan Bội Châu và khả năng ông nhổ vào mặt Va-ren mang nhiều ý nghĩa:

+ Phan Bội Châu không nói một lời nào, cho thấy sự bất khuất và khinh miệt tuyệt đối đối với kẻ thù. Thái độ im lặng của ông chính là một hành động phản kháng mạnh mẽ, không cần ngôn từ mà vẫn thể hiện rõ lập trường không khuất phục.

+ Câu chuyện để ngỏ với hai nguồn thông tin mâu thuẫn (nhân chứng cho rằng Phan Bội Châu cười mỉm và một người khác nói ông nhổ vào mặt Va-ren). Kết thúc này tạo ra sự hài hước và châm biếm, khiến người đọc thấy rõ sự vô nghĩa của những lời hứa hẹn và diễn thuyết của Va-ren.

+ Sự mập mờ của chi tiết cuối cùng phản ánh rằng hình ảnh Phan Bội Châu sống mãi trong lòng dân chúng như một người anh hùng, bất chấp những trò hề của kẻ thực dân.

=> Kết thúc của câu chuyện không đơn giản mà chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, vừa mỉa mai sự bất lực của kẻ thù vừa tôn vinh tinh thần yêu nước bất diệt. Nó cũng để lại một dư âm sâu sắc, khiến người đọc suy ngẫm về sức mạnh của ý chí và phẩm giá con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Như vậy, cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản đã phối hợp hoàn hảo với nhau, tạo nên một tác phẩm vừa châm biếm, vừa thấm đẫm tinh thần yêu nước, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

7. Câu 7 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề, thông điệp của tác phẩm.

Câu trả lời chi tiết:

- Chủ đề của tác phẩm là một cuộc đối đầu giữa tinh thần yêu nước bất khuất và những sự giả dối, lố bịch của một kẻ cai trị thực dân.

+ Tác phẩm tập trung chủ yếu khắc họa một hình ảnh đối lập giữa Phan Bội Châu là một người yêu nước kiên trung, không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào, và Va-ren là một chính khách thực dân thoái hóa, luôn biết cách cơ hội.

+ Sự bất lực của quyền lực thực dân: Dù nắm giữ quyền lực và có nhiều thủ đoạn, Va-ren vẫn không thể khuất phục ý chí của Phan Bội Châu.

- Thông điệp của tác phẩm

+ Tinh thần yêu nước và lòng bất khuất: Phan Bội Châu là biểu tượng của lòng yêu nước kiên cường, dù bị tù đày, săn đuổi, vẫn không bao giờ thỏa hiệp hay bị khuất phục trước kẻ thù. Tác phẩm khẳng định rằng những kẻ xâm lược dù mạnh thế nào cũng không thể dập tắt được ý chí của người dân yêu nước.

+ Phê phán sự giả dối và lố bịch của kẻ cai trị thực dân: Va-ren hiện lên như một kẻ cơ hội, hèn nhát, dùng thủ đoạn lừa lọc để thực hiện những lời hứa giả dối, khiến hình ảnh của hắn trở nên đáng khinh. Tác giả muốn truyền tải thông điệp rằng bạo lực và quyền lực của thực dân không thể chiến thắng được tinh thần chính nghĩa.

+ Tiếng cười trào phúng – vũ khí chống lại kẻ thù: Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm để chỉ ra sự bất lực và vô nghĩa của những lời hứa hão huyền của Va-ren, cho thấy trò hề của kẻ thù chỉ đáng bị cười nhạo.

+ Niềm tin vào sức mạnh của dân tộc: Dù trong ngục tù, hình ảnh Phan Bội Châu vẫn là niềm cảm hứng và biểu tượng của lòng yêu nước trong mắt nhân dân. Tác giả khẳng định rằng những người anh hùng sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, bất chấp mọi âm mưu của kẻ thù.

⇒ Chủ đề của tác phẩm là cuộc đối đầu giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa tinh thần yêu nước và sự giả dối của thực dân. Thông qua đó, thông điệp mà tác giả truyền tải chính là niềm tin vào sức mạnh của ý chí con người và lòng yêu nước bất diệt, đồng thời châm biếm sự vô nghĩa của quyền lực thực dân.

8. Câu 8 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về mức độ phù hợp giữa mục đích sáng tác với nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên.

Câu trả lời chi tiết:

Tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc được viết với mục đích:

+ Phê phán chế độ thực dân và những thủ đoạn dối trá, lố bịch của các quan chức Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là Va-ren – Toàn quyền Đông Dương.

+ Tôn vinh tinh thần yêu nước, bất khuất của Phan Bội Châu – một người yêu nước bị giam cầm nhưng vẫn không thỏa hiệp với kẻ thù.

+ Khơi dậy tinh thần đấu tranh và lòng tự hào dân tộc cho nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị thực dân, đồng thời bộc lộ niềm tin rằng ý chí chính nghĩa sẽ chiến thắng cường quyền.

- Nội dung tư tưởng phù hợp với mục đích sáng tác:

+ Cuộc đối đầu giữa Va-ren và Phan Bội Châu tượng trưng cho sự đối lập giữa kẻ cai trị thực dân và người yêu nước Việt Nam. Nội dung này khẳng định rằng, dù bị giam cầm hay đe dọa bằng bạo lực, những người yêu nước không bao giờ bị khuất phục.

+ Lời hứa hão huyền của Va-ren thể hiện bản chất giả dối và lố bịch của kẻ thực dân. Tác phẩm phê phán sâu sắc rằng những lời hứa và thủ đoạn mua chuộc của kẻ thù chỉ là trò hề vô nghĩa trước sức mạnh tinh thần của dân tộc.

+ Nhân vật Phan Bội Châu là biểu tượng của lòng yêu nước và phẩm giá – bất khuất trước bạo lực, không bị khuất phục bởi thủ đoạn chính trị. Tác giả muốn gửi thông điệp rằng sức mạnh ý chí chính nghĩa sẽ mãi trường tồn.

- Hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung tư tưởng:

+ Giọng điệu trào phúng, châm biếm:

  • Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ hài hước, mỉa mai để phơi bày bản chất hèn nhát và cơ hội của Va-ren. Cách gọi những hành động của Va-ren là "trò lố" đã hạ thấp giá trị của kẻ thống trị, làm bật lên sự đối lập với khí phách của Phan Bội Châu.

  • Sự mỉa mai trong cách kể chuyện khiến người đọc vừa cười nhạo sự lố bịch của kẻ thù, vừa cảm nhận được sự tôn kính dành cho người yêu nước.

- Kết cấu đối lập giữa hai nhân vật:

+ Phan Bội Châu và Va-ren được khắc họa bằng hai thái cực tương phản:

  • Va-ren: giả dối, thủ đoạn, cơ hội, bất lực.

  • Phan Bội Châu: kiên trung, bất khuất, không khuất phục.

+ Sự đối lập này làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng: Kẻ thực dân có quyền lực và bạo lực nhưng không thể đánh bại được tinh thần yêu nước.

- Điểm nhìn đa dạng: Câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba và nhiều điểm nhìn khác nhau (lời kể của Va-ren, lời kể của người chứng kiến, lời kể từ đám đông) tạo nên sự phong phú trong cách tiếp cận vấn đề. Điều này góp phần tăng tính châm biếm và khẳng định tính phi nghĩa của kẻ thù.

- Kết thúc mở và đầy mỉa mai: Kết thúc với hai khả năng: Phan Bội Châu mỉm cười hay nhổ vào mặt Va-ren, không chỉ làm tăng tính châm biếm sâu cay mà còn nhấn mạnh rằng bản chất của kẻ thù sẽ luôn bị khinh bỉ, dù dưới bất kỳ hình thức nào.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990