img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận- Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:29 30/11/2023 8,387 Tag Lớp 12

Mở bài và kết bài là những phần rất quan trọng, không thể thiếu trong cấu trúc của bất kì bài văn nào, trong đó có văn nghị luận. Dưới đây, VUIHOC sẽ hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận nhằm giúp các em học sinh biết cách viết mở bài, kết bài sao cho hay, hấp dẫn và có thể khái quát được nội dung của bài văn nghị luận.

Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận- Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

1. 1 Rèn luyện kĩ năng mở bài 

Câu 1: Mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu đề bài? Giải thích lí do chọn lựa? 

Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).

Mở bài 1:

Mở bài này chưa đạt yêu cầu: có cấu tạo ổn nhưng không phù hợp vì vấn đề được đề bài đặt ra là giá trị nghệ thuật của tình huống truyện nhưng mở bài 1 lại chỉ đề cập đến thông tin lai lịch của tác giả không cần thiết và những tác phẩm chính của ông.

Mở bài 2:

Mở bài không phù hợp: vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện chứ không yêu cầu phân tích giá trị nội dung nhưng ở đây người viết nêu về cả giá trị nội dung.

Mở bài 3:

Mở bài phù hợp: vì đã dẫn dắt tự nhiên, chính xác, ngắn gọn về vấn đề cần nghị luận,  tạo ra sự hấp dẫn, hướng người đọc vào nội dung chính và tạo được hứng thú tìm hiểu vấn đề.

Câu 2: a) Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận.

b) Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.

Mở bài 1:

“Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. 

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Mở bài 2:

Vị trí của Thâm Tâm đối với Thơ mới có cái gì na ná như Thôi Hiệu đối với thơ Đường... Thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm.

(Chu Văn Sơn, Tống biệt hành, trong Tinh hoa thơ Mới, thấm bình và suy ngẫm)

Mở bài 3:

Năm thập kỉ trước đây, khi Nam Cao quyết định bắt tay vào viết Cái lò gạch cũ – tên đầu tiên của Chí Phèo ... Thử thách đó, Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận, và đã vượt qua, với một Chí Phèo thật sự sâu sắc và độc đáo.

(Đỗ Kim Hồi, “Chí Phèo” của Nam Cao)

a. Vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài:

Mở bài

Vấn đề được triển khai trong văn bản 

Vai trò của mở bài

1

Nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập nước ta năm 1945.    

Xác lập chân lí quốc tế: đó là quyền con người hay quyền dân tộc cho bản tuyên ngôn.

2

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tống biệt hành”- Thâm Tâm.    

Giới thiệu vị trí của tác giả Thâm Tâm và bài thơ “Tống biệt hành” trong phong trào Thơ mới.

3

Sự độc đáo trong giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Chí Phèo” của Nam Cao.

Giới thiệu về đề tài nông thôn và vị trí của nhà văn Nam Cao và truyện “Chí Phèo” trong đề tài này.

 

b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài:

  • Mở bài 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta được mở đầu một cách khéo léo bằng việc trích dẫn lời văn của 2 bản tuyên ngôn bất hủ của nước Pháp và Mỹ. Đặc biệt sự hấp dẫn ở đây đó là sự thông minh sắc sảo khi mở rộng quyền con người ra thành quyền dân tộc.

  • Mở bài 2: Tính hấp dẫn trong mở bài này nằm ở cách Chu Văn Sơn đã khai thác sự thú vị trong tương quan vị trí nhà văn Thâm Tâm và bài thơ “Tống biệt hành” trong phong trào thơ mới. Không chỉ vậy, sự hấp dẫn, thú vị còn nổi bật trong cách so sánh tương đồng với vị trí của Thôi Hiệu và tác phẩm “Hoàng Hạc lâu” trong thơ Đường.

  • Mở bài 3: Tính hấp dẫn nằm ở cách tác giả nêu lên các thành tựu trong đề tài nông dân đã có trước, từ đó Nam Cao tôn vinh sự độc đáo và giá trị của Chí Phèo.

Combo 12 cuốn sổ tay hack điểm các môn thi đại học đang có ưu đã cực lớn. Nhanh tay đăng ký bạn nhé! 

1.2 Rèn luyện kĩ năng kết bài 

Câu 1: Cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề cần nghị luận? Vì sao?

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).

Kết bài 1:

“Thiên tuỳ bút Người lái đò Sông Đà đã thể hiện rõ sự tài hoa và uyên bác trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân... Đặc biệt, hình tượng người lài đò sông Đà đã để lại những ấn tượng thật sâu sắc”.

→ Kết bài này chưa đạt yêu cầu: nó không phù hợp vì người viết không đề cập đến vấn đề chính là nhân vật ông lái đò mà chỉ tổng kết lại những vấn đề liên quan đến tác phẩm.

Kết bài 2:

“Hình tượng người lái đò sông Đà, như đã đề cập tới, mang vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, kì vĩ vừa bay bổng, phóng túng…, Nguyễn Tuân lại khẳng định rõ bản lĩnh và quan niệm nghệ thuật của mình.”

→ Kết bài này đạt yêu cầu: nó phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra vì đã đánh giá khái quát được những nét đặc sắc và  ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò. Từ đó gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc về người lao động nói chung và bản lĩnh của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 2: Những phần kết bài này đã đánh giá được vấn đề gì? Cách kết bài đó có khả năng tác động đến người đọc như thế nào?

Kết bài 1:

“Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,..., tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

⇒ Kết bài 1 đã tuyên bố độc lập và khẳng định lại vấn đề, đó là sự quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem lực lượng, tinh thần, của cải và cả tính mạng để giữ vững độc lập. Kết bài này không những làm sống dậy lòng tự hào dân tộc, bên cạnh đó nó còn khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc bảo vệ đất nước của con người Việt Nam.

Kết bài 2:

“Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này...của Thạch Lam dễ sống dậy trong ta, bằng ánh sáng đẹp, diệu kì”.

(Lê Huy Bắc, ấn tượng phố huyện “Hai đứa trẻ” trong Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm)

⇒ Kết bài 2 đã nêu lên những ấn tượng đẹp đẽ, không thể phai nhòa về hình ảnh của một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam. Kết bài này đã gợi lên tình cảm yêu mến, sự thích thú đối với tác phẩm.

Câu 3: Từ những nội dung đã tìm hiểu ở các mục 1 và 2, theo anh (chị), Phần kết bài cần đáp ứng được yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? Chọn phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất.

A – Tóm tắt lại toàn bộ những nội dung đã trình bày và liên hệ với thực tế

B – Nêu đánh giá khái quát và bộc lộ cảm xúc của người viết về khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề

C – Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn

D – Tóm tắt lại toàn bộ nội dung đã trình bày và bộc lộ cảm xúc của người viết

⇒ Đáp án đúng là đáp án C

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

2. Soạn bài rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Luyện tập 

2.1 Bài 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 116

So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phần mở bài sau đây trong bài văn nghị luận về tác phẩm “Ông già và biển cả” với đề bài: “Cảm nhận của anh (chị) về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn O. Hê-minh-uê.

a. Giống nhau: cả 2 mở bài đề đạt yêu cầu bởi đã giới thiệu được khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận là “số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô”. Từ đó có thể tạo nên sự hứng thú cho người đọc vào nội dung nghị luận một cách tự nhiên nhất. 

b. Khác nhau:

  • Mở bài (1): Đây là mở bài trực tiếp. Người viết trực tiếp giới thiệu tác giả, tác phẩm rồi đi đến vấn đề cần nghị luận. Cách mở bài này ngắn gọn, nhấn mạnh ngay vào vấn đề nghị luận.

  • Mở bài (2): Đây là mở bài gián tiếp. Người viết đối chiếu từ ý thơ tương đồng “Biển đêm” của V.Huy-gô để dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận là bi kịch của con người.

2.2 Bài 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 116

Tại sao phần mở bài và kết bào sau đây chưa đạt yêu cầu? Anh chị hãy viết lại để những phần này hay hơn, phù hợp hơn.

- Nguyên nhân chưa đạt yêu cầu: 

  • Mở bài: không đáp ứng được yêu cầu vì chỉ tập trung giới thiệu những điều không cần thiết về tác giả và những tác phẩm chính mà không hề có sự đề cập đến vấn đề cần nghị luận của bài viết.

  •  Kết bài: không đáp ứng được yêu cầu bởi không đánh giá về vấn đề chính, trung tâm của bài viết. Bên cạnh đó có sự lan man sang những chủ đề khác như “bi kịch của Mị” và “diễn biến nội tâm” của nhân vật

Viết lại:

  • Mở bài: Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã bước vào làng văn Việt Nam từ sớm, nổi tiếng và thành công ở nhiều thể loại. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm nổi bật của Tô Hoài, được nhà văn sáng tác nhân chuyến đi thực tế ở Tây Bắc vào năm 1952. Nổi bật trong tác phẩm này là hình tượng nhân vật Mị - một cô gái nô lệ xinh đẹp đã đứng lên gỡ bỏ gông cùm, xiềng xích để đến với ánh sáng của tự do.

  • Kết bài: Mị là một nhân vật tiêu biểu cho nỗi thống khổ của người dân vùng núi Tây Bắc vừa bị tước đoạt tuổi xuân, vùi dập khát vọng, vừa bị đầy đọa thể xác lẫn tinh thần. Hiện thực về những nỗi thống khổ ấy đã làm nhức nhối và đánh thức thiên chức của Tô Hoài. Vì vậy, khi viết về nỗi thống khổ của Mị, tác giả đã viết bằng cả trái tim, tình thương và sự đồng cảm của mình. Và đi từ nỗi khổ ấy Tô Hoài đã tìm kiếm được vẻ đẹp tâm hồn còn tiềm ẩn bên trong những người nông dân Tây Bắc thật thà, chăm chỉ mà tội nghiệp kia. Vẻ đẹp tiềm ẩn của họ cũng như sức sống của đại ngàn Tây Bắc sẽ là nơi đến của những nghệ sĩ có tài, có tâm như Tô Hoài

2.3 Bài 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 116 

Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong những đề bài trong SGK.

a. Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

- Mở bài: Trong văn học, thơ ca viết về tình yêu quả rất nhiều, song có mấy tâm sự của người phụ nữ nào chân thành, tha thiết như Xuân Quỳnh- một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Với tiếng thơ giàu trắc ẩn, vừa sôi nổi, trẻ trung vừa hồn hậu, đằm thắm, bài thơ “Sóng” của xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét hình tượng Sóng và nỗi niềm dạ diết trong khát vọng về một hạnh phúc bình dị, đời thường của người phụ nữ trong tình yêu.

- Kết bài: Tóm lại, “Sóng” là một bài thơ tình yêu tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu da diết, mãnh liệt mà Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét trong bài thơ còn ào ạt, vang vọng mãi trong tâm tư độc giả. Nó giãi bày mọi thuộc tính bí ẩn, phức tạp và hấp dẫn của tình yêu. Những con sóng chứa đầy vẻ đẹp và những khát vọng ấy nhất định sẽ đưa chúng ta đến những bến bờ xa xôi trong cuộc đời. Đó chính là bến bờ của hạnh phúc, bến bờ của những cuộc đời mang đầy ý nghĩa và cháy sáng không nguôi.

b. Đề 2. Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ Tự do của nhà thơ P.Ê-luy-a?

- Mở bài: Pôn Ê-luy-a là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng của Pháp. Thơ ông ở thời kì nào cũng tràn đầy khát vọng và mơ ước tự do. Tự do không phải là một đề tài quá mới mẻ trong thơ ca. Nhưng khi đến với bài thơ “Tự do” của P.Ê-luy-a, độc giả đã cảm nhận tiếng nói rạo rực của trái tim hay tiếng vang động của rừng núi, sông biển; vũ trụ và con người đòi hỏi tình yêu cùng với khát vọng tự do.

- Kết bài: Bài thơ “Tự do”  của Ê-luy-a là tiếng hát khao khát tự do mãnh liệt thiêng liêng của mỗi con người, là tiếng nói chung của những người dân nô lệ bị cầm tù với khát vọng và tình yêu tự do đã gây những niềm xúc cảm lớn lao.

>> Tham khảo lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia với khóa học PAS THPT đầu tiên và duy nhất của VUIHOC 

c. Đề 3: Hãy lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.

- Mở bài: Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm đặc sắc của ông, tác phẩm đã thể hiện rõ nét sức sống tiềm tàng của người dân lao động miền núi trước cách mạng tháng Tám. Ở cuối truyện, Tô Hoài đã để cho nhân vật Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùng nhau chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Trá. Hành động trên là một tình huống truyện vô cùng độc đáo và mang ý nghĩa sâu sắc.

- Kết bài: Bằng sự am hiểu cuộc sống con người Tây Bắc và sự tinh tế khi khám phá miêu tả thế giới nội tâm nhân  vật, Tô Hoài đã giúp người đọc thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua hành động quyết liệt- cởi trói cho A Phủ . Từng bước vươn dậy sức sống ấy đã giúp Mị thoát khỏi cảnh ngộ nô lệ. Đồng thời, tác giả muốn ca ngợi những người dân lao động vùng cao Tây Bắc đã không cam chịu số phận trước bọn thực dân, chúa đất đã áp bức họ.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết cách soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luậnNgữ văn lớp 12. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được cách làm cũng như trau dồi khả năng viết mở bài và kết bài sao cho hay và ấn tượng nhất. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990