img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:34 26/08/2024 1 Tag Lớp 12

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Bài soạn này sẽ bao gồm những thông tin chi tiết về binh đoàn Tây Tiến cùng với cảnh tượng thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tây Tiến: Chuẩn bị

Tìm hiểu qua các tài liệu, sách, báo, Internet,… về tác giả Quang Dũng, về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài Tây Tiến

- Tác giả Quang Dũng:

  • Tên thật là Bùi Đình Diệm
  • Ông sinh năm 1921 mất năm 1988
  • Quê ông ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.

- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 với chủ yếu là tầng lớp học sinh sinh viên tại các trường trong thủ đô Hà Nội. Bài thơ Tây Tiến ra đời vào cuối năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác.

2. Soạn bài Tây Tiến: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý nét đặc sắc của khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiêng liêng đó.

- Khung cảnh thiên nhiên đặc sắc ở khía cạnh khắc nghiệt, hùng vĩ, dữ dội nhưng lại rất nên thơ trữ tình.

+ Trong tác phẩm Việt Bắc đã xuất hiện rất nhiều địa danh hùng vĩ ở khu vực miền núi rộng lớn ở Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình,....hay sang đến tận Sầm Nưa - Lào. Có thể kể đến Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. Đây là những địa danh quen thuộc mà binh đoàn Tây Tiến đã hành quân đi qua, họ đã sinh sống và chiến đấu. Chính vì vậy mỗi khi nhắc đến những địa danh này là đoàn quân Tây Tiến lại nhớ đến cảm giác heo hút, xa xôi.

+ Con đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến nguy hiểm ngay từ đoạn đường đi. Họ phải băng qua biết bao dốc núi hẻo lánh, hiểm trở, khúc khủy mà thăm thẳm với những cụm từ miêu tả rất hay và giàu tính hình tượng như heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,...

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên mang theo đầy tính đe dọa khi có tiếng cọp trêu người, có tiếng thác gầm thét và đầy sự bí ẩn sau làn sương lấp đoàn quân.

+ Thiên nhiên rừng núi đó còn hiện lên với vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và rất nên thơ như hình ảnh “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiêng liêng đó.

+ Những người lính Tây Tiến là những người dũng cảm anh hùng: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. 

+ Có thể hiểu câu thơ là hình ảnh người lính sau những giờ phút hành quân vất vả mệt mỏi thì họ có những phút giây nghỉ ngơi, gục luôn lên súng mũ để ngủ say hồi phục năng lượng. Nhưng cũng có một ý nghĩa đau thương hơn là hình ảnh những người chiến sĩ lần lượt ngã xuống không chỉ vì hành trình dưới bom đạn ác liệt mà còn là những sự ra đi khi họ không thể chiến thắng được những cơn sốt rét rừng ác tính. Nhưng họ cũng là những thanh niên đôi mươi giữ nguyên trong mình tâm hồn lạc quan, hồn nhiên mà luôn yêu đời.

+ Nếu “đoàn quân mỏi” là một hình ảnh tả thực về đoạn quân mệt mỏi khi đã di chuyển một chặng đường hành quân dài thì hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” lại gợi lên một sự lãng mạn. 

2.2 Chú ý hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người

- Những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài là “chiều sương ấy”, “hồn lau”, “hoa đong đưa”...Khung cảnh thiên nhiên càng trở nên ấm áp và gần gũi hơn vào những đêm văn nghệ gắn kết tình quân dân với những ngọn đuốc rừng lấp lánh. Không chỉ là những hình ảnh có thể nhìn thấy bằng thị giác mà thiên nhiên còn trở nên rõ nét hơn khi có âm thanh của tiếng khèn mang theo linh hồn của núi rừng. Mộc Châu lúc này đầy thơ mộng với những buổi chiều sương phủ. Tất cả hình ảnh được kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh núi rừng sông nước khu vực Tây Bắc.

- Tâm trạng con người khi đó có những thay đổi theo từng thời điểm. Sự nhớ nhung da diết giữa quân dân xuất hiện qua điệp ngữ “có thấy”, “có nhớ”. Còn khi đến đêm văn nghệ, hội liên hoan thì lại là những niềm vui vô bờ bến, là niềm hạnh phúc hiếm hoi trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ. Trong sự vất vả đó người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến cũng có những lúc nghỉ ngơi, là những phút giây hóa thành kỷ niệm không thể nào quên.

2.3 Hình dung hình tượng người lính Tây Tiến

Hình tượng của người lính Tây Tiến:

- Người lính của binh đoàn Tây Tiến luôn giữ vững được tâm hồn lạc quan và luôn mạnh mẽ kiên cường trước những hy sinh và mất mát diễn ra mỗi ngày. Họ mạnh mẽ trước căn bệnh sốt rét khiến cho “không mọc tóc”, họ kiên cường khi đứng trước “oai hùm” của thiên nhiên. Họ còn luôn lạc quan trước những thiếu thốn mà ác liệt của trận chiến. Những người lính không nản lòng là sẵn sàng đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước.

- Người lính của binh đoàn Tây Tiến hiện lên với những tâm hồn mơ mộng lãng mạn. Ở nơi chiến trường xa xôi họ vẫn luôn nhớ tới nơi hậu phương vững chắc với những cô gái Hà Nội xinh đẹp thướt tha. Họ vẫn giữ cho mình một trái tim thổn thức nguyên vẹn như xưa.

- Người lính của binh đoàn Tây Tiến luôn đi đầu với sự hào hùng dũng cảm. Những chàng thanh niên mới tuổi đời đôi mươi nhưng luôn mạnh mẽ vượt qua mọi hy sinh mất mát để khiến cho hình ảnh “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” như một bia tượng tôn vinh lên sự hy sinh đầy thiêng liêng. Họ chính là những người anh hùng của cách mạng, dùng chính xương máu của mình để đổi lại hòa bình dân tộc.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3. Soạn bài Tây Tiến: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 126 sgk văn 12/1 Cánh diều 

Lúc đầu, bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó tác giả đổi thành Tây Tiến. Theo em, sự thay đổi đó có tác dụng gì?

- Việc thay đổi nhan đề từ “Nhớ Tây Tiến” sang “Tây Tiến” đã giúp cho tác phẩm có âm hưởng hơn và làm nổi lên được hình ảnh trung tâm của cả tác phẩm. 

- Nếu giữ nguyên nhan đề “Nhớ Tây Tiến” thì cả tác phẩm sẽ chỉ xoay quanh nỗi nhớ trong khi thực tế tác phẩm lại nói về hình tượng của người lính Tây Tiến.

- Đổi nhan đề thành Tây Tiến khiếm cho tác phẩm trở nên rộng hơn vì đây là một địa danh lớn, là một vùng đất hùng vĩ. Chính vì vậy, chỉ hai chữ Tây Tiến đã giúp cho người đọc nhìn thấy được hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng cảm, mạnh mẽ.

3.2 Câu 2 trang 126  sgk văn 12/1 Cánh diều

Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn, chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

- Có thể chia tác phẩm thành 4 phần:

  • Đoạn 1 gồm 14 câu thơ đầu - Đoạn đầu tiên miêu tả thiên nhiên vùng Tây Bắc và quá trình hành quân đầy gian nan vất vả của đội quân Tây Tiến.

  • Đoạn 2 bao gồm 8 câu thơ tiếp theo - Nhắc lại những kỷ niệm khó quên của tình quân dân trong những đêm liên hoan văn nghệ gắn kết.

  • Đoạn 3 gồm 8 câu thơ tiếp theo - Tái hiện lại chân dung của những người lính Tây Tiến cũng những hy sinh mất mát mà họ đã phải chịu đựng.

  • Đoạn 4 chính là 4 câu thơ cuối nói về tình cảm gắn bó với núi rừng Tây Bắc cùng với đoàn quân Tây Tiến.

=> Mạch liên kết giữa các đoạn chính là sự dịch chuyển hình ảnh và cảm xúc linh hoạt mà khéo léo. Các đoạn thơ dịch chuyển theo trình tự từ cao xuống thấp, từ mạch cảm xúc nông sang sâu lắng hơn. Đầu tác phẩm là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những nguy hiểm khôn lường khi người chiến sĩ phải trèo đèo lội suối. Tiếp đến cảnh thiên nhiên thấp dần tại những đêm liên hoan với cảnh vật lung linh, và rồi câu chuyện dần kết thúc khi những người lính ngã xuống. Hiện trong nỗi nhớ của tác giả là khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc, là con người chiến sĩ Tây Tiến, là những khó khăn bệnh tật mà những người anh hùng phải chiến đấu cùng.

3.3 Câu 3 trang 126  sgk văn 12/1 Cánh diều

Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả như thế nào?

- Qua các đoạn thơ thì cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến được thay đổi theo hướng hài hòa và lãng mạn hơn. Nếu ở đầu tác phẩm thiên nhiên núi rừng Tây Bắc nguy hiểm mà hùng vĩ thì sang đến những đoạn tiếp theo thiên nhiên ngày càng sống động và ấm áp hơn.

- Hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến hiện lên vừa mạnh mẽ vừa lãng mạn:

+ Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc luôn là một thử thách lớn cho những người muốn chinh phục bởi nó hiện lên không chỉ hùng vĩ mà còn rất nguy hiểm và dữ dội. Không chỉ bởi độ cao ngút trời hay những con dốc thoải dài mà còn có sự xuất hiện của lớp sương núi dày đặc che khuất tầm nhìn. Những nổi bật trong cảnh tượng thiên nhiên đó lại là những đoàn binh hành quân trải dài sườn núi. Họ không quản khó khăn gian khổ mà dũng cảm xông lên.

+ Ở đoạn thơ thứ hai thì khung cảnh thiên nhiên bỗng trở nên lung linh và ấm áp hơn nhờ những ngọn đuốc rừng giúp bừng sáng cả đêm văn nghệ gắn kết tình quân dân. Thiên nhiên trở nên thơ mộng hơn với những lớp sương phủ mờ ảo ở Mộc Châu cùng với cảnh sông nước miền Tây Bắc. Quân dân sát lại gần nhau hơn với sự vui đùa ca hát trong đêm liên hoan. 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

3.4 Câu 4 trang 126  sgk văn 12/1 Cánh diều

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”:

- Sự lạc quan và kiên cường được hiện ra trong chính chi tiết hình tượng “không mọc tóc”. Trước những khó khăn của sự thiếu thốn về vật chất và nguy hiểm của dịch bệnh khiến cho sức khỏe mỗi người trở nên yếu đi. Nhưng dù có như vật thì những người lính vẫn mạnh mẽ chiến đấu, không lùi bước trước khó khăn.

- Họ vẫn giữ được trong mình một tâm hồn mơ mộng khi đem trọn tâm tư đặt tại nơi hậu phương xa xôi. Nơi đó có những người đẹp Hà Nội luôn đặt trọn niềm tin và chờ mong ngày họ trở về.

- Chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành:

- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đã thể hiện được sự mạnh mẽ quyết không lùi bước của người lính. Họ không chỉ chiến đấu với quân thù mà còn phải đấu tranh đẩy lùi dịch bệnh.

- Mỗi ngày trôi qua khiến cho những người đồng đội dần ngã xuống khiến cho lượng người ít đi và rồi “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Mỗi sự hy sinh mất mát đều khiến cho hình tượng người lính trở nên cao cả và hào hùng hơn.

3.5 Câu 5 trang 126  sgk văn 12/1 Cánh diều

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có cách kết hợp từ mới độc lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó?

- Chất nhạc của tác phẩm được thể hiện qua sự thay đổi linh hoạt của giọng thơ để làm phù hợp hơn với nội dung của từng đoạn.

- Mở đầu tác phẩm là nỗi nhớ “chơi vơi” đầy quyến luyến. Từ “ơi” trong câu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” đã tạo nên sự ngân dài trong âm hưởng.

- Nhịp thơ trở nên trầm bổng hơn khi có sự đan xen liên tiếp giữa các thanh bằng và thanh trắc.

- Nếu khi tác phẩm dần khép lại bởi sự hy sinh của những người chiến sĩ thì nhịp thơ trầm hẳn xuống khiến câu thơ trở thành một “khúc độc hành”.

- Chất họa xuất hiện khi tác giả khéo léo kết hợp nhiều từ ngữ có tính tạo hình cao cùng với biện pháp nghệ thuật tương phản.

- Trước khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ chính là những con người tuy nhỏ bé nhưng lại hiên ngang sẵn sàng làm chủ thiên nhiên.

- Những nét vẽ mềm mại của khói cơm, của làn sương mờ ảo hay là sự gân guốc khi miêu tả thiên nhiên nguy hiểm.

3.6 Câu 6 trang 126  sgk văn 12/1 Cánh diều

Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

Mở đầu bài thơ, tác phẩm Tây Tiến đã miêu tả chuyến hành quân khó khăn và mệt mỏi xuyên qua những dãy núi rừng hoang sơ và huyền bí. Qua lối viết lãng mạn, những gian khổ, nguy hiểm của núi rừng trở nên lãng mạn và đầy đẹp hơn bao giờ hết. Với tài năng của mình mà tác giả Quang Dũng đã miêu tả lại được sức mạnh của thiên nhiên và sức mạnh to lớn trong ý chí của quân đoàn Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn của bài thơ có thể đến từ sự hoài niệm tràn ngập trong lòng người lính, nhớ về rừng núi hoang vu mà cũng là vẻ đẹp huyền ảo và rực rỡ, ký ức về ngày tháng chiến đấu cùng động đội và sinh hoạt chung với bà con địa phương. Họ nhớ tới những khuôn mặt quen thuộc, với sự vui vẻ sôi động của đêm tiệc….Bút pháp lãng mạn được xây dựng dựa trên những ký ức khó quên. Trước những ký ức đau thương, tác giả không ngại miêu tả bi kịch đó một lần nữa. Nhưng với tinh thần yêu thương của mình thì chính những sự  hy sinh đó lại được trân trọng hơn bao giờ hết.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990