img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:18 30/11/2023 20,495 Tag Lớp 11

Tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được biết đến để nói về nỗi oan của Thị Kính và phải nuôi con cho Thị Mầu. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, hãy theo dõi nhé!

Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo

Nội dung chính của văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Văn bản đã phản ánh cái nhìn rất chân thực về một xã hội đầy oan trái. Mở đầu câu chuyện khởi nguồn cho cuộc đời đầy ai oán của nhân vật Thị Kính. Thị Kính là con gái của một gia đình nghèo, cô lấy chồng là con trai của một Phú ông. Vì bị nghi oan khi cắt râu mọc ngược cho chồng thành có ý định ám sát chồng nên Thị Kính đã bị đuổi và quyết định đi tu sau đó đã đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ, ở trong làng có một cô gái tên Thị Mầu rất lẳng lơ, lỡ dở rồi có con với người đầy tớ, vì có tâm tình ý tứ với Kính Tâm nhưng nàng ta không được đáp lại bèn vu oan cho Kính Tâm rằng đã làm mình có chửa. Vốn là một chú tiểu đi tu hàng ngày hàng đêm chỉ nghe tiếng “tụng niệm khấn nguyền” thì làm sao mà gây nên được cơ sự đó. Thương cho đứa trẻ bị bỏ rơi khi còn bé cũng “chẳng đành”, Kính Tâm đã bỏ qua lời bàn tán xung quanh, vì “trong dạ hiếu sinh” nên đã một tay nuôi nấng đứa trẻ lớn lên.

Dù là một đứa con “khác máu”, dù có bị sư thầy nghi ngờ đi nữa nhưng Kính Tâm cũng một mực tâm niệm cho rằng cho dù có xây nên chín tháp “phù đồ” cũng không có bằng cứu rỗi một sinh mệnh nhỏ bé. Kính Tâm đã chăm sóc cho đứa trẻ giống như “giọt màu tình thân”, mong sao cho đứa trẻ khi lớn lên trở thành người tốt, “cơ cầu” giỏi giang. Bằng những ca từ bình dị nhưng cũng không kém phần sắc sảo, đoạn trích đã lột tả rõ nét nhất số phận đầy nghiệt ngã của Kính Tâm, điển hình cho những số phận của người phụ nữ thời xưa. Qua đó, tác giả đã thể hiện quan niệm dù cho có khó khăn đến đâu chỉ cần chúng ta sống với cái tâm thật thiện lành thì mọi chuyện cũng sẽ được hóa giải.

- Giá trị nội dung Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Văn bản đã kể về việc cô Thị Mầu đã mang thai, bị làng bắt lại phạt nên đã khai liều là con của Kính Tâm. Thị Mầu đã sinh con mang tới chùa đổ vạ cho Thị Kính, Thị Kính trong suốt ba năm trời ròng rã đi xin sữa nuôi con, cuối cùng vì thân tàn lực kiệt, viết thư bộc bạch và để lại cho cha mẹ rồi cũng chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết được Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng siêu thoát.

- Giá trị nghệ thuật Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Nghệ thuật sáng tác độc đáo của tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu cực kỳ thành công khi đã khắc họa nên nhân vật Thị Kính, sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa những yếu tố tự sự, trữ tình, cách kể chuyện dễ hiểu và dễ đi sâu vào trong tâm lí con người, giúp cho câu chuyện trở nên khá dễ nghe, dễ đọc và dễ hiểu hơn sau khi đến tay của các độc giả ngoài kia.

1. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt: Người con gái tên Thị Mầu lên chùa và ve vãn tiểu Kinh Tâm

Chàng trai tên Thiện Sĩ, con của gia đình Sùng Ông, Sùng Bà, đã kết duyên cùng với Thị Kính - con gái của nhà Mãng Ông. Một đêm nọ sau khi Thị Kính đang mải ngồi khâu còn người chồng thì đang đọc sách rồi anh ta lại thiu thiu ngủ bên cạnh, thì bỗng dưng nàng ấy nhìn thấy người chồng mình có một sợi râu mọc ngược nên Thị Kính đã cầm con dao lên toan xén đi sợi râu đó. Thiện Sĩ bỗng giật mình và sợ hãi rồi hét toáng lên thì bố mẹ của người chồng chạy vào trong rồi vu oan cho Thị Kính rằng cô có ý định giết hại chồng mình và đã đuổi Thị Kính về nhà của bố đẻ. Kể từ đó, Thị Kính đã giả dạng thành nam nhân sau đó đã lên chùa Vân Tự và được sư thầy đặt tên cho là Kính Tâm. Người con gái có tên Thị Mầu đã có con với một người đàn ông khác ở nhà phú ông nhưng nàng ta đã đổ vấy cho rằng đó là con của Thị Kính, rồi sau đó nàng ấy đã đem con bỏ cho Thị Kính, mặc cho Thị Kính nuôi con như thế nào. Tiểu Kính vất vả hằng ngày để đi xin sữa để có thể nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm nuôi nấng con cho Thị Mầu, Tiểu Kính đã để lại một bức thư và kể rõ đầu đuôi sự tình rồi cô mất đi. Sư cụ cùng với mọi người sau khi biết được sự tình đã lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng có thể được siêu thoát. 

- Những đặc điểm của thể loại truyện thơ đã được thể hiện thông qua văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: 

  •  Hình thức kể chuyện là chèo - hát kịch, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng nhiều hình thức trên sân khấu.

  •  Các nhân vật có trong câu truyện đã được chia thành hai tuyến rất rõ ràng.

  •  Kết hợp những ngôn từ tự sự và cũng rất trữ tình.

2. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Việc mà Thị Kính nuôi nấng con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, thông qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn có thể biết được điều đó?

Lời giải chi tiết:

- Việc mà Thị Kính đã nuôi nấng con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể là ngôi thứ ba, thông qua điểm nhìn là của tác giả.

- Nhờ vào các chi tiết nhằm kể lại được sự việc mà Thị Kính phải nhận nuôi con cho Thị Mầu “Mẹ vò thì sữa khát khao/Lo nuôi con nhẹn làm sao cho tuyền/ Nâng niu xiết nỗi truân chuyên/ Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT đạt 9+ nhé! 

3. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Nhân vật Thị Kính đã được hiện lên như thế nào thông qua văn bản? Từ đó, bạn đã có những nhận xét gì về cách mà các tác giả dân gian đã xây dựng nên nhân vật ở trong truyện thơ?

Lời giải chi tiết:

 Qua văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, chúng ta thấy được rằng nhân vật Thị Kính đã hiện lên là một người phụ nữ rất dịu dàng, nết na, yêu thương gia đình mình và chồng con hết mực. Đặc biệt Thị Kính còn là một nhân vật rất giàu lòng bao dung, vị tha (được thể hiện thông qua việc Thị Kính đã chấp nhận nuôi con cho Thị Mầu, dù Thị Kính đã bị mang tiếng xấu nhưng nàng vẫn không hề oán hận, trách móc và vứt bỏ đi đứa trẻ cho dù đứa bé không phải con của cô, “phúc thì làm phúc, dơ thì đành dơ”, “Thì nay chẳng cứu, còn chờ khi nao”) hiểu biết lễ nghi, trọng phép tắc (“dẫu xây chín đợt phù đồ/ Sao bằng làm phúc cứu cho một người./ Vậy nên con phải vâng lời/ Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều”) và lòng kính Phật (“tụng niệm khấn nguyền”).

Tác giả đã xây dựng nên nhân vật Tiểu Kính theo hai tuyến độc lập: một tuyến đó là một nhân vật chứa đầy những tâm sự, phải gánh chịu vô vàn những bi kịch, sóng gió trong cuộc đời, và một tuyến đó là nhân vật người phụ nữ có đức hạnh, lòng kiên định trong niềm tin và rất tôn trọng lễ nghi. Bằng phong cách xây dựng nhân vật đặc biệt này theo đúng tuyến nhân vật có trong mình đức hạnh, tác giả đã thể hiện được rõ ý nghĩa của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị cao cả của lễ nghi và việc tôn trọng đức hạnh.

4. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Văn bản ở trên đã thể hiện được những đặc điểm đặc trưng nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là trong ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích cụ thể để chứng minh được điều nói trên.

Lời giải chi tiết:

 Văn bản ở trên đã thể hiện được cho người đọc thấy được một số đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là trong ngôn ngữ của truyện thơ Nôm. Cụ thể như sau: 

- Ngôn ngữ văn học cực kỳ gần gũi, là lời ăn tiếng nói của con người hàng ngày “thầy - con”

- Ngôn ngữ rất giàu chất trữ tình, mang những âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam quen thuộc “Khi trống tàn, lúc chuông dồn/ Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày”.....

5. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Thông điệp bạn nhận được qua đoạn trích trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Lời giải chi tiết:

Thông qua đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu”, thông điệp mà em đã rút ra được sau khi đọc văn bản chính là phẩm chất đầy bao dung, vị tha dựa vào các tình huống truyện lôi cuốn và phong cách xây dựng nên hình ảnh nhân vật Thị Kính - biểu tượng cho những người phụ nữ xưa ở trong xã hội phong kiến, vừa có nét dịu dàng, nết na; cũng vừa chứa đựng tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn sàng đứng ra cứu giúp những mảnh đời còn khó khăn hơn mình, cho dù chính bản thân Thị Kính cũng phải chịu đựng tiếng oan.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về các môn học khác trong chương trình THPT thì các em có thể  truy cập vào vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giảng dạy của VUIHOC ngay bây giờ luôn nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990