img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông văn 10 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 12:06 16/01/2024 16,101 Tag Lớp 10

Thư lại dụ Vương Thông là văn bản thông qua thư của Nguyễn Trãi đã phân tích về tình hình khó khăn của nhà Minh. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thư lại dụ Vương Thông, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 10 tập 2, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông văn 10 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông trước khi đọc

1.1 Nội dung và tóm tắt: 

Nội dung: Văn bản đã phân tích được tình hình khó khăn của quân nhà Minh và vạch rõ ra nguy cơ bại vong của quân giặc nếu như vẫn ngoan cố giữ thành chờ đợi viện binh.

Tóm tắt: Trong bài viết, Nguyễn Trãi rõ ràng chỉ định nguyên tắc cơ bản cho việc sử dụng binh là sự hiểu biết sâu sắc về thời cuộc và bối cảnh chiến tranh. Tác giả tận dụng giọng điệu bề trên để làm cho tướng giặc cảm thấy sự coi thường đối với sự thiếu hiểu biết của họ. Thông qua phân tích kỹ lưỡng về thời đại, tình hình và mối quan hệ giữa hai phe, Nguyễn Trãi làm cho tướng giặc thấy rõ sáu nguyên nhân không thể tránh khỏi thất bại của họ. Trong phần kết thúc của bức thư, tác giả mở ra hai lựa chọn cho tướng giặc: một là đầu hàng, hai là mở cửa thành để đối mặt với quân nghĩa quân Lam Sơn trong trận chiến. Tuy nhiên, ông cũng vẫn chỉ ra cho chúng thấy được rằng đầu hàng chính là kế sách tốt nhất để đỡ bị hao binh tổn tướng.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 57 của Nguyễn Trãi đã có câu: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”. Hình ảnh “đao bút” đã nói lên được quan niệm gì về vai trò của nhà văn và văn chương ở trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 57 của tác giả Nguyễn Trãi đã có câu: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”. Hình ảnh “đao bút” đã nói lên được quan niệm về vai trò của nhà văn. Văn chương cũng chính là thứ vũ khí để chiến đấu, sử dụng văn chương làm nên sự đấu tranh của nhà văn ở trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm.

2. Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông trong khi đọc 

2.1 Câu 1: Những từ nào được nhắc lại nhiều lần ở trong đoạn này? Điều đó tạo nên ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Từ được nhắc lại nhiều lần ở trong đoạn này đó là từ: thời thế.

→ Việc nhắc lại nhiều lần từ “thời thế” cũng đã cho thấy rằng tác giả đang nhấn mạnh vào từ đó, để cho Vương Thông có thể chú ý và hiểu được tình hình lúc bấy giờ của quân Minh ở trên đất Đại Việt.

2.2 Câu 2: Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

     Việc tác giả đã nhắc đến những chuyện xưa nhằm để “ôn cố nhi tri tân” (ôn câu chuyện cũ mà hiểu ngày nay), cho Vương Thông có thể hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh khi ở trên đất Đại Việt.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức Ngữ Văn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2.3 Câu 3: Chỉ ra các nguyên nhân khiến tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Lời giải chi tiết:

Các nguyên nhân khiến tác giả cho rằng quân giặc tất yếu sẽ phải thua là:

- Yếu tố về thiên thời: Nước lũ vào mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sạt lở, củi cỏ thì thiếu thốn, ngựa thì dễ chết quân cũng dễ ốm.

- Yếu tố về địa lợi: “Nước xa không cứu được lửa gần”, viện binh có đến thì cũng sẽ muôn phần phải thua, viện binh thua, bọn Vương Thông cũng tất sẽ bị bắt.

- Yếu tố về nhân hòa:

+ Không được lòng dân do luôn luôn bị động binh dao, liên tiếp bày và đánh dẹp.

+ Gian thần chuyên chính, bạo chúa đang giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình thì sinh biến.

- Yếu tố về cả thiên - địa - nhân: Nghĩa quân Lam Sơn trên dưới đã cùng lòng, hăng say tập luyện chăm chỉ, khí giới tinh, vừa cày ruộng, vừa đánh  với quân giặc; Quân sĩ ở trong thành của Vương Thông lại đều đang mỏi mệt, chúng tự chuốc lấy bại vong.

- Đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ và chiến mã khỏe của nhà Minh đã tập trung chủ yếu ở biên giới phía bắc nhằm ngăn chặn quân Nguyên, không dành sức lực cho việc xâm lược về hướng phương Nam, đặc biệt là về Đại Việt

2.4 Câu 4: Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?

Lời giải chi tiết:

Giải pháp mà tác giả đưa ra hợp lí cho cả đôi bên là:

- Về phía quân Minh của Vương Thông: biết chém lấy đầu của Phương Chính, Mã Kỳ để đem nộp nhằm hàn gắn vết thương của nhân dân nước Đại Việt.

- Phía Đại Việt: giữ lễ, sẵn sàng để nối lại sự hòa hảo, sửa sang lại cầu đường, sắm sửa thêm thuyền ghe để có thể đưa quân Minh về nước một cách yên ổn.

3. Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả đã chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư sẽ có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Mục đích của bức thư: khiêu khích hoặc dụ hàng, nhằm thực hiện được chiến lược “mưu phạt tâm công”.

- Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ của nhà Minh ở Đại Việt.

- Tác giả đã lựa chọn hình thức nghị luận dưới dạng một bức thư với mục đích tác động đến cả tư tưởng và tình cảm của đối phương. Qua việc này, ông ta mong muốn tạo ra sự chuyển biến trong suy nghĩ, cảm xúc, và thái độ của đối tượng nhằm mục đích thuyết phục, thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ cho quan điểm mình.

3.2 Câu 2 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào đã nêu luận điểm, câu văn nào đã nêu lí lẽ, bằng chứng?

   Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Lời giải chi tiết:

- Câu văn đã nêu lên luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

- Câu văn nêu được lí lẽ:

+ Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy.

+ Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.

- Câu văn nêu ra bằng chứng:

+ Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư?

+ Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé! 

3.3 Câu 3 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ ra sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế sẽ là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra thêm một số từ ngữ, câu văn cho thấy được điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại rất cần thiết trong bức thư này?

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ, câu văn đã cho thấy được sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế chính là trái với “mệnh trời”:

     Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại vô cùng cần thiết trong bức thư này là vì:

+ “mệnh trời” là điều mà không ai được đi ngược lại.

+ Vương Thông là người có khả năng thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ được tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy được sự tất yếu, thuận theo tự nhiên của việc quân Minh đã phải chịu thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra đầu hàng.

3.4 Câu 4 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên được tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

Lời giải chi tiết:

- Khái quát được những nguyên nhân gây ra thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả cũng đã vạch rõ ở trong phần 3: do không được sự ủng hộ từ 3 yếu tố: thiên thời - địa lợi – nhân hòa.

- Giọng văn đầy mạnh mẽ, dứt khoát; dẫn ra được các lí lẽ, bằng chứng xác đáng đã tạo nên được tính chất đanh thép, quyết đoán ở trong phần này.

3.5 Câu 5 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Trong phần 4, tác giả cũng đã gợi ra cho Vương Thông được những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?

Lời giải chi tiết:

Ở trong phần 4, tác giả đã gợi ra được cho Vương Thông những lựa chọn:

- Ra hàng, chém lấy đầu của Phương Chính, Mã Kỳ sau đó đem nộp và được quân dân của Đại Việt cho về nước một cách đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

→ Nguyễn Trãi, Lê Lợi, và nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện cách ứng xử trượng phu, và họ vẫn tạo ra cơ hội cho Vương Thông nếu anh ta biết cách tận dụng.

3.6 Câu 6 trang 43 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Nêu ra những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn đã rút ra được sau khi đọc văn bản Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nét nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

- Những lưu ý mà em đã rút ra được ở trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận sau khi đọc tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

+ Chú ý để tìm ra được các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thấy được những sự liên kết của văn bản.

+ Cần hiểu được chính xác mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.

- Nghệ thuật trong viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

+ Lập luận rất chặt chẽ.

+ Có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng khá minh bạch, rõ ràng, xác thực.

+ Tác giả không chỉ sử dụng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo ra điều kiện cho quân Minh rút lui để làm chúng mềm lòng.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Thư lại dụ Vương Thông sách Chân trời sáng tạo 10 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Soạn bài Ôn tập trang 28 sách văn 10 chân trời sáng tạo

Soạn bài Bình Ngô đại cáo 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990