img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79 văn 10 cánh diều tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:31 03/02/2024 2,190 Tag Lớp 10

Những biện pháp tu từ luôn là chủ đề được quan tâm đối với phần tiếng Việt. Bài viết dưới đây là phần soạn bài Thực hành tiếng Việt 79 văn 10 cánh diều tập 2. Bài viết sẽ giúp các em phát hiện ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ cùng với tác dụng của chúng. Tham khảo ngay để soạn bài dễ dàng hơn!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79 văn 10 cánh diều tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79 văn 10 cánh diều tập 2

1. Câu 1 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều 

Phân tích về giá trị của biện pháp tu từ so sánh ở trong những câu thơ dưới đây

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ những câu thơ

- Ôn lại những kiến thức cũ về so sánh

- Áp dụng vào những câu đó → nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

a. Tác dụng nhấn mạnh về sự gian khó khi sống ở Trường Sa của những người lính đảo.

b. Tác dụng nhấn mạnh giúp cho người đọc có thể thấy được toàn bộ hoàn cảnh làm việc của những người lính ở nơi đây là vô cùng khắc nghiệt và đầy rẫy khó khăn. Tuy gian nan là thế nhưng những người lính ở nơi hải đảo vẫn luôn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

c. Nhấn mạnh về khát vọng được trở về với đất nước và quê hương.

d. Tác dụng nhấn mạnh về tình yêu quê hương hòa quyện cùng với tình yêu đôi lứa của những người lính ở trên chiến hào giữ vùng đất biên cương cho Tổ quốc.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2. Câu 2 trang 80 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Tìm sau đó phân tích tác dụng nghệ thuật của những biện pháp tu từ có trong những câu thơ dưới đây của bài Đất nước, tác giả Nguyễn Đình Thi

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bài

- Ôn lại những kiến thức cũ

- Vận dụng những kiến thức ấy vào bài → nêu tác dụng nghệ thuật của những biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

a. Nhân hóa

Tác dụng: Mùa thu ở Hà Nội hiện ra ở trong hoài niệm của nhà thơ thật sự rất đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên cùng với không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả hết sức tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu của Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện lên bằng những hình khối, màu sắc và ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng và màu sắc của tâm trạng nên khiến cho lòng người càng thêm phần xao động.

b. Biện pháp hoán dụ đó là cánh đồng quê chảy máu.

- Biện pháp nhân hóa đó là dây thép gai đâm nát trời chiều      

→ Tác giả thật sự tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật hoán dụ và nhân hóa nhằm vẽ ra một bức tranh đồng quê quen thuộc và dân dã mà lại vô cùng tang thương. Với những hình ảnh như là "chảy máu, đâm nát" khiến cho người liên tưởng tới những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh thì chính là đổ máu. Một khung cảnh vô cùng ảm đạm và buồn đến tái tê.

c. Ẩn dụ

Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” cùng với "bát ngát ánh bình minh” gợi ra nét vẽ rạng ngời của những đứa con Tổ quốc. Dù cho có hi sinh và vất vả thì vẫn quyết tâm phải giành lại được độc lập. Hình ảnh vô cùng độc đáo, diễn tả về sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin đã được thắp sáng. Người đọc sẽ hình dung về hình ảnh ngọn lửa của sự thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy sự kiêu hãnh, niềm vui và khát vọng được bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất cũng chính là sự bát ngát của niềm tin về con người.

d. Biện pháp tu từ nổi bật nhất đó là: so sánh

+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh là như)

Tác dụng: nói lên được tinh thần yêu nước của những người dân Việt Nam

3. Câu 3 trang 80 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Xác định biện pháp tu từ có trong những câu thơ dưới đây sau đó phân tích tác dụng của chúng:

Phương pháp giải:

- Đọc thật kĩ bài

- Ôn lại những kiến thức cũ

- Vận dụng kiến thức đó vào bài → tác dụng của những biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

a. Ẩn dụ:

+ những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm

+ trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám

Tác dụng: thể hiện được cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng hết sức oanh liệt cùng với những thành quả ở trong công cuộc xây dựng đất nước sau giai đoạn kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi.

b. Điệp ngữ:

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng: Nhằm khẳng định rằng những sự vật đó là của chúng ta, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của chúng ta.

- Nhân hóa:

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng: Nhằm làm nổi bật lên những buổi nhớ về ngày xưa, về quá khứ của tác giả. Qua đó để nói lên tình yêu thương của tác giả dành cho quê hương.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

c. Biện pháp tu từ nhân hóa

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa nhằm thể hiện sự quyết tâm cùng với sự thù hận của quê hương đối với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ có con người căm thù bọn giặc mà cả những sự vật vô tri vô giác khi thấy lũ giặc xâm lược cũng có thể vùng lên để chiến đấu hệt như con người.

d. Nhân hóa

Tác dụng: nhằm làm nổi bật và rõ nét hơn về sự thiếu thốn về mặt vật chất và vẫn phải đối đầu với thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.

4. Câu 4 trang 80 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Hãy viết một đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật ở trong bài thơ Đất nước (tác giả Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn ấy có sử dụng đến biện pháp tu từ so sánh.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ lại bài thơ

- Vận dụng những kỹ năng đọc hiểu

- Ôn lại những kiến thức cũ sau đó áp dụng vào bài thơ → nêu giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo 1:

Đất nước là một chủ đề quen thuộc từ xưa tới nay của nhiều nhà thơ nhà văn. Nguyễn Đình Thi chính là một trong những gương mặt tiêu biểu viết về đề tài này, Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi không giống như bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Những câu thơ ở trong bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi là những câu dài, ngắn xen kẽ với nhau, nhịp điệu được biến đổi linh hoạt. Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có các đoạn hình ảnh tương phản và có sức khái quát cao. Nhà thơ đã chú ý vào việc diễn tả sâu sắc và tinh tế tiếng nói nội tâm của các nhân vật. Trong đó có sự kết hợp giữa mặt cảm xúc với suy tưởng.

Đoạn văn tham khảo 2:

“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi đã gây ấn tượng sâu sắc vì chất trữ tình kết hợp với chất chính luận, vì hình thức câu thơ linh hoạt cùng với nhịp thơ phóng khoáng, hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ, được chọn lọc, ngôn ngữ thơ thì cô đọng mà gợi cảm. Nhịp thơ có khi dài như một dòng hồi tưởng kí ức, có lúc lại ngắn, nhanh như những bước chân dồn dập xông lên, thể hiện được khí thế và sức mạnh của lòng căm thù tột cùng. Những câu thơ có bảy tiếng, năm tiếng đan xen với nhau hòa quyện vào nhau tạo nên một giọng thơ mạnh mẽ và hào hùng. Những điệp ngữ "đây là của chúng ta", "những" (ngả đường, cánh đồng, dòng sông) như những nốt nhấn, lúc thì bổng, lúc lại trầm của bài ca Tổ quốc, thể hiện nên ý chí tự lập tự cường cùng với tinh thần sẵn sàng làm chủ đất nước của quân và dân ta. Ngôn ngữ thơ tinh luyện và sắc nét, chất chứa nồng độ xúc cảm. Câu thơ biến hóa đa dạng thất ngôn, lục ngôn, có lúc lại đan xen vào câu thơ ba tiếng, năm tiếng đã khiến cho giọng thơ cũng có sự biến hóa: lúc man mác và bồn chồn, lúc lại dồn dập mạnh mẽ. Tất cả đã tạo ra giá trị về mặt nghệ thuật cho bài thơ “Đất nước” của tác giả Nguyễn Đình Thi.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết đã giúp trả lời những câu hỏi thuộc phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79 văn 10 cánh diều tập 2. Qua đây, các em có thể nắm được và ôn luyện thật kỹ về những biện pháp tu từ trong những tác phẩm văn thơ. Từ đó, các em có thể sử dụng những biện pháp ấy để áp dụng vào bài viết của mình.

Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn nào khác ở trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập vào website của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể  đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng bài trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990