img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Tác giả Hoàng Uyên 14:11 30/11/2023 18,457 Tag Lớp 11

Để tìm hiểu về các tác phẩm văn học, chúng ta cần lưu ý tới một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Cùng trả lời những câu hỏi thuộc phần Soạn bài thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) với VUIHOC ngay nhé!

Soạn bài thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

1. Câu 1 trang 51 SGK Văn 11 tập 2 sách kết nối tri thức 

Câu thơ nào sau đây cho thấy tác giả đã thể hiện được sự sáng tạo bằng cách phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường? Dựa vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để có thể trả lời. 

Lời giải chi tiết:

a. Sự sáng tạo trong việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác giả đã đảo tính từ lên phía trước danh từ (Xanh om và trắng xóa)

Bởi theo quy tắc của ngôn ngữ thông thường sẽ là cổ thụ xanh om hay tràng giang trắng xóa, như vậy sẽ đúng với trật tự danh từ rồi mới đến tính từ. Nhưng ở đây để tăng giá trị biểu đạt, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo với mục đích nhấn mạnh sự độc đáo của sự vật được nhắc đến.

b. Sự sáng tạo trong việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tác giả đã sử dụng những từ ngữ vô cùng mới lạ để chỉ trăng (nhiều trăng quá, tuôn).

Bởi theo quy tắc thông thường, sẽ chẳng ai nói là “nhiều trăng quá” vì trăng chỉ là duy nhất và hiếm khi có ai sử dụng đến từ “tuôn” để nói về sự tràn ngập ánh sáng của trăng. Việc sử dụng từ ngữ mới như thế không chỉ làm nổi bật thêm hình ảnh ánh trăng trong đêm mà nó còn giúp tạo nên sự mới mẻ trong việc miêu tả sự vật của người viết. 

2. Câu 2 trang 51 SGK Văn 11 tập 2 sách kết nối tri thức

Chỉ ra cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường và phân tích về hiệu quả của cách kết hợp ấy ở hai câu sau.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để có thể trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Những cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường đó là: “vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi” và “mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”

→ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cách kết hợp từ vô cùng độc đáo, tìm ra mối liên hệ giữa những sự vật vốn không có sự liên quan đến nhau. Qua đó, tác giả nhằm muốn làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính, huyền bí và mang đậm chất Huế của dòng sông Hương. Khẳng định ấy không chỉ là dòng sông của quá khứ mà còn là của cả hiện tại và tương lai.

b. Cụm từ với cách kết hợp không bình thường là “lỏng tay thơ thẩn”

→ Việc sử dụng những từ ngữ như vậy nhằm thể hiện lên mục đích của chuyến đi tới Đất Mũi của tác giả. Cụm từ “lỏng tay thơ thẩn” thể hiện lên trạng thái muốn buông bỏ tất cả, không đặt ra bất kỳ quy tắc hay kế hoạch gì. Qua đó, ta thấy rõ được sự phóng khoáng và tự do của tác giả, đến và đi một cách tự nhiên, khám phá vùng đất Cà Mau một cách ngẫu hứng. 

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Câu 3 trang 51 SGK Văn 11 tập 2 sách kết nối tri thức

Tìm những từ ngữ có thể kết hợp hợp lý với cụm từ cái nắng trong câu, so sánh những cụm từ mà bạn đã tạo ra với cụm từ cái nắng miệt mài để thấy được tác dụng của phương án kết hợp mà tác giả đã lựa chọn.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để có thể trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ có thể thay thế cho “cái nắng miệt mài” có thể là cái nắng chói chang, cái nắng gắt, cái nắng chang chang. 

- Những cụm từ nêu trên tuy có thể thay thế được cụm từ “cái nắng miệt mài” nhưng xét về mặt ý nghĩa thì chúng không thể nào hay và phù hợp với hoàn cảnh bằng với cụm từ đó. Những cụm từ mà em tạo ra thường chỉ là những cụm tính từ để chỉ trạng thái nóng nực của cái nắng mùa hè. Còn cái nắng miệt mài ở đây để chỉ hoạt động chăm chỉ, cái nắng đã được tác giả nhân hóa để nói về hoạt động của con người. 

Cái nắng miệt mài có thể hiểu được là cái nắng chói chang, nhưng nó không quá gay gắt để khiến cho người khác phải cảm thấy khó chịu. Từ “miệt mài” đó có thể hiểu là cái nắng đó như hòa quyện với cuộc tranh cãi của hai thằng miền Trung, thể hiện rằng họ miệt mài và say sưa như cái nắng của vùng Đất Mũi vậy, chói chang nhưng lại khiến con người cảm thấy vô cùng dễ chịu. 

4. Câu 4 trang 51 SGK Văn 11 tập 2 sách kết nối tri thức

Nhận xét về đặc điểm của các cụm từ in đậm trong hai câu sau sau đó phân tích giá trị biểu đạt của mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để có thể trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Cụm từ “đọt phù sa” dùng để chỉ những đợt phù sa vẫn còn lắng đọng. Tác giả sử dụng từ không chỉ làm tăng giá trị biểu đạt của câu văn mà nó còn thể hiện một nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

b. "áng tóc trữ tình" là cụm từ có sự kết hợp bất ngờ. Từ “áng” thường xuất hiện trong “áng mây”, “áng thơ” và “áng văn”. Cụm từ “áng tóc” ở đây đã được Nguyễn Tuân sử dụng giúp làm tăng thêm chất thơ cho câu văn. Hơn nữa, tác giả lại sử dụng kết hợp “áng tóc” với “trữ tình”, khiến cho sự thi vị lại càng tăng thêm gấp bội. 

→ Tác giả so sánh con Sông Đà dài và đẹp như một áng tóc trữ tình và mang theo cả vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn của núi rừng Tây Bắc. Điều đó không chỉ làm tăng sức biểu cảm của câu văn mà nó còn nhấn mạnh, làm nổi bật lên vẻ đẹp của sông Đà. Vẻ đẹp ấy không chỉ mang dáng dấp của con người mà nó còn mang theo vẻ đẹp của tự nhiên núi rừng Tây Bắc.

- "cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân" là cụm từ mang nét mơ hồ về nghĩa bởi trật tự từ không tuân theo quan hệ logic. Nếu nói cho tường minh thì phải là “cuồn cuộn khói đốt nương vào ngày xuân, bốc mù trên những dãy núi người Mèo ở”. Việc đảo trật tự từ ở đây đã khiến cho lời văn mất đi cái rõ ràng ấy, nhưng lại gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Từ nét hung bạo và ngang tàn nay lại trở nên rất thơ mộng, trữ tình. 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường hay xuất hiện trong những tác phẩm thơ bởi nó giúp tăng tính độc đáo cho tác phẩm. Tham khảo Soạn bài thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) cùng VUIHOC sẽ giúp các em hiểu hơn về hiện tượng thú vị này. Nếu các em muốn tham khảo về những chủ đề tiếng Việt trong soạn văn 11 hay những kiến thức về môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn để đăng ký những khoá học và trải nghiệm học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990