img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Tác giả Minh Châu 15:05 30/11/2023 2,853 Tag Lớp 12

Qua bài soạn thực hành về hàm ý phần một, hẳn các em đã hiểu được thế nào là hàm ý, hàm ý có tác dụng gì, cách cấu tạo của hàm ý. Đến phần soạn bài thực hành về hàm ý (tiếp theo) sẽ phân tích rõ hơn từng ví dụ cụ thể.

Soạn bài thực hành về hàm ý (tiếp theo)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài thực hành về hàm ý ( tiếp theo)

1. Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 99

- Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin cầu khẩn, ông Lý đã đáp lại hành động đó:

+ Ngay mở đầu đoạn trích, bác Phô gái đã van xin ông Lý: ““Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Nhưng đáp lại của ông Lý lại là lớp mỉa mai, giễu cợt phận đàn bà “Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị”. 

=> Đây là lời từ chối một cách gián tiếp. Nếu ông Lý nói một các trực tiếp đơn giản như lời từ chối, không chấp nhận sự van xin, lời phủ nhận thì ta có thể hiểu luôn. Nhưng ông ta lại sử dụng cách nói mỉa mai đầy hàm ý từ chối một cách gián tiếp khiến người nhận vừa bị khinh miệt vừa không được đáp ứng mong muốn.

+ Không chỉ là từ chối mà còn hàm ý gián tiếp thể hiện quyền uy của người làm quan, giễu cợt phận dân thường, chế giễu phụ nữ. Đây cũng là chứng minh cho cách viết hàm ý khi chỉ cần dùng một câu ngắn đã cho người nghe rất nhiều suy nghĩ khác nhau.

- Lời đáp của ông Lý có hàm ý gì? Chọn đáp án trả lời đúng và đủ nhất

+ Phương án D là phương án đúng và đầy đủ ý nhất: “Lời đáp của ông Lý, ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ cái sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc và uy quyền của bản thân mình (khác với cách nói tường minh là: Không tôi không cho phép).”

>> Bộ sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học duy nhất chỉ có tại VUIHOC

2. Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 99

- Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có những hàm ý khác?

- Câu nhắc khéo ( ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về điều gì?

+ Không chỉ nhắc đến việc nhà hết tiền, phải đi mua chịu mọi thứ mà còn là nhắc khéo đã đến hạn phải trả tiền thuê nhà rồi.

- Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề “Cơm áo gạo tiền”. Hãy phân tích những tác dụng của cách nói trên.

+ Cách Từ nói giảm nói tránh không trực tiếp vào chủ đề tiền bạc cơm áo bởi chính Từ là người hiểu rõ nhất những vất vả, những áp lực trong cuộc sống của Hộ. Cô biết chồng mình đã phải rời xa đam mê viết lách, sống với văn chương mà phải tỉnh mộng trở về với thực tại, với từng bữa cơm, từng mảnh quần áo để tồn tại. Chính anh là người phải hy sinh nhiều nhất cho gia đình nên cô nói khéo tránh làm chồng bị tổn thương, không khiến anh có cảm giác bức xúc, khó chịu.

3. Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 99

- Trong bài thơ Sóng, lớp nghĩa tường mình là nói về sóng biển trong tự nhiên. Chi tiết về hình ảnh và đặc điểm trạng thái của từng ngọn sóng.

- Còn lớp nghĩa hàm ý là nói về tình yêu nhẹ nhàng mà mãnh liệt của một người con gái. Cũng chính là cách khéo léo nêu lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trẻ đang trong mối quan hệ yêu đương mập mờ chưa xác định.

- Cách viết hàm ý đã mang lại những tác dụng về thẩm mỹ. Sóng vừa là tự nhiên vừa mang theo lớp nghĩa thứ hai về tình yêu đôi lứa

- Hai lớp nghĩa tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế luôn hòa với nhau trong suốt bài thơ. Nó không hề tách ra mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vừa là hình tượng đặc trưng, vừa mang nhiều ý nghĩa cảm xúc.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12

4. Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 100 

- Đáp án D là đáp án đúng và đầy đủ nhất: Tùy vào từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng thể hiện hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh. Thể hiện được sự khéo léo, tế nhị và tính lịch sự trong giao tiếp.

Khóa học PAS THPT - nâng cao kiến thức - ôn tập thi tốt nghiệp THPT theo lộ trình sớm nhất giành điểm 9+ các môn học đầu tiên và duy nhất của vuihoc.vn 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

5. Câu 5 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 100 

Các câu trả lời có hàm ý cho câu hỏi “Cậu có thích truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao không?” là:

+ Câu: Ai mà chẳng thích? => Mang hàm ý là mình thích lắm.

+ Câu: Hàng chất lượng cao đấy! => Có nghĩa là hay lắm, tớ rất thích.

+ Câu: Xưa cũ như Trái Đất rồi! => Có thể hiểu là  không thích.

+ Câu: Ví đem … chi nhường cho ai? => Mang nghĩa xuất sắc, thích.

Trên đây là hướng dẫn soạn bài thực hành về hàm ý (tiếp theo). Hy vọng qua những giải đáp cụ thể trong những ví dụ khác nhau ở trên có thể giúp các em hiểu rõ hơn về hàm ý. Cũng như giúp các em có thể ứng dụng hàm ý trong mọi trường hợp, mọi dạng văn khác nhau. Để có thêm các kiến thức về chủ đề, lĩnh vực khác nhau các em hãy truy cập web Vuihoc mỗi ngày nhé!

>> Mời các em tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990