img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài “Thuốc” của Lỗ Tấn

Tác giả Minh Châu 15:08 30/11/2023 8,817 Tag Lớp 12

Tác phẩm “Thuốc” là một trong những tác phẩm mang lại danh tiếng cho nhà văn Lỗ Tấn. Ông đã sử dụng nét bút trần thuật kể lại bức tranh xã hội đầy mê tín của người dân Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các em cách soạn bài Thuốc chi tiết nhất.

Soạn bài “Thuốc” của Lỗ Tấn
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Soạn bài Thuốc phần tác giả 

1.1 Cuộc đời 

- Tác giả Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ

- Ông quê miền Đông Nam Trung Quốc -  phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang

- Ông sinh ra trong gia đình tri thức, cha đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan. Bút danh Lỗ Tấn được lấy từ họ mẹ “Lỗ”. Còn tên “Tấn” là do thời đi học ông hay khắc chữ Tấn lên bàn để tự nhủ chính mình phải nhanh nhẹn hơn.

- Ông chọn ngành ý để theo học bởi tuổi thơ nghèo khó. Năm 13 tuổi cha của ông mất vì không có tiền mua thuốc chữa bệnh. 

- Nhờ học giỏi ông được học bổng của Nhật Bản, Năm 1904 ông theo học ngành y tại trường Đại học Tiên Đài

- Năm 1909 ông về lại Trung Quốc, dạy học và làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng

- Năm 1920 - 1925 ông dạy ở khá nhiều trường khác nhau: Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng sư phạm Bắc Kinh,..

1.2 Sự nghiệp

- Ngòi bút của Lỗ Tấn chủ yếu hướng tới mục đích phanh phui mặt xấu, các căn bệnh tinh thần của con người

- Giai đoạn những năm 1918 - 1936 là thời kỳ đỉnh cao văn học của ông. 

- Tác phẩm đầu tay của ông “Nhật ký người điên” được viết vào năm 1918 và được đăng trên tờ Tân Thanh Niên

- Những năm 1918 - 1927 ông tập trung viết nhiều tạp văn và truyện ngắn

- Từ năm 1927 đến khi mất ông viết tập truyện ngắn “Chuyện cũ viết lại”

- Ngoài sáng tác, ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học  

 

2. Soạn bài Thuốc phần tác phẩm 

2.1 Hoàn cảnh sáng tác 

- Vào năm 1919 khi Trung Quốc diễn ra cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ, là lúc tác giả Lỗ Tấn sáng tác truyện ngắn Thuốc.

- Nội dung của tác phẩm chủ yếu nói về căn bệnh tinh thần “đớn hèn” của đất nước Trung Hoa. Là lúc dân tộc đang chìm đắm trong lạc hậu, mê muội còn những người đủ kiến thức theo cách mạng thì lại xa nhân dân. Tác phẩm như một lời cảnh tỉnh, để người dân Trung Quốc suy nghĩ lại, tìm phương thuốc để giải cứu dân tộc.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12

2.2 Ý nghĩa nhan đề 

- Nhan đề được tác giả Lỗ Tấn đặt ngắn gọn, vỏn vẹn một chữ “Thuốc”. Thuốc để chữa bệnh cho con người nhưng thực tế khi đọc tác phẩm ta lại thấy Thuốc là món “bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã tìm cách mua về cho con trai ăn với niềm tin sẽ chữa được bệnh lao. Nghe thật phi lý nhưng đó là thực tế mà nhiều người dân Trung Hoa cổ hủ khi đó vẫn sử dụng.

- Ngoài ra, “thuốc” không chỉ chữa bệnh thực tế mà còn là phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần mê tín, lạc hậu cho người dân Trung Quốc; Cũng là nói đến Cách mạng, khi họ xa nhân dân, không tuyên truyền được những điều đúng đắn cho người dân.

2.3 Bố cục 

Có thể chia bố cục thành 4 phần:

  • Phần 1 - Từ đầu đến “ Cổ… Đình Khẩu ”: Nói về hành động đi mua bánh bao về chữa bệnh cho con trai của lão Hoa.

  • Phần 2 - Tiếp theo đến “ chằng chịt đắp cho con ”: Con trai lão Hoa đã ăn cái bánh bao đó 

  • Phần 3 - Tiếp theo đến “ Điên thật rồi ”: Mọi người ngồi trong quán trà bàn tán về phương thuốc chữa bệnh lao và về người chiến sĩ Hạ Du.

  • Phần 4  - Còn lại: Vợ lão Hoa - mẹ Thuyên và mẹ của Hạ Du đã gặp nhau trong nghĩa địa và nhìn thấy hoa trên mộ Hạ Du.

2.4 Tóm tắt tác phẩm 

Tác phẩm nói về đôi vợ chồng lão Hoa là chủ một quán trà có cậu con trai bị mắc bệnh lao rất nặng tên Thuyên. Sau khi nghe ngóng nhiều thông tin, vợ chồng lão Hoa được lão Cả Khang mách phương thuốc hữu hiệu có thể chữa bệnh cho con trai. Chính vì vậy hai vợ chồng lão lấy hết tiền tiết kiệm để đến Cổ Đình Khẩu mua chiếc bánh bao tẩm máu của người vừa bị hành hình đem về cho con trai ăn như một loại thuốc. Nghe lời cha mẹ Thuyên đã ăn luôn chiếc bánh tẩm máu người đó rồi đi nghỉ. Mọi người ngồi tại quán trà của vợ chồng lão Hoa ngày càng đông, họ vừa uống nước vừa bàn tán xôn xao về người chiến sĩ vừa bị hành hình sáng sớm nay - Hạ Du. Còn phương thuốc ghê rợn “Chiếc bánh bao tẩm máu người” tất nhiên cũng không thể cứu được Thuyên. Vào ngày tết Thanh Minh, cả hai người mẹ mất con là bà Hoa và mẹ của người chiến sĩ Hạ Du cùng đến viếng mộ con mình. Vì cùng cảnh ngộ, bà Hoa cũng bước sang bên an ủi mẹ Hạ Du và cả hai đều bất ngờ trước vòng hòa được đặt trên phần mộ.

Sổ tay kiến thức - cuốn sách tổng hợp đầy đủ công thức, bài học các môn học thi tốt nghiệp THPT 

 

3. Hướng dẫn Soạn bài Thuốc 

3.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 111 

Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

Chiếc bánh bao tẩm máu người này có thể hiểu với hai nghĩa

- Nghĩa thực: là một vị thuốc “thần” được người dân khi đó tin rằng có thể chữa bệnh Lao. Vị thuốc cổ hủ, quái đản này được những người lợi dụng sự u mê cũng như niềm hy vọng của người bệnh để bán với giá rất cao. 

- Hàm ý biểu tượng:

+ “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” chính là minh chứng rõ nhất về sự lạc hậu của quần chúng nhân dân cũng như tấn bi kịch của người chiến sĩ cách mạng nhưng xa dân, không thể làm cho nhân dân tin tưởng và ủng hộ mình.

+ Chính hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người kinh dị đó đã phản ánh tư tưởng và con đường sai lầm của những người làm cách mạng tiên phong.

=> Với hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, nhà văn Lỗ Tấn đã nêu lên được một vấn đề hết sức nghiêm trọng là ý nghĩa của hi sinh. Phải tìm một phương thuốc, một hiện tượng thật kinh dị khó quên mới có thể làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và  phải có cách để cho cách mạng gắn bó mật thiết hai chiều với quần chúng nhân dân.

3.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 111 

Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên:

  • Gia đình nghèo khó, chỉ còn một mẹ già

  • Là một trong những người được giác ngộ cách mạng sớm nhất, là người giữ được và hiểu lý tưởng cách mạng một cách rõ ràng.

  • Là một người dũng cảm kiên cường. Không sợ chết chỉ cần tuyên truyền được cách mạng

  • Dù ở trong lao tù anh vẫn hiên ngang  tuyên truyền lý tưởng cách mạng chống Mãn Thanh với cả người cai ngục 

  • Hạ Du chính là lớp tiên phong đầu tiên dù biết không có kết quả, cố gắng vì cách mạng dù bị nhân dân hiểu lầm, bị tra tấn, hành hình

=> Qua nhân vật Hạ Du, tác giả không chỉ ca ngợi sự dũng cảm của người chiến sĩ mà còn là ý ngầm phê phán. Làm cách mạng mà xa rời quần chúng nhân dân, không coi dân là gốc rễ cuộc chiến thì ắt sẽ thất bại. 

>>> Không sợ mất gốc với khóa học PAS THPT - Chinh phục điểm số tốt nghiệp THPT cùng VUIHOC 

3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 111

* Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa:

- Hình ảnh vòng hoa trên mộ của Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên” 

- Có thể hiểu đây chính là thành, thương tiếc của một số ít người dân sau khi anh hy sinh thì đã hiểu phần nào những lý tưởng của anh. Họ đã âm thầm đến để tặng một vòng hoa tưởng nhớ.

- Tác giả Lỗ Tấn đã bày tỏ sự kính trọng, thương tiếc đối với những người chiến sĩ cách mạng dám tiên phong đồng thời cũng là dấu hiệu sáng cho  cách mạng của đất nước Trung Quốc trong tương lai.

- Vòng hoa tươi trên mộ là hình ảnh hoàn toàn đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu” của người chiến sĩ Hạ Du. Nhà văn Lỗ Tấn nhấn mạnh cách chữa bệnh ghê rợn bằng bánh bao tẩm máu người là phương thức hoàn toàn sai lầm. Đây cũng là niềm mơ ước có thể tìm kiếm một vị thuốc mới - vị thuốc đúng nghĩa có khả năng chữa được những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội khi đó. Tất nhiên để làm được việc đó thì tất cả người dân phải giác ngộ cách mạng, phải biết đến và hiểu rõ “sự hi sinh” của những người tiên phong cho cách mạng.

 

4. Soạn bài Thuốc phần luyện tập 

4.1 Bài 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 111

Ý nghĩa chi tiết người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

+ Đây chính là minh chứng rõ nhất về quan điểm lạc hậu cổ hủ của người dân Trung Quốc đương thời. Tác giả Lỗ Tấn đã hàm ý bàn tới cũng căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc trong chiến tranh.

+ Con đường mòn thể hiện ranh giới giữa hai bên là sự lạc hậu và sự tỉnh táo, sự giàu và nghèo trong xã hội

+ Con đường cũng là ranh giới dùng để thể hiện thái độ, tình cảm của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ với những người tiên phong làm cách mạng

4.2 Bài 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 111

Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?

  • Câu hỏi của người mẹ Hạ Du đã thể hiện thái độ ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt trước hình ảnh bà thấy trước mặt.

  • Nhưng cũng chính hình ảnh đó đã tạo cho bà một niềm vui le lói vì có người hiểu con mình 

=> Thái độ đó cho thấy những người hàng xóm, những người dân đã dần dần thoát khỏi u mê, thoát khỏi lạc hậu. Đây chính là biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương cũng là hy vọng cho tương lai cách mạng không còn cô độc khi có nhân dân cùng đồng hành.

Khóa học PAS THPT - giải pháp ôn thi với khóa học "cá nhân hóa" đầu tiên của VUIHOC

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hy vọng soạn bài Thuốc chi tiết sẽ giúp các em hiểu thêm về dụng ý của nhà văn Lỗ Tấn. Các em có thể đọc nhiều lần tác phẩm để cảm nhận được rõ khung cảnh của đất nước Trung Quốc khi đó cũng như hiểu được sự nguy hiểm khi nhân dân bị mắc bệnh tâm lý. Hãy cùng Vuihoc tìm hiểu thêm về các tác phẩm văn học trong chường trình Ngữ Văn 12 cũng như nhiều môn học khác nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990