img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ sách cánh diều 11 tập 1

Tác giả Hoàng Uyên 14:49 30/11/2023 10,257 Tag Lớp 11

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho người đọc những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Dưới đây là bài soạn Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ sách cánh diều 11 tập 1 do VUIHOC cung cấp nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề trong bài học.

Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ sách cánh diều 11 tập 1
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ: Chuẩn bị

1.1 Các bài viết về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 

Trả lời:

- Tác phẩm “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” Sách giáo khoa Ngữ văn 12

→ Tác phẩm này thể hiện sự trong sáng chính là phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất ấy được thể hiện chủ yếu qua những phương diện như: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, sự không lai căng hay pha tạp…

- Những cuộc hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2 Dẫn chứng về hiện tượng nói và viết Tiếng Việt thiếu trong sáng

Trả lời:

- Trong chương trình truyền hình "Bài hát Việt", một nữ giám khảo đã khen thí sinh: "Chị rất chúc mừng em đêm nay!". Trong trường hợp này, động từ "chúc mừng" sử dụng không hợp lí, nó không kết hợp được với từ chỉ mức độ "rất".

- "Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An, 21.109 chai lon tại Hà Tĩnh, 98.445 chai lon tại Quảng Trị và 10.600 chai lon tại Kon Tum." (Bia lậu rầm rập tuồn về Việt Nam, VNN ngày 21-5). Cách diễn đạt khiến người đọc không thể xác định được 187.280 chai lon bia kia thu được ở miền Trung và Tây Nguyên hay ở Nghệ An?.

- "Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường." (Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều, VNN, 6-10-2014 mục Giáo dục). Các từ "nên", "đã" dùng không đúng khiến cho câu văn mất đi sự mạch lạc. 

- “Tôi rất là happy với life hiện tại”. Hiện tượng nửa tây nửa ta này thường xuyên xảy ra đặc biệt với các bạn trẻ khi kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh một cách vô tội vạ làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

http://ldp.to/6WjXs

2. Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ: Đọc hiểu 

2.1 Câu 1 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Trong thời đại ngày nay, thái độ bất bình và khó chịu đối với cách diễn đạt và viết lách của giới trẻ ngày càng trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Điều này có thể phản ánh sự thiếu hiểu biết hoặc không thích ứng được với sự thay đổi trong ngôn ngữ và cách thể hiện của thế hệ trẻ. 

2.2 Câu 2 trang 113 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

– Cách hiểu của các kí tự: 

+ 8X; 9X: 2 kí tự này có thể hiểu là thế hệ được sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỷ 20 như năm 1993, 1987,1990

+ Y2K: kí tự này được hiểu là thế hệ được sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, cụ thể là bắt đầu từ năm 2000. 

2.3 Câu 3 trang 113 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

- Các tiểu mục xuất hiện trong văn bản: 

“Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả…

…đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ.”

→ Tuy đây là một câu văn nhưng nó được tách ra làm hai vế để ngăn cách hai đoạn mang hai nội dung tương ứng.

2.4 Câu 4 trang 113 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Việc trích dẫn bài viết của Giâu vào bài nhằm làm rõ vấn đề mà tác giả đang đề cập đến. Điều này đã làm nổi bật một sự thực quan trọng: một phần của thế hệ trẻ ngày nay đang tiến tới việc thay đổi các quy tắc chính tả đã được xây dựng và quy định từ trước. Việc này đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải cẩn trọng hơn trong việc tôn trọng và thích ứng với sự đa dạng và sự liên tục thay đổi trong ngôn ngữ.

>> Xem thêm: Soạn văn 11 chi tiết

2.5 Câu 5 trang 113 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Tranh minh họa trong văn bản có liên quan đến nội dung của bài viết: Thế hệ trẻ ngày nay đang thay đổi tiêu chuẩn về chính tả. Dù trên tranh nêu cao khẩu hiệu “giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt”, nhưng lại viết tắt và sai sót trong việc viết chính khẩu hiệu đó.

2.6 Câu 6 trang 114 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Trong việc sáng tạo ngôn từ, có một xu hướng gọi là “lệch chuẩn”. Đó là khi người ta tạo ra nhiều cách diễn đạt khác nhau, thường được dựa trên việc sử dụng các từ đồng âm, nối từ: ví dụ như “a-kay” có thể thay thế bằng từ “cay cú” khi diễn tả về sự bực tức. Bên cạnh đó, người ta cũng thường sử dụng “tiếng lóng” và “teencode” để tạo nên sự hỗn loạn và khó kiểm soát trong ngôn ngữ.

2.7 Câu 7 trang 114 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Có điều đáng nói khi kết hợp “teencode” và “tiếng lóng” trong sử dụng ngôn ngữ đó là tạo ra một hình thức ngôn ngữ khác biệt so với ngôn ngữ thông thường. Đây là điều đáng chú ý bởi vì cách diễn đạt này chính là kết quả của sự tự do sáng tạo của các nhóm trong cộng đồng học đường. Mỗi một nhóm tạo lại ra một loại teencode hay ngôn ngữ riêng biệt. Chính điều này tạo ra sự đa dạng và khác biệt so với ngôn ngữ chung. Tuy nhiên nó cũng gây ra sự hỗn loạn khó kiểm soát.

2.8 Câu 8 trang 115 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Quan điểm của người viết cho rằng: việc giới trẻ ngày nay tạo ra các từ ngữ và cách diễn đạt độc đáo là điều hết sức bình thường và không chỉ độc đáo riêng cho chúng ta, mà còn phổ biến trên toàn thế giới.

→ Người viết đã đưa ra quan niệm rằng đây là một hiện tượng bình thường mang lại lợi ích cho sự sáng tạo của giới trẻ.

2.9 Câu 9 trang 115 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

– Phân biệt giữa sự "đa dạng" và "hỗn tạp":

  • Đa dạng là sự hòa quyện phong phú của nhiều yếu tố riêng biệt trong một tập thể.

  • Hỗn hợp là sự kết hợp của nhiều thứ khác nhau tạo nên sự không thuần nhất và rất nhiều thứ khác nhau lẫn lộn vào với nhau.

2.10 Câu 10 trang 115 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Ở phần kết cuối bài, tác giả đặt ra vấn đề: Thanh niên ngày nay vì mải mê sáng tạo, bị cuốn vào việc tạo ra điều mới mẻ nên đôi khi đánh mất sự quan trọng của việc học tập và rèn luyện tiếng ngôn ngữ gốc.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ: Câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ hay viết về các vấn đề: Hiện trạng sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay.

- Đối tượng liên quan chính là giới trẻ. 

3.2 Câu 2 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

- Bài viết được triển khai qua 4 phần, cụ thể như sau:

  • Phần một: đoạn văn phân tích (đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính).

  • Phần hai: việc vi phạm các tiêu chuẩn … chính tả (nhấn mạnh vào những hành vi viết tắt, viết sai hay viết không đúng của thanh niên).

  • Phần ba: sau đó, thay đổi ngôn ngữ tiêu chuẩn (sự sáng tạo ra ngôn ngữ mới của thanh niên).

  • Phần bốn: Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (tác giả đề cập đến quan điểm về việc tạo ra ngôn ngữ).

  • Các ví dụ mà tác giả đưa ra trong bài đều là những tình huống thực tế mà ta đã, đang và sẽ gặp trong cuộc sống.

3.3 Câu 3 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là tình hình sử dụng Tiếng Việt của giới trẻ. Một số bộ phận thanh niên hiện nay đang sáng tạo ra ngôn ngữ mới đã gây ra sự rối loạn trong việc viết cùng giao tiếp hàng ngày. Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội và các hình thức ngôn ngữ, những khái niệm cũng đang phát triển và du nhập vào Việt Nam đã tạo ra một thách thức lớn trong việc duy trì sự trong sáng của tiếng Việt. Tác phẩm như một lời nhắc nhở và nhấn mạnh đến sự sáng tạo của giới trẻ, đồng thời cảnh báo rằng việc sử dụng các ngôn ngữ riêng biệt có thể dẫn đến vấn đề bỏ qua việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ trong sạch.

3.4 Câu 4 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản được thể hiện qua một số từ ngữ sau:

+ “thâu tóm” => biểu hiện sự sừng sỏ, mỉa mai

+ “cậu ấm cô chiêu” => tác giả đang muốn châm biếm những người trẻ đang sáng tạo ra ngôn ngữ riêng, cho rằng họ giỏi

Ngôn ngữ Tiếng Việt sử dụng bởi thanh niên ngày nay rất đa dạng, thậm chí có thể nói là phức tạp => tác giả đang muốn nhấn mạnh rằng việc sử dụng các từ ngữ sáng tạo bởi các bạn trẻ gây ra sự phức tạp trong Tiếng Việt, và nhấn mạnh người sử dụng cần phải cân nhắc.

+ “một trò chơi nhất thời” => ngôn ngữ của thanh niên chỉ được xem như một trò chơi sử dụng một thời gian ngắn rồi sẽ mất đi giá trị.

+ “quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ” => nhiều bạn trẻ quên mất việc học và trau dồi tiếng mẹ đẻ trong sự mải mê sáng tạo ngôn ngữ riêng của họ, tác giả phê phán hành vi này, nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

3.5 Câu 5 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

- Văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đã cung cấp chi tiết những thông tin về việc giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt như thế nào. Một số bộ phận người trẻ đã và đang ra sức tự do sáng tạo ngôn ngữ riêng cho mình. Điều đó làm ảnh hưởng tới việc viết, giao tiếp với những người xung quanh, và làm hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” em biết được bản thân mình cần phải sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, không quá sáng tạo để làm mất đi nét trong sáng vốn có của Tiếng Việt, không nên sử dụng những từ ngữ một cách sai lệch.

- Do ngày nay xu hướng kéo theo rất nhiều các bạn trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ mới theo cách của riêng mình mà người khác không thể hiểu nổi. Đã có những trường hợp xảy ra hiểu lầm không đáng có do việc người dùng không nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng của từ ngữ đó.Ví dụ từ "báo" là một danh từ chỉ động vật hay một bài báo, còn động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng hiện nay một số bạn trẻ sử dụng từ này với "báo cha, báo mẹ, báo đời...." Từ báo ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì.

3.6 Câu 6 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam, mang trong mình một vẻ đẹp vượt thời gian và sự trong sáng tinh túy. Đây không chỉ đơn giản là ngôn ngữ, mà còn là một phần thiêng liêng của cả dân tộc. Bởi vậy, thanh niên cũng như nhân dân đất nước Việt Nam hôm nay đang có nhiệm vụ quan trọng là cùng nhau bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia. Trên chặng đường hội nhập quốc tế, khi mà nhiều ngôn ngữ âm thanh từ khắp nơi tràn ngập cuộc sống và xã hội, trong tâm hồn của mỗi người dân, chúng ta không được quên giữ vững ngôn ngữ gốc của bản thân mình. Đây không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ, mà còn là vấn đề về tôn trọng và gìn giữ vẻ đẹp văn hóa. Cùng nhau phát triển và nâng cao nhận thức, truyền đạt những thông điệp và không ngừng đối diện với những thay đổi tiêu cực. Trong việc này, mỗi cá nhân mỗi tập thể đang thực hiện một trách nhiệm vô cùng cao cả, được giao phó từ đất nước. Hãy ghi nhớ mãi điều quan trọng: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ sách cánh diều 11 tập 1. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990