img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tôi có một ước mơ (Văn 11 Kết nối tri thức)

Tác giả Hoàng Uyên 13:56 30/11/2023 40,014 Tag Lớp 11

Tôi có một ước mơ là tựa đề của một bài phát biểu, một bài diễn thuyết cũng như một bài hùng biện, trước đông đảo người dân nước Mỹ, về một tương lai mà người da đen được bình đẳng như bao màu da khác trên thế giới. Nhằm giúp các em học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng hơn, trong bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ hướng dẫn cách soạn bài tôi có một ước mơ chi tiết.

Soạn bài Tôi có một ước mơ (Văn 11 Kết nối tri thức)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tôi có một ước mơ trước khi đọc 

1.1 Câu 1 trang 79 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Xuyên suốt 4000 năm lịch sử, ông cha ta đã để lại nhiều văn kiện chính trị có sức lay động lớn như “Nam quốc sơn hà”, “Đại cáo Bình Ngô”, hay “Bản tuyên ngôn độc lập” năm 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh.

a. Nam quốc sơn hà (hay Sông núi nước Nam)

Bài thơ được sáng tác khi Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, với mục đích làm nhụt ý chí chiến đấu của địch, nâng cao sỹ khí quân ta và khẳng định mạnh mẽ với triều đại nhà Tống về chủ quyền không thể chối cãi của Đại Việt ta. Vậy nên, sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

b. Đại cáo Bình Ngô

Đại cáo Bình Ngô là một văn kiện chính trị quan trọng, đóng vai trò như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Đại cáo Bình Ngô được Nguyễn Trãi thảo soạn sau khi Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn giành được chiến thắng oanh liệt trước giặc Minh. Bài cáo ẩn chứa trong nó hai quan điểm rõ ràng, trước hết là tư tưởng nhân nghĩa và theo sau là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của nước Đại Việt ta. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. 

Nền văn minh nước ta đã được hình thành cùng với hàng ngàn năm lịch sử. Cùng với đó, sự phân chia lãnh thổ, núi sông và những phong tục, tập quán đặc trưng của hai miền Bắc, Nam đã cho thấy nước ta là một nước có chủ quyền, có những anh hùng anh hùng đã đứng lên chiến đấu hết mình. Điều đó thể hiện lòng tự tôn sâu sắc và lòng tự hào dân tộc của tác giả.

c. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh:

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử tổng kết khát vọng độc lập, tự do sâu sắc của nhân dân Việt Nam và cũng là kết quả tất yếu của gần trăm năm đấu tranh của dân tộc ta.

Tuyên ngôn tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa thực dân, phong kiến ​​ở Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. “Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm yêu nước vĩ đại của thời đại, khẳng định một cách mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, đồng thời tôn trọng truyền thống yêu nước, nhân đạo của Việt Nam.

1.2 Câu 2 trang 79 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"

(Nguyễn Trãi)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc giữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Lý Thường Kiệt)

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

(Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ)

Những câu thơ, câu văn hùng hôn trên tuy do những cá nhân, thế hệ khác nhau biên soạn, nhưng đều hướng tới một mục đích chung, đó là đem lại hạnh phúc ấm no cho muôn dân trăm họ. Đúng như Nguyễn Trãi từng viết: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Tư tưởng ấy dù thời đại nào cũng không hề đánh mất giá trị. Dân chúng ấm no hạnh phúc thì mới toàn tâm toàn ý tăng gia sản xuất, đất nước vì thế mới đi lên. Nếu như có bất kỳ thế lực nào đe dọa tới lãnh thổ, người dân thì “nhất định phải tan vỡ”. Một Lý Thường Kiệt, cũng như vua tôi nhà Lý, quyết tâm đánh đuổi lũ giặc xâm lược để bảo vệ cho trăm ngàn sinh linh nhỏ bé của Đại Việt. Mọi người dân lại cần được hạnh phúc, cần được bình yên, cần được bảo vệ bởi lẽ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tổng kết lại, cho dù ở thời đại nào, ở đất nước nào, bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ chính quyền nào, cũng đều phải, và cần thiết đem lại hạnh phúc bình yên ấm no cho nhân dân. Chỉ có lấy dân làm gốc thì đất nước mới phát triển, xã hội mới ngày càng văn minh.

2.  Soạn bài Tôi có một ước mơ trong khi đọc

2.1  Xác định mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn này.

Bài diễn văn này không hề hướng tới lợi ích của cá nhân tác giả, lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay công ty nào, cũng không hề liên quan tới đảng phái chính trị hay vị thế của nước Mỹ. Cao thượng hơn tất cả, bài diễn văn hướng tới cái lợi ích cốt lõi của một quốc gia, hướng tới những con người nhỏ bé mà ảnh hưởng đến sống còn của một đất nước, đó chính là nhân dân của toàn thể Hoa Kỳ nói riêng hay toàn bộ người dân da màu trên thế giới nói chung. 

Thật vậy, khi bắt đầu bài phát biểu của mình, Martin nêu nguyên nhân của cuộc đấu tranh: "Tôi rất vui được tham gia cùng các bạn ngày hôm nay vào cuộc biểu tình cho tự do như là một sự kiện tuyệt vời nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước của chúng ta". Với một ý nghĩa cao cả, đây là “một cuộc biểu tình cho tự do", có mục đích chính đáng, khác với bạo loạn hay nổi loạn bất công. Người da đen xuống đường biểu tình đòi quyền lợi chính trị của mình. Sẽ không có bất kỳ lý do nào có thể ủng hộ một cách phi lý cho việc đàn áp bóc lột đối xử bất công với con người chỉ vì họ khác biệt màu da. Có thể thấy đây là tiền đề hợp lý để tác giả phát triển những ý tưởng sau này.

2.2  Ý nghĩa của việc dẫn ra văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ là gì?

Tiếp nối với tiền đề về “một cuộc biểu tình cho tự do” đã được khơi gợi ra, Martin Luther King Jr nối tiếp mạch trình bày bằng một loạt những trích dẫn trong các văn kiện lịch sử nổi tiếng nước Mỹ với mục đích không chỉ nhằm củng cố luận điểm của mình, mà còn là một sợi dây vô hình để kết nối ông với những người dân phía dưới.

Trước hết, tác giả bàn về “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” được Tổng thống Lincoln ký cách đây hơn một thế kỷ. Trong quá khứ, đã có thời người da đen bị coi là nô lệ và bị buôn bán như hàng hóa. Sắc lệnh của Lincoln tưởng chừng đã mở ra thời kỳ tươi sáng cho người da đen, nhưng thực tế họ vẫn “cô đơn trên những hòn đảo nghèo đói giữa đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”, “gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ”. Martin thẳng thắn chỉ ra rằng đây là một tình huống rất đáng xấu hổ. Một đất nước đã từng giương cờ tự do, giải phóng nô lệ, nhưng rồi cũng chính đất nước đó lại kìm hãm người da đen. Việc trích dẫn các tài liệu lịch sử nổi tiếng trở thành điểm tựa vững chắc, giúp lập luận của Martin trở nên thuyết phục. Từ đó, tác giả cho thấy sự phân biệt đối xử với người da đen là sai trái.

Việc trích dẫn văn kiện nổi tiếng giúp quan điểm của Martin Luther King được gắn chặt hơn với quan điểm của Lincoln, và xa hơn là tạo ra một ấn tượng thân quen, một sự tin cậy chắc chắn trong lời nói cũng như luận điểm mà ông đang diễn thuyết.

Ngoài ra, nhắc đến bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” của Lincoln còn như một lời nhắc đối với toàn thể người dân nước Mỹ về một lời hứa chưa thực hiện, về lời cam kết giải phóng toàn bộ nô lệ nhưng thực tế rằng họ vẫn chưa thể hoàn toàn làm được điều đó. Việc này đánh thẳng vào tâm lý của người Mỹ, đặc biệt là đối với những người cầm quyền. Các nhà lãnh đạo nên xem xét lại vai trò của mình khi mà họ không thể đem lại một xã hội công bằng như tổng thống Lincoln từng mơ ước.

Tóm lại, việc trích dẫn những tài liệu lịch sử nổi tiếng của Mỹ trong bài phát biểu “Tôi có một ước mơ” đã giúp Martin Luther King thể hiện được mục đích đem lại sự bình đăng đối với người da màu trong phong trào dân quyền. Đây không chỉ là tránh nhiệm của một cá nhân, một tổ chức, mà là nghĩa vụ và sự đồng lòng của cả một đất nước cùng nhau chung tay xóa bỏ bất công.

2.3 Theo dõi cách tác giả nói về thời điểm cần thiết để đòi công lí.

Nói về thời điểm cần thiết để đòi lại công lý, có lẽ sẽ không một câu nói nào, một cụm từ nào vừa đầy đủ, chính xác, lại ngắn gọn như cụm từ “Ngay bây giờ”. Ngay bây giờ, hãy ngay lập tức đòi lại quyền lợi vốn có của chúng ta bởi chúng ta xứng đáng có được chúng. 

Tác giả Martin không nhắc nhở mọi người hãy đấu tranh, ông đề ra, ông thúc giục mọi người về thời điểm thích hợp để đứng lên đấu tranh: “Ngay bây giờ”. Những người da màu đã phải chịu bất công, áp bức, bóc lột quá lâu dài. Họ đã phải chịu đựng sự đau khổ từ khi mà những người thực dân phương tây khai phá lục địa đen. Họ đã liên tục nuôi hi vọng về tương lai tương sáng suốt hàng trăm năm rồi. Và bây giờ, ngay lúc này, là lúc “hiện thực hóa lời hứa dân chủ” của Hoa Kỳ cho chính những người dân của nó. Cuộc đấu tranh cho bình đẳng tự do của người da đen đã được thực hiện rất nhiều lần xuyên suốt chiều dài lịch sử. Nó không phải một cuộc đấu tranh dễ dành đạt được thắng lợi mà cần sự kiên trì bền bỉ chiến đấu suốt thế hệ này đến thế hệ khác. Vì vậy, cuộc đấu tranh này mới chỉ là “năm khởi đầu”. 

Tác giả hướng lời kêu gọi đấu tranh mạnh mẽ và gan góc của mình đến toàn thể những người da màu cũng như tất cả những công dân Mĩ. “Lời hứa dân chủ” không chỉ là lời hứa của riêng ai, mà là lời hứa của tất cả công dân Hoa Kỳ, là bộ mặt của đất nước tự do, vì vậy mỗi cá nhân, mỗi công dân đều có trách nhiệm với lời hứa đó. Trên hết, ông còn cảnh báo trước về sức mạnh của những người da đen: “Và sẽ không có sự bình yên hay ngơi nghỉ ở nước Mĩ cho đến khi người da đen được công nhận quyền công dân của mình”, “Những cuộc nổi dậy như cơn lốc sẽ tiếp tục rung lắc nền móng của đất nước”. Áng văn đanh thép và dõng dạc của Martin đã thể hiện ý chí quật cường và quyết tâm cao độ.

2.4 Chú ý quan điểm đấu tranh của tác giả.

Tác giả không chỉ đề xuất quan điểm, kêu gọi đứng lên đòi quyền lợi “ngay lập tức”, mà còn đề xuất một cuộc đấu tranh theo hướng văn minh, đấu tranh bằng trong hòa bình, tôn trọng luật pháp cũng như tôn trọng tất thảy mọi công dân khác, đấu tranh bằng đối thoại. Để thực hiện cuộc đấu tranh thông qua đối thoại một cách hiệu quả, ông đã đặt ra những nguyên tắc vô cùng đúng đắn và hợp lý. Trước hết và quan trọng nhất, ông nhắc nhở những người chiến hữu cần tránh xa những “hận thù và cay đắng” cũng như không được thực hiện các “hành động sai trái”. Kết quả của việc gieo rắc hận thù và những hành động sai trái là nhóm biểu tình sẽ mất đi những người ủng hộ, đánh mất lòng tin và mục tiêu chính nghĩa của cuộc đấu tranh. Đây thực sự là cuộc nổi dậy của chính nghĩa, đấu tranh vì tự do, vì hòa bình và do đó, chính những con người tham gia vào đó phải thực sự là những sứ giả của hòa bình, phải là những con người yêu chuộng hòa bình hơn hết thảy bất cứ ai. Tác giả cũng đã đề cập và đề cao những người da trắng và những người da vàng cảm thấy đồng cảm và ủng hộ phong trào đòi tự do cho người da màu. Không chỉ gia tăng sự ủng hộ đối với phong trào, bài diễn thuyết hay lập luận của Martin được thể hiện một cách cực kỳ thông minh, khéo léo và vô cùng thuyết phục.
Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT đạt 9+ nhé! 

2.5 Qua cách diễn đạt và đưa bằng chứng, tác giả đã thể hiện thái độ và tình cảm của mình như thế nào?

Qua bài diễn văn của mình, Martin đã thể hiện một thái độ nghiêm túc quyết liệt, một tình cảm đầy bao dung nhiệt huyết đối với những người anh em da màu nói riêng và toàn thể những người đang phải chịu phân biệt đối xử nói chung. Trước hết, tác giả sử dụng đại từ nhân xưng là “tôi”, “các bạn” và “chúng ta” để thể hiện một sự gần gũi và thân thiết giữa ông và toàn thể những người đang lắng nghe bài diễn thuyết của ông. Ông bày tỏ sự thương cảm và xót xa trước những người anh em da màu đang bị “thiêu rụi bởi ngọn lửa bất công”. Đó là một cảm xúc đầy đau đớn, đầy sự đồng cảm, và đầy những “khinh miệt” đối với xã hội mà đã tạo ra những bất công đó. “Để rồi chúng ta đã phải đến đây ngày hôm nay để thể hiện bức xúc về tình trạng đáng xấu hổ này”. Theo sau là một loạt những lời kêu gọi đấu tranh với thái độ cực kỳ nghiêm túc, khẩn trương và hết sức quyết liệt. Ông kêu gọi những người da màu hãy đứng lên đòi quyền lợi “ngay lập tức”, “đây không còn là lúc để lẩn trốn”. Cụm từ “đây là lúc” được lặp lại như một hồi chuông cảnh báo rung liên hồi nhắc nhở những người da màu không thể ngồi im chịu đựng được nữa mà cần nhanh chóng hành động ngay. Một tinh thần rất khẩn trương và quyết liệt. 

Trong bài diễn thuyết, Martin còn thể hiện một sự tôn trọng và tấm lòng khoan dung đối với không chỉ người da màu, mà còn với những người công dân da trắng. Cũng đừng “ngờ vực tất cả người da trắng” bởi luôn có những anh em da trắng văn minh tiến bộ, nhận thức rõ vận mệnh của họ và của những người da màu gắn liền với nhau, rằng tự do của họ liên quan đến tự do của những người da màu. Martin đã không chỉ trích, đổ lỗi cho bất kỳ cá nhân, tập thể hay tổ chức nào. Thay vào đó, ông tôn trọng tất cả mọi người với tấm lòng khoan dung vô bờ bến. Ông kêu gọi sự đoàn kết để chung tay đẩy lùi những bất công áp bức cho người da màu.

2.6 Chú ý ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả khi thể hiện niềm tin và ước mơ.

Thông qua cách sử dụng ngôn từ một cách biến hóa của mình, tác giả Martin không chỉ cổ vũ, thúc đẩy tinh thần đấu tranh của những người da màu, mà ông còn vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp về một xã hội hạnh phúc nơi những người da màu có thể sống một cách bình đẳng. Trước hết, để khơi gợi và làm bùng cháy ngọn lửa quyết tâm hừng hực khí thế của những người dân da màu, Martin đã sử dụng những cụm từ mạnh mẽ như “không thể hài lòng”, “đừng đắm chìm sâu trong tuyệt vọng”. Cuộc đấu tranh của người da màu đã, đang, và sẽ tiếp tục phát triển và lan tỏa cho đến khi nào công lý “như mưa giăng khắp nơi” và chính nghĩa thì như “dòng sông chảy mạnh”. Với phân đoạn này, tác giả thể hiện sự đồng cảm với những người da màu “chỉ vừa mới bước ra khỏi cửa xà lim chật hẹp” hay những người “lao đao vì các cuộc tấn công hung bạo từ cảnh sát”. Martin liên tục động viên, cổ vũ mọi người để “trở thành những người tranh đấu kỳ cực và sáng tạo”. Bằng cách này, bằng những ngôn từ nhiệt huyết và thành tâm, ông đã làm dâng trào cảm xúc trong lòng mọi người, dâng trào tinh thần chiến đấu đòi bình đẳng tự do.

Martin đã vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp nơi mà “con người sinh ra vốn bình đẳng, điều chúng ta tin là sự thật hiển nhiên”. Đó là điều mà không chỉ tác giả, mà toàn thể cộng đồng da màu cũng như toàn thể những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới này đều khao khát. Hai từ “ước mơ” được lặp đi lặp lại với một nỗi tha thiết mong ước điều này sẽ sớm xảy ra. Và dù “hiện tại hay tương lai phải đối diện với nhiều chướng ngại”, tác giả “vẫn có một ước mơ”. Câu nói này đã thể hiện một khao khát mãnh liệt, một lý tưởng cao cả duy nhất, một mục đích tối thượng mà ông sẽ dành cả đời để đấu tranh cho. 

2.7 Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng nhằm tác động mạnh đến người đọc, người nghe?

a. Biện pháp tương phản đối lập

Trong phân đoạn này, tác giả liên tục tạo ra một sự đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, quá khứ là những “nô lệ” - “chủ nô”, thì tương lai sẽ là “tình huynh đệ”. Hiện tại là những “bất công và đàn áp” thì tương lai là những “tự do và công lý”. Việc sử dụng những cụm từ tương phản này giúp khắc họa sâu hơn bức tranh về tương lai tươi sáng tự do bình đẳng bác ái mà tác giả đang kỳ công vẽ nên.

b. Điệp ngữ:

Cụm từ “tôi mơ rằng” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân đoạn này giúp thể hiện một cách mãnh liệt và nhiệt huyết của tác giả về viễn cảnh tươi sáng mà ông đang nhìn thấy trong đầu. Việc lặp lại cụm từ giúp chúng được khắc ghi sâu hơn vào tâm trí người nghe, như trở thành một sợi dây giúp họ cùng nhau nhìn thấy giấc mơ của ông và qua đó, tạo ra sự đồng cảm đồng điệu với lý tưởng của ông.\

c. Ẩn dụ:

  • Nhiều ẩn dụ độc đáo được tác giả sử dụng như “Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công”, hay “chiếc bàn của tình huynh đệ”, “ốc đảo của tự do và công lý”. 

  • Hình ảnh “Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công” không phải ám chỉ rằng chỉ duy nhất Mi-xi-xi-pi mới có bất công, mà ngược lại, hình ảnh Mi-xi-xi-pi là một mô phỏng xã hội nước Mỹ thu nhỏ, thể hiện sự bất công đã diễn ra trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng hình ảnh đại diện Mi-xi-xi-pi để gắn với nước Mỹ vì đây là một vùng đất nổi tiếng, có tính đại diện cho toàn bộ vùng lãnh thổ khác trên nước Mỹ. 

  • Hình ảnh “chiếc bàn của tình huynh đệ” thể hiện một sự bình đẳng đến đáng ngạc nhiên. Chiếc bàn là một vật bằng phẳng, không có sự khập khiễng lồi lõm. Hình ảnh những con người khác màu da cùng ngồi chung một chiếc bàn cho thấy sự bình đẳng giữa những con người này, không có ai hơn kém ai mà tất cả đều được ngồi ngang hàng với nhau.

  • “Ốc đảo của tự do và công lý” thể hiện một thiên đường, một miền đất hứa mà tất thảy mọi người đều khao khát mong một lần khám phá và đặt chân đến nó. Và ở miền đất hứa này sẽ không có áp bức bóc lột, chỉ có tự do và công lý. Hình ảnh này thể hiện ước mơ và khao khát của tác giả nói riêng và người dân da màu nói chung và mong ước tìm ra, thành lập ra một khu vực mà những quyền cơ bản của họ được duy trì và bảo vệ. 

2.8  Bạn có ấn tượng, cảm xúc gì về đoạn kết?

Đoạn kết của diễn thuyết "Tôi có một ước mơ" là một phần quan trọng và mạnh mẽ, thể hiện sự thống nhất và lòng kiên định trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng dân tộc. Đoạn này không chỉ là việc khẳng định lại quan điểm của tác giả mà còn là sự thể hiện niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho người da đen và toàn xã hội. Martin thể hiện niềm tin cao cả của mình vào “giấc mơ Mỹ”, tin rằng đất nước sẽ thực sự tự do và bình đẳng như đúng những gì ta vẫn nói về nó. Tác giả đề cập đến một loạt địa danh như Giosooc - gia, Mi - xi - xi - pi, Niu - Hem - sơ, A - lơ - ghe - ly,... kết hợp với điệp khúc “Hãy để tự do ngân vang” để truyền lửa đến nhân dân ở khắp nơi trên nước Mỹ chứ không chỉ riêng những người có mặt tại Washington ngày hôm đó. Lời kêu gọi của Martin tràn đầy tình yêu hòa bình. Lời ca trong bài hát của người da đen khép lại bài diễn văn nhưng mở ra trong tâm hồn con người ý chí khôn nguôi, tinh thần dũng cảm để đấu tranh cho quyền sống chân chính.

Martin sử dụng câu hát "Tự do cuối cùng đã đến!" để tạo ra một hình ảnh tươi sáng và hy vọng cho tương lai. Sự lặp lại của câu này nhấn mạnh rằng tự do không còn là ước mơ, mà nó đã trở thành hiện thực. Đây là một lời tri ân đức Chúa, người đã cho phép họ đạt được tự do cuối cùng. Câu hát này cũng tạo ra một sự thụ động trong diễn thuyết, khiến người nghe cảm nhận sự hòa quyện và phấn khích. Nó không chỉ là sự phát biểu của một người, mà là tiếng nói của một cộng đồng đang chung lòng hướng đến một mục tiêu lớn lao. Ngoài ra, câu hát này thể hiện sự tin tưởng rằng thông qua cuộc đấu tranh không bạo lực và sự dẻo dai, họ đã đạt được điều mà họ đòi hỏi - quyền tự do và bình đẳng chủng tộc. Đây là một thông điệp lớn, cho thấy rằng tất cả mọi người, không phân biệt màu da, giới tính, hoặc tôn giáo, đều có thể đoàn kết để thay đổi xã hội và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!! 

3. Soạn bài Tôi có một ước mơ sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Vấn đề trọng tâm được đề cập trong bài diễn thuyết "Tôi có một ước mơ" của Martin Luther King Jr. là một trong những khía cạnh quan trọng của phong trào dân quyền và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Tác giả, Martin Luther King Jr., đã tập trung vào việc khẳng định quyền bình đẳng của người da đen, đặc biệt là quyền lựa chọn và quyền tự do của họ. Ông đã mô tả tình hình bất công mà người da đen phải chịu đựng, bao gồm việc “bị trói trong gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc”, bị “kỳ thị một cách đáng buồn”, phải “sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mệnh mông thịnh vượng vật chất”, “gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ”, “tị nạn ngay trên chính quê hương của mình”, hay xa xỉ hơn là bị từ chối quyền bầu cử, bị cách ly tại các trường học, và bị kỳ thị trong cuộc sống hàng ngày. Ông đã sử dụng nhiều ví dụ cụ thể về tình huống bất công này để minh họa sự cần thiết của cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng.

Bài diễn thuyết của Martin không chỉ dừng lại ở đưa ra lý tưởng mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tính cấp thiết cần phải ngay lập tức đấu tranh cho quyền lợi, cho tự do và cho một tương lai hạnh phúc của người da màu. Mục đích hướng tới của tác giả là tạo ra một cuộc cách mạng trong tư duy xã hội và chính trị của Hoa Kỳ. Ông không chỉ mong muốn sự thay đổi về chính sách pháp luật, mà còn muốn thay đổi về tâm hồn và ý thức của mọi người. Ông tin tưởng rằng bằng cách khai thông cửa tâm hồn và thấu hiểu lẫn nhau, người da đen và người da trắng có thể cùng nhau xây dựng một xã hội bình đẳng và tương lai tươi sáng.

3.2 Câu 2 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

a. Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công:

Tác giả bắt đầu bài diễn thuyết bằng việc nêu rõ tình hình kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử mà người da đen phải đối mặt ở Mỹ. Ông cho rằng đã đến lúc người da đen không thể im lặng trước bất công này nữa. Đây là một luận điểm cốt lõi, khẳng định quyền của họ được đối xử bình đẳng và công bằng.

b. Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm:

Tác giả nhấn mạnh rằng việc đấu tranh cho quyền bình đẳng không nên dẫn đến bất kỳ hành động sai lầm nào. Ông gợi một hình ảnh mạnh mẽ về việc tự kiềm chế trong cuộc chiến đấu và không bao giờ đánh bại đối phương bằng bạo lực. Ngoài ra, vẫn còn có những người bạn da trắng vẫn luôn ủng hộ và đồng cảm với phong trào. Do đó cần phải tận dụng sự ủng hộ này thay vì nghi ngờ toàn bộ người da trắng. Điều này thể hiện quan điểm của ông về chiến đấu với phẩm chất và đạo đức.

c. Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại:

Tác giả không chỉ đề xuất việc ngừng kỳ thị và bất công, mà còn khẳng định rằng chỉ khi người da đen thực sự được đối xử bình đẳng, cuộc đấu tranh mới có thể chấm dứt. Ông không muốn ngừng lại ở việc loại bỏ các biện pháp kỳ thị, mà muốn thấy được những thay đổi cơ bản trong cách xã hội Mỹ đối xử với người da đen.

3.3 Câu 3 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tác giả đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng một cách xuất sắc để trình bày và thuyết phục về quan điểm của mình về sự tự do và bình đẳng. Có thể tóm tắt những lý lẽ và bằng chứng này trong bảng sau:

Lý lẽ

Bằng chứng

- Một trăm năm trước, Lin-con đã ký bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
- Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

 

Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình

- Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.
- Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

 

Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.

Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...

Không bao giờ hài lòng khi:

- Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát.

- Sau chặng đường dài mệt mỏi, không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố.

- Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề "Chỉ dành cho người da trắng".

- Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầu cũng chẳng để làm gì.

 

3.4 Câu 4 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Trong đoạn kết của bài diễn thuyết, tác giả đã bộc lộ ước mơ của mình về sự tự do và bình đẳng một cách rất mạnh mẽ và tương phản. Tôi có một ước mơ, và đó không chỉ là ước mơ của một người cá nhân, mà là ước mơ của một quốc gia. Tôi có một ước mơ, đó là câu nói mở đầu của phần đoạn kết, và từ đây, tác giả bắt đầu tả bức tranh mà ông muốn thấy trong tương lai của nước Mỹ. Bức tranh này không chỉ là ước mơ cá nhân của Martin, mà còn là một ước mơ toàn cầu về sự tự do và bình đẳng. Để thể hiện ý tưởng và cảm xúc này, tác giả sử dụng hình ảnh mạnh mẽ và tượng trưng, trong đó có hình ảnh về "tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi."

Hình ảnh này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng của tác giả. Nó không chỉ đơn thuần là một miêu tả về cảnh đẹp của thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho sự tự do và bình đẳng mà tác giả ước mơ. Ngọn đồi và ngọn núi đại diện cho khao khát vươn lên, vượt qua mọi giới hạn và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Đây là ý tưởng về sự nâng cao và phát triển cá nhân, đồng thời cũng là ước mơ về một xã hội nơi mọi người được đánh giá bằng "nội dung tính cách của họ, không phải màu da của họ." Từ các hình ảnh này, tác giả thể hiện niềm tin sâu sắc vào khả năng của nước Mỹ thay đổi và phát triển. Ông tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội, và điều này là điểm mạnh của đất nước. Ông thúc đẩy ý tưởng rằng nếu mọi người đứng cùng nhau, nếu họ đoàn kết và đấu tranh cho sự công bằng và bình đẳng, thì ước mơ của ông có thể trở thành hiện thực.

3.5 Câu 5 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Điệp ngữ:

  • Từ "Chúng ta" được sử dụng thường xuyên trong bài diễn thuyết để tạo nên sự gắn kết và đồng tình giữa người diễn thuyết và người nghe.Tác giả tận dụng tình cảm và tâm hồn chung của những người ủng hộ phong trào dân quyền để thúc đẩy thông điệp của mình.

  • Câu "Đây là lúc" nhấn mạnh sự cần thiết và thích hợp của thời điểm hiện tại để thay đổi. Đây là thời điểm để đấu tranh và tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Việc lặp đi lặp lại câu nói “đây là lúc” khiến lời thúc giục khẩn trương hơn bao giờ hết.

  • Cụm từ “tôi mơ rằng” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân đoạn này giúp thể hiện một cách mãnh liệt và nhiệt huyết của tác giả về viễn cảnh tươi sáng mà ông đang nhìn thấy trong đầu. Việc lặp lại cụm từ giúp chúng được khắc ghi sâu hơn vào tâm trí người nghe, như trở thành một sợi dây giúp họ cùng nhau nhìn thấy giấc mơ của ông và qua đó, tạo ra sự đồng cảm đồng điệu với lý tưởng của ông.

Biện pháp tương phản đối lập: 

  • Sự đối lập được thể hiện giữa cuộc sống khốn khó của người da màu giữa xã hội phồn hoa thịnh vượng. Trong đó, những người da màu “bị trói buộc trong gông cùm xiềng xích”, “sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói”. Trong khi đó, ngoài kia lại là “một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”. Điều này cho thấy sự bất công, những áp bức bóc lột mà người da màu phải gánh chịu. Những hình ảnh này giúp khắc sâu vào người nghe sự bất công và bất bình đẳng mà những người da màu đã phải chịu đựng.

  • Tác giả liên tục tạo ra một sự đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, quá khứ là những “nô lệ” - “chủ nô”, thì tương lai sẽ là “tình huynh đệ”. Hiện tại là những “bất công và đàn áp” thì tương lai là những “tự do và công lý”. Việc sử dụng những cụm từ tương phản này giúp khắc họa sâu hơn bức tranh về tương lai tươi sáng tự do bình đẳng bác ái mà tác giả đang kỳ công vẽ nên.

Ẩn dụ:

  • Nhiều ẩn dụ độc đáo được tác giả sử dụng như “Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công”, hay “chiếc bàn của tình huynh đệ”, “ốc đảo của tự do và công lý”. 

  • Hình ảnh “Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công” không phải ám chỉ rằng chỉ duy nhất Mi-xi-xi-pi mới có bất công, mà ngược lại, hình ảnh Mi-xi-xi-pi là một mô phỏng xã hội nước Mỹ thu nhỏ, thể hiện sự bất công đã diễn ra trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng hình ảnh đại diện Mi-xi-xi-pi để gắn với nước Mỹ vì đây là một vùng đất nổi tiếng, có tính đại diện cho toàn bộ vùng lãnh thổ khác trên nước Mỹ. 

  • Hình ảnh “chiếc bàn của tình huynh đệ” thể hiện một sự bình đẳng đến đáng ngạc nhiên. Chiếc bàn là một vật bằng phẳng, không có sự khập khiễng lồi lõm. Hình ảnh những con người khác màu da cùng ngồi chung một chiếc bàn cho thấy sự bình đẳng giữa những con người này, không có ai hơn kém ai mà tất cả đều được ngồi ngang hàng với nhau.

  • “Ốc đảo của tự do và công lý” thể hiện một thiên đường, một miền đất hứa mà tất thảy mọi người đều khao khát mong một lần khám phá và đặt chân đến nó. Và ở miền đất hứa này sẽ không có áp bức bóc lột, chỉ có tự do và công lý. Hình ảnh này thể hiện ước mơ và khao khát của tác giả nói riêng và người dân da màu nói chung và mong ước tìm ra, thành lập ra một khu vực mà những quyền cơ bản của họ được duy trì và bảo vệ.

3.6 Câu 6 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nước Mỹ qua văn bản.

Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, được hình thành từ sự đóng góp của nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, xã hội Mỹ bao nhiêu năm qua vẫn chứng kiến sự phân biệt và kỳ thị dựa trên sắc tộc, đặc biệt là đối với người da đen. Sự phân biệt này tồn tại ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ việc tiếp cận giáo dục đến việc thể hiện quyền công dân cơ bản. Đây là tình hình mà Martin và những người tham gia vào phong trào dân quyền đang nỗ lực thay đổi. Tác giả đã tạo nên một tâm hồn đại diện cho những người da đen và những người bị áp bức bằng cách dùng tiếng nói mạnh mẽ và thông qua những tượng hình mạnh mẽ. Ông mơ ước về một tương lai nơi mọi người không được đánh giá dựa trên màu da, mà dựa trên nội dung của tâm hồn và tính cách. Điều này không chỉ là một ước mơ cá nhân mà còn là ước mơ của toàn bộ xã hội Mỹ. Ông thể hiện một tình yêu chân thành đối với đất nước Mỹ và lý tưởng về nó trở nên một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Đặc biệt hơn, tác giả không hề muốn cuộc đấu tranh diễn ra theo hướng hận thù và bạo lực và cần phải diễn ra trong hòa bình và đàm phán. Nếu sử dụng hận thù và bạo lực, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến là rất cao, và điều này không chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn mà còn có thể tàn phá nước Mỹ. Martin không hề muốn điều đó xảy ra. Ông tôn trọng tất cả mọi người, dù màu da của họ là gì. Ông cũng ngập tràn tình yêu thương đối với mọi sinh linh nói riêng và nước Mỹ nói chung. Vì vậy ông không hề muốn một cuộc chiến nổ ra. Ổng chỉ muốn đàm phán để các nhà cầm quyền tại Hoa Kỳ đảm bảo quyền lợi hơn cho nhân dân, nâng cao và tthay đổi nhận thức xã hội. Đó mới là điều sẽ giúp nước Mỹ ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn, đúng với những gì mà Martin, Lincoln hay hàng triệu người dân Mỹ hằng ao ước.

3.7 Câu 7 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tuy đã trôi qua hơn nửa thế kỷ kể từ khi ông phát biểu, nhưng quan điểm và ước mơ của tác giả trong bài diễn thuyết này vẫn còn có ý nghĩa và tác động lớn trong thời đại hiện tại và tương lai. Trong bài diễn thuyết, Martin vẽ ra tượng hình về một tương lai tươi sáng nơi mà mọi người sống hòa thuận, không phân biệt chủng tộc và không gặp sự kỳ thị. Điều này vẫn là một mục tiêu quan trọng, đặc biệt trong một thời đại khi toàn cầu hóa và di cư đang làm cho các nhóm xã hội gặp nhau và tương tác nhiều hơn bao giờ hết. Ý nghĩa của thông điệp về tình yêu và hòa bình vẫn còn quan trọng trong việc tạo ra một xã hội đa dạng và thân thiện hơn. Bài diễn thuyết này cũng nhắc nhở mọi người về trách nhiệm của họ trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng. Thể hiện ý nghĩa của việc không chỉ kêu gọi các quyền lợi mà còn kêu gọi đối tượng tham gia vào việc thay đổi xã hội. Điều này vẫn là một thông điệp quan trọng trong việc khuyến khích mọi người tham gia vào chính trị và xã hội.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế là, thế giới nói chung và xã hội nước Mỹ nói riêng chưa bao giờ hết phân biệt chủng tộc. Tại Hoa Kỳ, dù rằng đã có rất nhiều người đứng lên đòi quyền lợi cho người da màu ở cả trong quá khứ và hiện tại, dù rằng đã có nhiều thay đổi, nhưng điều này dường như chưa đủ. Ngay nay, người da màu đã được đối xử bình đẳng hơn, không còn bị bắt làm nô lệ, không còn bị bạo hành, không còn bị áp bức như trước. Nhưng đâu đó trên nước Mỹ, chúng ta vẫn hay nghe tin cảnh sát giết chết một công dân da màu dù không có lý do chính đáng. Những cuộc bạo động, biểu tình của người da màu vẫn diễn ra. Đời sống của người da màu vẫn chưa thể “ngang hàng” như với người da trắng. Trên thế giới cũng vậy. Các cầu thủ bóng đá người da màu liên tục bị chính cổ động viên và đồng đội phân biệt chủng tộc. Người dân các nước châu phi bị đối xử bất công, sống trong điều kiện thiếu thốn và phải chịu sự đàn áp từ các ông chủ da trắng. Có thể thấy, cuộc chiến đòi bình đẳng là một cuộc chiến lâu dài và phức tạp. Sẽ cần có những biện pháp quyết liệt hơn từ chính quyền cũng như một sự đồng cảm sâu rộng hơn từ xã hội để có thể chấm dứt tình trạng này một lần và mãi mãi.

3.8 Câu 8 trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Để tạo lập một văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục, bên cạnh một nội dung, bố cục và các luận điểm tốt thì cũng cần phải chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Tạo sự đồng cảm: Tác giả ngay từ khi bắt đầu bài diễn thuyết đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về sự bất công, bất bình đẳng của người da màu. Điều này đã tạo ra một sự đồng cảm giữa những người da màu với ông. Họ cảm thấy rằng ông thấu hiểu được nỗi đau của họ, ông cảm nhận được những gì họ đã và đang phải trải qua. Do đó, họ sẽ mở lòng mình hơn và dễ dàng lắng nghe những quan điểm tiếp theo mà Martin sắp trình bày. Điều này giúp ông xây dựng một thông điệp mà họ có thể đồng cảm và tin tưởng.

  • Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc và hấp dẫn: Một trong những điểm mạnh của diễn thuyết này là sự sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ và ngữ pháp. Martin đã sử dụng các hình ảnh và tượng hình mạnh mẽ để tạo ra một bức tranh sống động và thuyết phục. Ngoài ra, ông cũng sử dụng các hình ảnh ẩn dụ gần gũi, những điệp ngữ nhiệt huyết để qua đó chạm tay đến trái tim của từng người nghe. 

  • Dẫn chứng đáng tin cậy: Những dẫn chứng mà Martin đưa ra đều là những câu văn trong các văn kiện lịch sử nổi tiếng mà hầu hết tất thảy mọi người đều biết và ghi nhớ. Điều này tạo ra một sự tin cậy đáng kể trong lời nói của ông. Thông qua những dẫn chứng này, người nghe dễ dàng có niềm tin rằng những gì Martin đang trình bày có độ chính xác nhất định của nó. Đồng thời, nó còn tạo ra sự gắn kết giữa người nghe/người đọc và người nói/người viết khi mà họ có thể hiểu được quan điểm của nhau một cách dễ dàng hơn.

  • Lập luận mạch lạc và có tổ chức: Diễn thuyết của ông được tổ chức một cách rõ ràng, với các điểm chính được trình bày một cách có logic. Ông đã sử dụng lý lẽ và bằng chứng cụ thể để hỗ trợ mỗi điểm, giúp người nghe dễ dàng theo dõi và hiểu rõ thông điệp.

  • Tính cảm xúc: Tác giả đã truyền đạt thông điệp của mình với đam mê và tình cảm. Bằng cách làm cho mọi người cảm nhận sự tương tự và niềm tin, ông đã kích thích cảm xúc và tạo ra sự đoàn kết mạnh mẽ.

  • Sử dụng những câu nói và lời thoại dễ ghi nhớ: Một số câu nói và lời thoại trong bài diễn thuyết này đã trở nên lừng lẫy và được ghi vào lịch sử. Ví dụ, câu "I have a dream" (Tôi có một ước mơ) đã trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền.

4. Kết nối đọc viết trang 84 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Khi đọc văn bản "Tôi có một ước mơ" của Martin Luther King, ta dường như bị cuốn vào không khí của sự thấm nhuần, tâm huyết, và hy vọng, và đó cũng chính là điều mà chúng ta cảm thấy tâm đắc cũng như tò mò về nghệ thuật lôi cuốn trong từng câu từ của tác giả. Tuy rằng chúng ta không được trực tiếp đứng nghe bài phát biểu của Martin, nhưng qua những câu từ trong văn bản, bầu không khí của buổi diễn thuyết, những lời nói mạch lạc, tâm huyết và đầy sự thôi thúc ấy như hiện lên rõ ràng trong tâm trí ta. Mở đầu bài diễn thuyết, hiện lên trước mắt ta là những hình ảnh những người da màu bần cùng, những con người khốn khổ, những sự tương phản đối lập với người da trắng sống trong xã hội xa hoa phồn vinh. Và rồi tất cả tụ hội lại, tại đây, để nghe Martin thức tỉnh, thúc giục chúng ta mau chóng đứng lên và đòi lại quyền lợi vốn có của bản thân. Những lời lẽ động viên ấy dường như chạm sâu đến trái tim, điều khiển đôi bàn chân ta phải nhanh chóng đứng lên đấu tranh cho bản thân mình, cho tương lai con cháu sau này, cũng như là cho toàn thể xã hội Mỹ. Những hồi chuông ngân vang mà Martin rung lên như từng đợt sóng liên tục thúc đẩy quyết tâm trong mỗi con người. Thực tế bài diễn thuyết đã được trình bày khá lâu, nhưng đến tận bây giờ, tầm ảnh hưởng, sức lay động của nó vẫn còn như mới vừa được trình bày. Tất cả những minh họa trên cho thấy cái tài của Martin, cái hay của ông khi có thể viết ra những áng văn có sức lay động lớn như vậy. Để làm được điều này đương nhiên không hề đơn giản. Sở dĩ tác giả có thể viết nên một văn bản nghị luận hấp dẫn như vậy bởi vì ông có những vốn sống quý báu, có sự trải nghiệm sâu rộng, từng trải qua cảm giác bị áp bức bóc lọt như bao người da màu khác. Hơn thế, ông còn có một tấm lòng bao dùng yêu thương mọi người vô bờ bến. Tuy bị đối xử bất công nhưng ông không hề chọn đấu tranh bằng hận thù, ông chọn đàm phán, ông cũng không ghét bỏ tất cả người da trắng mà ông vẫn biết rằng ngoài kia luôn có những người da trắng là bạn mình. Sự thành công của bài diễn thuyết phần khác còn đến từ những biện pháp tu từ sống động mà Martin sử dụng. Những hình ảnh ẩn dụ vừa gần gũi nhưng cũng vừa để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người nghe giúp Martin dễ dàng hơn trong việc vẽ ra bức tranh về tương lai tươi sáng mà ông hình dung trong lòng mọi người.

Sự gần gũi này, cùng với những câu nói dễ nhớ được lặp đi lặp lại “tôi mơ rằng” khiến mọi người như bị cuốn vào trong giấc mơ của ông, cảm nhận được dòng máu nhiệt huyết đang chảy trong người ông. Để rồi từ đó, mỗi người trong chúng ta lại sục sôi lòng quyết tâm cao độ để đấu tranh cho một tương lai công bằng mà Lincoln đã từng ao ước, để đến được với cái gọi là “ốc đảo của tự do và công lý”, để mà “bốn đứa con nhỏ của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm cách của chúng”. Ở đoạn kết, Martin sử dụng câu hát "Tự do cuối cùng đã đến!" để tạo ra một hình ảnh tươi sáng và hy vọng cho tương lai. Sự lặp lại của câu này nhấn mạnh rằng tự do không còn là ước mơ, mà nó đã trở thành hiện thực. Đây là một lời tri ân Đức Chúa Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, người đã cho phép họ đạt được tự do cuối cùng. Câu hát này cũng tạo ra một sự thụ động trong diễn thuyết, khiến người nghe cảm nhận sự hòa quyện và phấn khích. Tổng kết lại, bằng cách dùng từ lôi cuốn, hình ảnh ẩn dụ gần gũi, lập luận và lý lẽ chặt chẽ, Martin đã vẽ nên một bức trang tươi đẹp về tương lai tươi sáng không còn bất công áp bức trong tâm trí của không chỉ người da màu mà còn toàn thể người dân nước Mỹ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Tôi có một ước mơ trong sách ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990