img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 cánh diều tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 16:02 01/02/2024 1,409 Tag Lớp 10

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội là một dạng bài văn quan trọng, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, lập luận và trình bày quan điểm của mình về các vấn đề nóng hổi của xã hội. Dưới đây là tài liệu soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 cánh diều tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 cánh diều tập 2: Định hướng

1.1 Văn bản bàn về vấn đề gì?

Văn bản bàn về vấn đề: Nguyễn Trãi luôn luôn coi mình là trí thức và ông đã có những đóng góp vẻ vang của người trí thức vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.

1.2 Xác định luận đề và luận điểm của văn bản

Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của một người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, và là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 10 Cánh diều 

1.3 Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng 

- Lí lẽ:

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ chỉ biết lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất còn nhỏ nhặt trong cuộc sống?

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ không dám bước ra khỏi cái vỏ ốc của thân phận mình, không thấy được cái lẽ sống của nhân loại, không xác định được trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân?

- Bằng chứng: Khi mà Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người anh hùng  trí thức trước sự tàn bạo của quân thù cùng nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.

1.4 Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …

- Thao tác giải thích: Đau khổ của người trí thức chính là ….

- Thao tác phân tích: Phân tích Nguyễn Trãi suốt đời trong cảnh suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân

- Thao tác bác bỏ: Khắc với những nhà nho đương thời mà một bộ phận đã theo giặc, hay một bộ phận khác đi với các vua Hậu Trần, còn Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi….

1.5 Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa và hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài:

- Bối cảnh về lịch sử, văn hóa: Lê Lợi- người anh hùng áo vải Lam Sơn dù không thuộc dòng họ vua chúa nhưng lại có khả năng tập hợp quảng đại nhân dân để giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi đã từng bước đi theo Lê Lợi đánh giặc.

- Hiểu biết về Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi một lòng tình nguyện suốt đời trung thành dưới cờ của Lê Lợi

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2. Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 cánh diều tập 2: Thực hành viết 

2.1 Lập dàn ý: Quan niệm của em về lòng yêu nước

A. Mở bài: giới thiệu về lòng yêu nước.

B. Thân bài

a) Giải thích thế nào là lòng yêu nước?

Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, luôn ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình sinh ra và lớn lên.

b) Biểu hiện của lòng yêu nước

- Trong giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:

+ Thời phong kiến, biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.

+ Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ của dân tộc Việt Nam ta, tinh thần yêu nước đã thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính hay vùng miền,…

+ Tình yêu nước trong giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường hướng tới chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Dẫn chứng: Những lần giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử có tới 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh và Minh,…), và 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…

- Trong giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:

+ Khi đất nước ta mới giành được độc lập, lòng yêu nước được biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.

+ Ở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó chính là sự vươn tầm sánh vai với các cường quốc năm châu, khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

+ Tình yêu nước ở thời kỳ mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, đó  có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, hay là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền bên ngoài biển khơi, hoặc là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế.

+ Các y bác sĩ, những bạn tình nguyện viên xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch Covid – 19.

+ Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất- người đã hy sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giỏi giải cao trong các kì thi quốc tế,…

c) Vai trò của lòng yêu nước

- Đó là chìa khóa vạn năng để có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.

- Là dòng sữa ngọt mát có thể nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.

- Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của bao thế hệ người Việt Nam.

- Là nguồn cảm hứng bất tận đã đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi thứ cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.

- Khiến cho con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình và quê hương đất nước.

d) Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay

- Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người xung quanh, tìm hiểu về truyền thống lịch sử của dân tộc, luôn nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…

- Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi người luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của mình. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng nhau phát triển,…

- Luôn yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện và trau dồi đạo đức để có thể trở thành con người đủ sức, đủ tài.

C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

2.2 Bài viết tham khảo

Mẫu 1:

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm gì xa xôi, trừu tượng, mà đó chính là tình cảm giản dị, gần gũi mà lại vô cùng thiêng liêng. Lòng yêu nước bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà mọi người dành cho những sự vật ở quanh mình, cho những con người ta yêu thương và gắn bó.

Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm thương yêu, trân trọng của một cá nhân, hay một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc của mình. Lòng yêu nước xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị nhất, dần dần đến những điều lớn lao. Mỗi người được sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một đường phố, một ngõ xóm, hay một làng quê… Chính cuộc sống thân thuộc, bình thường ấy đã làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu đất nước. 

Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình cảm gia đình, vợ chồng, con cái, bạn bè… Từ xưa đến nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta hiện nay vẫn còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh trong lịch sử tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Mấy chục năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã dư dật. Bởi vậy, mỗi người cần đóng góp sức mình để góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì đất nước mới mạnh. Từ những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, đến những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc Việt Nam ta vốn có tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Tiếp nối truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay ngày càng tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước ngày một văn minh, giàu mạnh.

Yêu quê hương, đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: từ ông bà, cha mẹ, cho đến bạn bè, thầy cô, biết chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì giản dị, bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở hay ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành…Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay có vô vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí có trong tay chúng ta chính là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, và là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì mà chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha ông. Không có lý do gì để mỗi chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập tốt của mình. Không có lý do gì để chúng ta không cố gắng phát triển, làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì có thể khiến chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang xảy ra trong cuộc sống hôm nay.

Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam chúng ta ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu ấy ngày càng nồng nàn, tha thiết và mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần phải tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" - lời ca vang vọng ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở mỗi chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỷ của mình để cùng nhau dựng xây đất nước.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Mẫu 2:

Từ xưa đến nay, lòng yêu nước chính là một trong những phẩm chất cao quý nhất của con người. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, gắn bó máu thịt của mỗi người với quê hương, đất nước. Lòng yêu nước là một nguồn động lực mạnh mẽ, giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có thể bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ những hành động giản dị, nhỏ bé cho đến những hành động lớn lao, phi thường. Đó có thể là tình yêu thiên nhiên, đất đai, con người của quê hương; hay là tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; cũng có thể là ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Nó còn là trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, lớn mạnh.

Tình yêu con người, thiên nhiên, đất đai của quê hương là biểu hiện đầu tiên và cơ bản nhất của lòng yêu nước. Đó chính là tình yêu đối với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của quê hương, đối với những con người lao động chịu khó, cần cù, giàu lòng nhân ái. Tình yêu con người, thiên nhiên, đất đai của quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm văn học nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc ta.

Tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc là một biểu hiện quan trọng của lòng yêu nước. Đó chính là niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng, về những thành tựu văn hóa, khoa học và nghệ thuật của dân tộc. Tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc đã trở thành động lực mạnh mẽ, thôi thúc mỗi người con Việt Nam vươn lên, khẳng định vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước chính là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng yêu nước. Đó là lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc, là ý chí kiên cường, bất khuất, luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Ý chí ấy đã được thể hiện rõ nét trong suốt quá trình xây dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh, giàu đẹp là biểu hiện hiện đại của lòng yêu nước. Đó chính là ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc góp phần xây dựng đất nước. Trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ người có chức vụ cao đến người dân bình thường.

Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong suốt quá trình xây dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước đã trở thành một động lực mạnh mẽ, thôi thúc con người Việt Nam chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Từ những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi,  Trần Hưng Đạo, Quang Trung cho đến những người con ưu tú của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp,... lòng yêu nước đã trở thành một biểu tượng cao đẹp của tinh thần dân tộc Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, lòng yêu nước lại càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Lòng yêu nước chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người dân Việt Nam cần phải phát huy lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc. Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, lao động, sáng tạo, để góp công xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Là một người trẻ, em luôn ý thức được bản thân mình cần phải có lòng yêu nước. Em sẽ cố gắng học tập và thật tốt rèn luyện, trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh. Mỗi người dân Việt Nam hãy cùng nhau chung tay phát huy lòng yêu nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 cánh diều tập 2. Với những nội dung trên, hy vọng bài soạn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội và có thể viết được những bài văn hay và hiệu quả. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990