img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

Tác giả Hoàng Uyên 11:26 15/01/2024 1,049 Tag Lớp 10

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ dưới đây Vuihoc sẽ gửi đến các em kiến thức cần biết về việc sử dụng phương tiện hỗ trợ trong văn bản.

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ: Ngữ liệu tham khảo

1.1 Câu 1 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Bài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu không?

  • Bài viết trên đã đáp ứng được các yêu cầu về bố cục cần có của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu.

1.2 Câu 2 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nhan đề và phần Tóm tắt của bài báo cáo có đặc điểm gì?

  • Ngay từ nhan đề và phần tóm tắt của bài báo cáo đã nêu lên được đề tài nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

1.3 Câu 3 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

 Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu.

  • Những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu:

  • Các bạn học sinh ngày nay liệu có biết đến những điệu hò Nam Bộ không?

  • Bạn có mong muốn được tìm hiểu về vùng đất Nam Bộ không?

1.4 Câu 4 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Để tìm hiểu vấn đề mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K với hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nào?

  • Để tìm hiểu vấn đề mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K với hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu điền phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp học sinh tại trường Đ.K.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.5 Câu 5 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết có chức năng gì? Cần chú ý điều gì khi trình bày trích dẫn và cước chú?

  • Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết có tác dụng làm tăng độ tin cậy của bài báo cáo. Khi trình bày trích dẫn và cước chú cần chú ý ghi rõ hoặc đánh dấu in nghiêng hay nghiêng đậm để người đọc dễ nhìn thấy phần này.

1.6 Câu 6 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Trong bài viết, các tác giả đã  sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào để trình bày kết quả nghiên cứu? Từ đó, bạn rút ra được bài học gì khi dùng các phương tiện hỗ trợ trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học?

  • Trong bài viết, để trình bày kết quả nghiên cứu các tác giả đã sử dụng bảng và biểu đồ thống kê.

  • Khi sử dụng những công cụ này chúng ta cần chuẩn bị sẵn những dữ liệu chính xác và phương tiện phù hợp.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

1.7 Câu 7 trang 99 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Ở phần kết luận, các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phát triển từ bài báo cáo khoa học này. Hướng nghiên cứu ấy là gì?

  • Nghiên cứu tiếp theo mà các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu chính là lựa chọn các giải pháp để có thể đưa những điệu hò Nam Bộ đến gần hơn với giới trẻ.

2.  Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ: Thực hành viết

2.1 Bài viết tham khảo 1

Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước ( Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

  1. Hát then là gì?

Hát then là một loại hình nghệ thuật đặc trưng của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng và một số dân tộc sinh sống tại vùng núi phía Bắc. Với ý nghĩa của từ “Then” là “trời. Việc hát then còn mang mong muốn cầu mong những điều tốt đẹp từ thiên nhiên, từ ông trời. Tại đa số các huyện ở Bắc Kạn, hát then xuất hiện ở mọi dịp lễ hay sự kiện quan trọng như các ngày lễ tết, những dịp cầu mưa, cầu mùa, cầu yên hay là cấp sắc,...Người dân nơi đây sẽ kết hợp hát then với những nghi lễ lâu đời như đàn tính, thẻ âm dương.

  1. Thực trạng của nghệ thuật hát then hiện nay

Ta có thể tìm kiếm loại hình nghệ thuật này tại tỉnh Bắc Kạn. Ở vùng đất này có đến hơn 70% người dân tộc Tày và Nùng sinh sống. Không chỉ là cách giải trí mà hát then còn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Với những gia đình khá giả, họ còn mời những đoàn hát then đến biểu diễn trong mỗi dịp cầu tài lộc, cầu bình an. Theo thống kê tại xã Yên Cư có đến hơn 20% hộ gia đình trên toàn xã thường mời các nghệ nhân hát then về để biểu diễn cho dịp đầu xuân năm mới. Chính những điều đó là minh chứng cho sự quý giá của nghệ thuật hát then. Những nghệ nhân hát then được mọi người trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn vẫn còn mang đậm nét truyền thống. Chính cách duy trì như một thói quen này sẽ là cách bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát then tốt nhất. Khi nghệ thuật tạo ra kinh tế sẽ có nhiều người học tập và phát triển loại hình đó hơn.

Dù cho kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng người dân Bắc Kạn đã sử dụng nhiều cách để bảo tồn bộ môn nghệ thuật này như thường xuyên sưu tầm, dàn dựng lại và biểu diễn hát then ở nhiều nơi. Từ những huyện thành lớn đến những vùng xã nhỏ, chính quyền Bắc Kạn đều nỗ lực mang buổi biểu diễn hát then đến tận nơi để tính phổ cập của loại hình này rộng rãi hơn. Nó không chỉ là một loại hình nghệ thuật khó với mà sẽ sống cùng đời sống văn hóa của toàn bộ quần chúng nhân dân.

Nhưng thực tế khi xã hội phát triển, con người có nhiều lựa chọn hơn về mặt giải trí thì những nghệ thuật cổ xưa sẽ càng khó tiếp cận giới trẻ ngày nay hơn. Nguy cơ làn điệu hát then dần bị mai một nếu không sớm có cách tiếp cận và lưu giữ mới.

  1. Tầm quan trọng 

Từ những thực tế trên, ta có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật hát then với đời sống văn hóa người dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng và toàn thể đất nước ta nói chung. Bởi đây không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần mà còn là đời sống tâm linh mang lại bình an, may mắn, kinh tế cho người dân. 

Hát then đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Đây không chỉ là sự tự hào cho người dân Bắc Kạn mà còn là sự công nhận của toàn nhân loại với loại hình nghệ thuật này. Chính vì vậy, bảo tồn và phát triển hát then không chỉ là nhiệm vụ của những người nghệ nhân hiện nay mà còn là nhiệm vụ của cả một tỉnh thành, cả một dân tộc. Bảo tồn được các loại hình nghệ thuật truyền thống vừa tăng tính đa dạng trong văn hóa dân tộc vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

  1. Kết luận

Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát then là điều không chỉ người dân mà toàn tỉnh Bắc Kạn cần đặc biệt quan tâm và tìm hướng giải quyết. Tất nhiên đây không phải là một vấn đề đơn giản mà ngày một ngày hai có thể xử lý. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả này sẽ cần sự phối kết hợp của các bộ ban ngành với toàn thể người dân địa phương. Các quảng bá nghệ thuật cũng là một cách quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nếu quảng bá liên tục, rộng rãi sẽ có tác động nhanh chóng đến giới trẻ - những người nhanh nhạy nhất với thông tin mới, công nghệ mới.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2.2 Bài viết tham khảo 2

Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

  1. Khái niệm:

Tác phẩm văn học sử thi là một tác phẩm tự sự có quy mô lớn mang tính tổng quát của cả một dân tộc. Hầu như tất cả các tác phẩm sử thi đề sử dụng vần, nhịp và ngôn ngữ hào hùng cùng với những hình tượng nghệ thuật hoành tráng để kể về những biến cố trong lịch sử của người dân thời đó, của dân tộc đó. Hiện nay ở nước ta vẫn còn những dân tộc thiểu số giữ được kho tàng sử thi có giá trị vô giá về mặt lịch sử của dân tộc mình.

  1. Đặc điểm tiêu biểu

Nội dung chủ yếu của thể loại sử thi để kể về những sự kiện trọng đại trong lịch sử của cộng đồng hoặc dân tộc đó. Tất cả sẽ thể hiện được cả về đời sống văn hóa lẫn lịch sử và sự phát triển hình thành của cộng đồng đó qua từng giai đoạn khác nhau.

Nghệ thuật tiêu biểu của thể loại này là cách lựa chọn nhân vật và tình tiết lịch sử. Tác giả dân gian thường chọn nhân vật là anh hùng lịch sử, người có công lao lớn với cộng đồng dân tộc đó. Tác phẩm sử thi thường không có mốc thời gian rõ ràng mà lựa chọn mốc thời gian trong quá khứ xa xôi mờ hồ. Vì gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển và biến cố của dân tộc nên thường địa điểm diễn ra tác phẩm sẽ ở chiến trường. Cùng với giọng văn hào hùng mà thành kính thiêng liêng, thể loại sử thi sử dụng thêm rất nhiều các yếu tố ca dao tục ngữ cổ cùng với ngôn ngữ dân gian.

  1. Phân loại

Thể loại sử thi có thể chia thành ba phân loại: Sử thi anh hùng dân gian, sử thi cổ điển và sử thi anh hùng. Xuất hiện đầu tiên cũng như là sử dụng mốc thời gian từ xa xưa nhất phải kể đến sử thi anh hùng dân gian. Đây là phân loại thường sử dụng nhân vật chính là các vị thần tiên có thêm tính tưởng tượng hoang đường. Các anh hùng ở thể loại này không còn là người trần mắt thịt với những sức mạnh là vũ khí cơ bản nữa mà sẽ là những vị anh hùng mang theo năng lực siêu nhiên có thể dời sông lấp biển. Đó sẽ là câu chuyện về việc chiến đấu với quái vật, tạo lập trời đất, tạo ra con người với vạn vật hay những câu chuyện trả thù cho cả một dân tộc.

Đến với sử thi cổ điển, các nhân vật được lựa chọn vẫn là những anh hùng nhưng đã thực tế hơn. Đó có thể là thủ lĩnh lãnh đạo cả một dân tộc, bộ lạc hay các chiến binh đứng lên bảo vệ gia đình xóm làng. Khi này, đối thủ họ phải chiến đấu sẽ là giặc ngoại xâm, những kẻ xâm lược đến địa phận lãnh thổ dân tộc hay cả những kẻ ngoại bang dị giáo với mục đích phá hoại nền văn hóa của họ. Mốc thời gian ở sư thi cổ điển có phần rõ ràng hơn không còn từ thuở xa xưa sáng tạo ra trái đất mà là khoảng thời gian khó khăn hoặc huy hoàng của một dân tộc. Tuy không có năm tháng cụ thể nhưng vẫn gần với hiện tại hơn là thể loại sử thi anh hùng dân gian. Cốt truyện của thể loại này khá dễ nhận ra khi ta thường thấy hai bộ tộc, hai đất nước chiến đấu với nhau và thường bên thắng sẽ là phía bị xâm lược. Những nội dung này khá dễ thấy trong thực tế lịch sử của các dân tộc trên thế giới. Cuộc chiến giữa các dân tộc nổ ra do quyết định và quyền lực của các vị vua chúa. 

Thể loại sử thi anh hùng có thể nói là phân loại xuất hiện gần đây nhất. Tác phẩm thuộc thể loại này sẽ là những bản anh hùng ca với những tác phẩm lớn của thế giới thể hiện được tầm quan trọng thay đổi vận mệnh một đất nước hay cả thế giới. Ở thể loại tính cá nhân hóa sẽ cao hơn và là công cụ để thể hiện quan điểm của toàn dân tộc. Những bản trường ca này nhấn mạnh đến những người anh hùng dám vùng lên chống lại chế độ ác độc áp bức toàn dân tộc trong khoảng thời gian dài. Họ sẽ có suy nghĩ riêng, niềm tin hy vọng bảo vệ dân tộc, tìm kiếm lại sự tự do hòa bình không chỉ cho bản thân mà là cả dân tộc mình đang sinh sống.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết trên chính là Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ. Qua bài viết này, các em sẽ có thêm kiến thức về cách sử dụng và tác dụng của các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ trong một tác phẩm văn học.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990