img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Tác giả Hoàng Uyên 10:41 16/01/2024 13,256 Tag Lớp 10

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 10 tập 2 để nắm rõ được cách thức viết bài nghị luận, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: Ngữ liệu tham khảo: 

1.1 Câu 1 trang 19 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Ngữ liệu ở trên là một bài viết hoàn chỉnh hay là trích đoạn? Dựa vào đâu để có thể nhận định như vậy?

Lời giải chi tiết:

- Ngữ liệu được cung cấp ở trên là một trích đoạn.

- Dấu hiệu để nhận biết: đầu bài viết có xuất hiện thêm kí hiệu [...].

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Câu 2 trang 19 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Hãy xác định luận điểm được nêu ở trong ngữ liệu.

Lời giải chi tiết:

Luận điểm đã được nêu ở trong ngữ liệu bao gồm:

+ Hình ảnh về mây và sóng đã ẩn dụ cho hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy những điều hấp dẫn.

+ Biện pháp tu từ được sử dụng là điệp ngữ đã có tác dụng trong việc thể hiện được hình ảnh ở đoạn cuối của bài thơ Mây và sóng.

+ Nhân vật trữ tình ở trong bài thơ chính là một em bé vô cùng đáng yêu với trái tim tràn đầy những yêu thương, trí tưởng tượng vô cùng phong phú và giàu óc sáng tạo.

1.3 Câu 3 trang 19 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Luận điểm đó đã được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?

Lời giải chi tiết:


Luận điểm


Lí lẽ, bằng chứng


Hình ảnh mây và sóng đã ẩn dụ cho hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng tràn đầy hấp dẫn.


- Gợi liên tưởng tới những thế giới đầy xa xôi, hư ảo, huyền bí, những cám dỗ ở trên đời,...
- Biện pháp ẩn dụ được sử  dụng “buổi sớm mai vàng” (the golden dawn) đã mở ra một khoảng không gian to lớn, tràn ngập ánh sáng của mặt trời đầy rực rỡ, lấp lánh.
- Miêu tả một vầng ở trăng trong thế giới của những người ở trên mây là “vầng trăng bạc” (the silver moon) → vẻ đẹp đầy mỹ lệ hóa của vầng trăng.


Biện pháp tu từ điệp ngữ đã có tác dụng trong việc thể hiện nên hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.


- Điệp từ con vừa khẳng định được vai trò chủ thể của nhân vật em bé, cũng vừa gợi được cảm giác về sự hiếu động, lanh lợi, nhanh nhẹn của em ở trong những trò chơi.
- Điệp từ lăn đã gợi hình ảnh một em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi ở bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm và che chở cho con.


Nhân vật trữ tình ở trong bài thơ là một em bé vô cùng đáng yêu với trái tim tràn tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng rất phong phú và giàu óc sáng tạo.


- Những câu hỏi của em bé là hỏi về mây và sóng thể hiện được niềm yêu thích khi được vui chơi, tình yêu về thiên nhiên, khát vọng được đặt chân đến với những thế giới xa xôi, huyền bí để có thể khám phá.
- Em bé từ chối lời mời của những người ở trên mây, trong sóng vì em cũng biết rằng mẹ rất yêu thương em, muốn em ở bên cạnh và em cũng muốn giống như vậy.

1.4 Câu 4 trang 19 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Nêu tác dụng của câu cuối ở trong ngữ liệu.

Phương pháp giải:

Chú ý câu cuối ở trong ngữ liệu.

Lời giải chi tiết:

- Câu cuối ở trong ngữ liệu: “Lời của em đã nói hộ tấm lòng của mỗi chúng ta đối với mẹ của mình: Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai dâng? (ca dao); Mẹ già ở chốn lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (ca dao).

- Câu cuối ở trong ngữ liệu có tác dụng là:

+ Tình cảm của nhân vật em bé ở trong bài thơ là tình cảm mang tính bao quát lên tất cả con người, tình cảm của những ai có mẹ đối với mẹ mình.

+ Mở rộng liên tưởng, cho thấy được sự gần gũi giữa tình cảm của em bé ở trong bài thơ đối với mẹ và tình cảm mẫu tử đã được thể hiện trong ca dao người Việt.

+ Thấy được tình cảm mà nhân vật em bé dành cho người mẹ của mình.

+ Như một lời răn dạy về sự hiếu thảo đối với người có công lao sinh thành, nuôi dưỡng là cha mẹ.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức Ngữ Văn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: Thực hành viết 

2.1 Đề 1: Phân tích, đánh giá tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh. 

Lập dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật ở bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

B. Thân bài

a. Chủ đề

     Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc, những rung động ở tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

b. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

* Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” → mang đậm một hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” → đã gợi liên tưởng lên cho người đọc về một màu vàng ươm, hương thơm đầy nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra vào những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong trời “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp cùng từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi nên được những bước đi chầm chậm khi sang của mùa thu.

* Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào trời thu

- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy giờ không còn vội vã, giống như muốn đi chậm lại để có thể tận hưởng được những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông được miêu tả thì những đàn chim lại đang hối hả bay đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để có thể tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để có thể miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây đã được đặt ngang ở trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi nên được sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động của mây.

* Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về một cuộc đời

- Các từ ngữ như: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ cũng được dùng rất hay để có thể miêu tả về thời gian và sự xuất hiện của các sự vật khi nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách gặp phải ở trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người đã từng trải, được tôi luyện qua bao những gian lao, thử thách khó khăn của cuộc đời.

C. Kết bài: Khẳng định lại lần nữa giá trị của bài thơ.

Bài viết chi tiết

Mùa thu mang trong mình sự lãng mạn và trữ tình của mình, luôn là nguồn cảm hứng không ngừng cho rất nhiều những nghệ sĩ. Hữu Thỉnh là một nhà văn có quãng thời gian sinh sống và làm việc trong quân đội, ông đã sử dụng lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng để làm sống lại khung cảnh mùa thu trong tâm trí người đọc. Những cảm xúc bâng khuâng và vấn vương trước vẻ đẹp của đất trời được ông miêu tả lại một cách tinh tế, như một nét điểm xuyết cho mùa thu đầy quen thuộc, nhưng cũng chứa đựng những điều mới lạ. Bằng sự sáng tạo và tinh tế trong ngôn từ, Hữu Thỉnh đã tạo nên một bức tranh Sang thu không chỉ quen thuộc mà còn chứa nhiều sự mới mẻ, đầy ý nghĩa.

Sang thu được viết với đề tài xoay quanh vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu, kết hợp với cảm xúc và những cảm xúc tinh tế của tâm hồn con người trước khung cảnh mênh mông trong những ngày cuối hạ. Bức tranh được vẽ bởi tác giả không chỉ là mô típ thiên nhiên mùa thu mà còn là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật, sự sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, những hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa. Tất cả những yếu tố này hỗ trợ làm nổi bật chủ thể trữ tình được đề cập trong bài, tạo nên một bức tranh mùa thu phong phú và sâu sắc.

Trái ngược với cách Xuân Diệu sử dụng sắc màu "mơ phai" của lá để tượng trưng cho sự chuyển mùa từ hạ sang thu, Hữu Thỉnh lại chọn hương thơm quen thuộc của "hương ổi" làm phương tiện để thể hiện cảm nhận của mình về thời điểm này. Dòng thơ "Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se" không mô tả mà tạo cảm giác hứng khởi, kích thích sự liên tưởng của độc giả về màu sắc và mùi hương của "hương ổi". Động từ mạnh mẽ "phả" như một cử chỉ mạnh mẽ, tỏa ra thành một luồng vào không gian. Tác giả không chỉ mô tả về hình ảnh, mà còn kích thích giác quan và ý nghĩa, tạo ra một trải nghiệm đa chiều cho người đọc về sự tràn ngập và tươi mới của mùa thu.

Dấu hiệu tiếp theo của sự chuyển mùa là hình ảnh sương thu, khi "Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về." Tác giả tận dụng hình ảnh của làn sương mơ hồ, chầm chậm đi qua con ngõ như một cách nhân hóa để mô tả những bước đi thơ mộng của mùa thu khiến nó trở nên quyến rũ. Việc sử dụng từ ngữ độc đáo như "chùng chình" và cặp vần "se" và "về" tạo ra những nhịp thơ nhẹ nhàng, mộng mơ, chính xác như cảm giác mà mùa thu mang lại. Khổ thơ đầu tiên không chỉ là sự mô tả hình ảnh mà còn là sự trải nghiệm đa giác quan, tạo ra một không khí thanh bình và đặc trưng của mùa thu tại quê nhà

Không gian nghệ thuật của bức tranh thiên nhiên khi Sang thu được mở rộng, ở những điểm như chiều cao, độ rộng của bầu trời với hàng ngàn cánh chim bay và đám mây trôi lững lờ, ở chiều dài của dòng sông thông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

Nước sông tiết trời mùa thu trên miền đất Bắc hiện lên với màu sắc trong xanh, êm đềm và tràn đầy, tạo nên một hình ảnh "dềnh dàng". Dòng sông trôi chậm, như đang cố ý chảy chậm đi để ta có cơ hội cảm nhận hết vẻ đẹp của thiên nhiên trong tiết trời thu. Trong trạng thái "dềnh dàng" ấy đối lập là sự "vội vã" của những đàn chim đang hướng về phương Nam để tránh rét. Hình ảnh những đàn chim bay nhanh khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã mô tả trong bài thơ Thu vịnh: "Một tiếng trên không ngỗng nước nào?". Dòng sông êm đềm, cánh chim le lói, và đám mây mùa thu, tất cả đều được nhân hóa, tạo nên bức tranh sống động về vẻ đẹp thuần khiết của mùa thu. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để mô tả đám mây. Những đám mây, như được đặt ngang trên bầu trời, rơi thẳng xuống, tạo nên hình ảnh tinh nghịch, dí dỏm, và chủ động. Bốn câu thơ đã chi tiết hóa những sự thay đổi tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi hình ảnh đều mang một đặc trưng riêng, nhưng tất cả cùng hòa quyện, làm cho bức tranh mùa thu trở nên phong phú và đầy thi vị.

Dư âm của mùa hạ vẫn hiện hữu: là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Nhưng tất cả đã trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng hơn, không còn sự bất ngờ và gắt gỏng như trước. Đồng thời, qua những cảm nhận tinh tế, tác giả chia sẻ những suy ngẫm về cuộc sống, nhấn mạnh thông điệp của mình qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Những hiện tượng thiên nhiên như nắng, mưa, sấm trong thời điểm chuyển mùa từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ "vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ" mô tả thời lượng và sự hiện hữu của các yếu tố này, như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như vẫn còn níu giữ, và những hiện tượng thiên nhiên đó vẫn vương vấn trên hàng cây và đất trời. Nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời khi nhìn vào cảnh vật giao mùa. "Sấm" và "hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang Thu". Nắng, mưa, sấm là biến động của thiên nhiên, mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, khó khăn trong cuộc đời. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã trải qua nhiều gian khổ, khó khăn và được tôi luyện.

Sang thu là một tác phẩm thơ hay, xuất sắc của tác giả Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy ở trong những vần thơ tươi đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ đã không sử dụng bút màu vẽ nên được những nét đẹp trời thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả tuy ít mà gợi mở nhiều nhưng tác giả cũng đã làm hiện lên được cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy chất thi vị.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé! 

2.2 Đề 2: Phân tích, đánh giá tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt 

Lập dàn ý:

Sắp xếp lại các ý đã tìm thành một dàn ý hoàn chỉnh. Phần thân bài cần:

- Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm lớn.

Thân bài của bài phân tích gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm với mục đích là phân tích, đánh giá kỹ hơn về chủ đề. Một luận điểm với mục đích phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của những nét nghệ thuật đó (gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện được chủ đề chính của tác phẩm. Ví dụ: dàn ý cho bài nghị luận về tác phẩm thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có thể được sắp xếp như dưới:

Luận điểm thứ nhất: Những nét đặc sắc ở trong hình thức nghệ thuật trữ tình của tác phẩm thơ Bếp lửa

- Nét đặc sắc thứ nhất: sáng tạo nên hình ảnh bếp lửa (lí lẽ và bằng chứng).

- Nét đặc sắc thứ hai: chuyển hóa được hình ảnh bếp lửa từ nghĩa đen sang nghĩa bóng (lí lẽ và bằng chứng).

- Nét đặc sắc thứ ba: về giọng điệu trữ tình (lí lẽ và bằng chứng).

Luận điểm thứ hai: Chủ đề về tình bà cháu đã được khơi sâu và làm mới ở trong Bếp lửa.

- Xác định chủ đề của tác phẩm: tình bà cháu.

- Phân tích đánh giá: chủ đề này tuy là quen thuộc nhưng vẫn vô cùng sâu sắc, mới mẻ, nhờ các sáng tạo ở trong nghệ thuật của tác giả (lí lẽ và bằng chứng).

+ Nêu rõ được những ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc được sử dụng trong tác phẩm.

+ Làm sáng tỏ được các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn thêm các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu ở trong tác phẩm.

Bài viết chi tiết: 

Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng xa nhà để học tập, vẫn trữ trong tâm hồn những ký ức da diết về quê hương. Hình ảnh khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng với hình ảnh người bà tận tả, chăm sóc cháu từ sớm, tạo nên những dấu ấn đẹp đẽ của tuổi thơ. Tất cả những kí ức ấy được tác giả ghi lại một cách tinh tế và sâu sắc trong bài thơ "Bếp Lửa".

"Bếp lửa" là một trong những tác phẩm nổi bật trong tập thơ "Hương cây, bếp lửa," được in và xuất bản chung với nhà thơ Lưu Quang Vũ. Đây có thể coi là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ Bằng Việt. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1963, thời điểm ông đang theo học tại Liên Xô.

Mở đầu của bài thơ là hình ảnh một ngọn lửa đang bập bùng cháy, ngọn lửa thực mà cũng chất chứa biết bao nhiêu ý nghĩa:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Một bức tranh giản dị và cực kỳ quen thuộc hiện lên trước mắt độc giả. Ngọn lửa bập bùng cháy, đưa người đọc trở về những kí ức sâu đậm của người cháu, tình cảm biết ơn sâu sắc đối với người bà. Hai từ "ấp iu" mở ra hình ảnh đôi bàn tay tảo tần của bà, từng ngày chăm sóc cho ngọn lửa, thức dậy sớm, và chuẩn bị từng bữa ăn cho cháu. Những hình ảnh này khiến cảm xúc thương yêu vô tận của người cháu dành cho bà bộc lộ rõ nét và mãnh liệt:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” .

Rồi sau đó, những ký ức bi thương ùa về trong tâm hồn nhà thơ, là những trải nghiệm không thể phai nhòa. Nói về một thời kỳ đói kém đau lòng, đã cướp đi sinh mạng của vô số người dân Việt Nam.:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Trong thời kỳ đói nghèo, khi hàng loạt người mất mạng vì đói, bà vẫn là tấm gương kiên cường, không ngừng lao động sớm tối. Dù chỉ có củ khoai và củ sắn, bà cũng dành trọn cho cháu, giúp đứa trẻ vượt qua cảm giác đói cồn cào. Nỗi kinh hoàng của thời kỳ đói kém vẫn hiện hữu sâu trong tâm trí nhà thơ, và ký ức về mùi cay của khói đun nấu chỉ là một phần nhỏ của cảm xúc đau lòng. Mỗi giọt nước mắt chảy xuống không chỉ là vì những khó khăn bà phải đối mặt mà còn là biểu hiện của tình yêu thương và lòng biết ơn với tấm lòng của bà dành cho cháu. Bà, như một chiếc khiên, bảo vệ và chở che cho cháu vượt qua mọi khó khăn, nhưng cảm giác cay đắng và nước mắt ân tình vẫn hiện hữu mỗi khi nhớ lại những thời kỳ khó khăn đó.

Tám năm xa cha mẹ, Bằng Việt đã sống cùng người bà, cũng là tám năm bà bên cháu để bảo ban, nuôi dạy được cháu nên người:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Câu thơ như một bức tranh tường tả đời sống, cảm xúc của tác giả, một lời kể chân thật và chân thành. Trong đó, "bà-cháu" là biểu tượng cho mối liên kết, tình cảm mạnh mẽ giữa tác giả và bà. Bằng cách sắp xếp từ ngữ, tác giả vinh danh đóng góp quan trọng của bà trong việc dạy dỗ, hướng dẫn cháu trở thành người ngay thẳng ngoài xã hội. Đây không chỉ là sự kể chuyện mà còn là biểu hiện của lòng biết ơn sâu sắc và tôn kính tuyệt vời của tác giả dành cho bà, người đã là người cha, người mẹ thứ hai của cháu. Mỗi từ, mỗi câu thơ đều là lời ca ngợi tình cảm và lòng hiếu kính sâu sắc của tác giả đối với người bà truyền đạt điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

Khung cảnh chiến tranh trong khổ thơ tiếp theo trở nên kinh hoàng, với làng quê bị giặc đốt cháy, biến thành đống tro tàn. Tuy nhiên, trong thảm họa đó, bà không chấp nhận khuất phục, mà vẫn giữ vững tinh thần kiên cường. Dưới sự giúp đỡ của hàng xóm, bà đã hỗ trợ xây dựng lại những tổ ấm, nơi cháu cháu có thể trú mưa, trú nắng. Đối mặt với lo lắng của con cái đang công tác ở chiến khu, bà không chỉ là người mẹ mạnh mẽ mà còn là người bảo vệ tinh thần. Lời dặn dò của bà trước Bằng Việt: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” không chỉ là tâm sự quan tâm mà còn chứa đựng tinh thần hy sinh cao cả của người mẹ Việt Nam anh hùng.

Không chỉ chăm lo, bảo ban cháu, bà còn nhóm lên ở trong tâm hồn cháu những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Trong khổ thơ, điệp từ nhóm vang lên bốn lần đã tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm cúng, và đầy tình yêu thương. Bếp lửa không chỉ là nơi cháu học được cách chia sẻ và yêu thương, mà còn là nguồn động viên giúp cháu nuôi mơ ước và khát vọng. Bằng Việt thể hiện lòng biết ơn khi nói: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”, nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của bếp lửa, cũng như tình yêu thương và sự hi sinh của bà trong cuộc đời của cháu. Dù đã rời xa quê hương, nhưng ngọn lửa tình thương của bếp lửa vẫn đi theo cháu, hỗ trợ cháu vươn đến thành công trong cuộc hành trình tương lai. Dù cuộc sống mang lại những trải nghiệm mới, cháu vẫn giữ nguyên hình ảnh ấm áp và những giá trị mà bà đã truyền đạt, tự nhắc nhở mình về tình yêu thương và tấm lòng biết ơn nhưng vẫn chẳng lúc nào có thể quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Nhờ vào ngôn từ giản dị và cảm xúc sâu sắc, Bằng Việt đã thành công trong việc truyền đạt lòng biết ơn sâu đậm đối với người bà. Bài thơ không chỉ là một bức tranh sinh động về tình cảm gia đình mà còn là một lời nhắc nhở cho chúng ta về giá trị và ý nghĩa của gia đình. Thông điệp về việc trân trọng và nâng niu những mảnh đời quan trọng nhất trong cuộc sống đồng thời làm cho độc giả lưu giữ lại ấn tượng và suy ngẫm về giá trị thực sự của tình thân.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình Chân trời sáng tạo 10 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo: 

Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 sách chân trời sáng tạo 10 tập 1

Soạn bài Nắng mới

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990