img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Yêu và đồng cảm sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:51 27/12/2023 1,310 Tag Lớp 10

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải nói đến quan niệm về chân, thiện, mỹ của nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định đồng cảm là phẩm chất phải có ở người nghệ sĩ . Cùng VUIHOC tìm hiểu kỹ hơn tác phẩm thông qua Soạn bài Yêu và đồng cảm sách kết nối tri thức ngay nhé!

Soạn bài Yêu và đồng cảm sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Yêu và đồng cảm: Trước khi đọc 

1.1 Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào? 

Lời giải chi tiết:

- Sự đồng cảm chính là sự đồng điệu ở trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những niềm vui nỗi buồn của người khác, đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và cảm thông với họ.

- Khi bày tỏ sự đồng cảm với những người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm từ một ai đó, tôi cảm thấy vô cùng vui sướng và hạnh phúc, tâm trạng sẽ trở nên tốt hơn và thoải mái hơn.

1.2 Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, ...)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Lời giải chi tiết:

- Học sinh hãy tự nhớ về những cảm xúc của bản thân lúc đọc một tác phẩm nghệ thuật.

Gợi ý:

- Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật nào đó, sẽ có sự đồng điệu và đồng cảm với tác giả, thấu hiểu được quan niệm nghệ thuật của tác giả.

- Lý do có sự đồng cảm chính là vì tôi hiểu được nội dung của tác phẩm, thấu hiểu được những suy nghĩ và thông điệp mà tác giả đang muốn truyền tải, có sự đồng điệu về mặt cảm xúc với tác giả.

2. Soạn bài Yêu và đồng cảm: Trong khi đọc

2.1  Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Lời giải chi tiết:

Ấn tượng khi em đọc câu chuyện mở đầu của bài viết:

- Cảm thấy hứng thú và tò mò về nội dung của bài viết.

- Câu chuyện về cậu bé đã gợi ra sự đồng cảm với cách suy nghĩ của cậu bé.

- Ấn tượng về một cách mở đầu của bài viết vô cùng thú vị và hấp dẫn bạn đọc.

2.2  Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Lời giải chi tiết:

Tác giả phục cậu bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn thấy cảm phục trước tấm lòng đồng cảm của cậu bé. Cậu bé ấy luôn chăm chỉ xếp đồ vì cậu cảm thấy đồng cảm với chúng, hòa mình với suy nghĩ và cảm xúc của những đồ vật và xếp chúng vào đúng vị trí của mình.

2.3  Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Lời giải chi tiết:

Góc nhìn riêng về sự vật và cụ thể là về gốc cây của những nghề nghiệp khác nhau đó là: 

- Nhà khoa học sẽ nhìn vào tính chất cũng như trạng thái của gốc cây.

- Bác làm vườn thì lại nhìn vào sức sống của cây.

- Còn chú thợ mộc lại nhìn vào chất liệu tốt hay kém của gốc cây.

- Anh họa sĩ sẽ nhìn vào dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần là thưởng thức dáng vẻ của cây.

2.4  Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

Lời giải chi tiết:

Lòng đồng cảm chính là một phẩm chất không thể nào thiếu của người nghệ sĩ, bởi vì:

- Người nghệ sĩ cần sự đồng điệu và đồng cảm với đối tượng mới có thể tạo ra được một tác phẩm xuất sắc.

- Người nghệ sĩ với lòng đồng cảm thì những tác phẩm của người đó khi tạo ra sẽ có hồn hơn và dễ dàng chạm đến người khác hơn.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2.5  Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm đã được biểu hiện như sau:

- Người nghệ sĩ phải đồng cảm với vạn vật, từ sinh vật tới phi sinh vật, từ động vật tới thực vật.

- Mọi vật đều có linh hồn riêng nên cần phải nhìn và cảm nhận chúng từ sâu bên trong tâm hồn mình.

- Đặt mình vào chính đối tượng đó, cảm nhận đồng thời trải nghiệm cảm xúc của đối tượng đó để có lòng đồng cảm và đồng điệu ở trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

2.6  Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Lời giải chi tiết:

Người sáng tạo nghệ thuật đã học được từ trẻ em về sự đồng cảm với vạn vật như chó, mèo hay hoa cỏ,... Trẻ em nhìn thế giới bằng sự hồn nhiên và trong sáng; thường để ý tới những việc mà ít ai chú ý và khám phá được rất nhiều điều thú vị.

3. Soạn bài Yêu và đồng cảm: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức 

Tìm trong văn bản những đoạn và những câu nói đến trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều tới trẻ em và tuổi thơ như thế?

Lời giải chi tiết:

- Những đoạn văn nói đến trẻ thơ và tuổi thơ là đoạn 1, 5, 6

- Những câu nói về trẻ thơ:

+ Trẻ em phần lớn đều rất giàu lòng đồng cảm

+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với mọi sự vật như chó mèo, hoa cỏ hay chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng của chúng chân thành mà tự nhiên hơn so với nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý tới những việc mà người lớn không chú tâm tới, phát hiện ra những điểm mà người lớn cũng chẳng thể phát hiện được.

+ Bản chất của trẻ em chính là nghệ thuật

+ Tuổi thơ quả là một thời hoàng kim trong đời người

- Tác giả nhắc nhiều tới trẻ em và tuổi thơ như thế nhằm nhấn mạnh về nghệ thuật thông qua cái nhìn của trẻ em thì nghệ thuật chân thật và chân chính nhất, còn tuổi thơ là lúc mà chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được tư vị của cái đẹp

3.2 Câu 2 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Mặc dù không ít lần nói đến danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn nói đến không chỉ bó hẹp ở phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào ở trong văn bản đã giúp bạn nhận ra được điều đó? 

Lời giải chi tiết:

- Tác giả không chỉ đề cập ở phạm vi hội hoạ mà nói đến danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ ra những người làm nghệ thuật nói chung. 

- Một số câu để chứng minh:

+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể được coi là một thế giới đại đồng và bình đẳng. Tấm lòng của người nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều rất đồng cảm và nhiệt thành. 

+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có một nhân cách vĩ đại

+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu lại vào tâm trí của những người nghệ sĩ. 

+ Đoạn 5: Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài có chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn luôn giữ được lòng đồng cảm đáng quý của nó. Những người đó chính là nghệ sĩ

3.3 Câu 3 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Xác định nội dung trọng tâm trong từng phần đã được đánh số của văn bản và đánh giá về sự liên kết giữa các phần.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung của từng đoạn như sau:

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về cậu bé với tấm lòng đồng cảm với mọi vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng biệt về sự vật của những người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm chính là một phẩm chất vô cùng quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong những sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em chính là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào trong một tác phẩm nghệ thuật

- Nội dung giữa các phần có mối liên hệ vô cùng gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề để khơi gợi nên vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu ra vấn đề cần bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 sẽ nêu vai trò của sự đồng cảm trong việc sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 nói về những biểu hiện của sự đồng cảm ấy. Đoạn 5,6 chứng minh được sự đồng cảm trong nghệ thuật đã biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em và tuổi thơ

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.4 Câu 4 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Tác giả đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng nào nhằm khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật?

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm rộng lớn như vậy mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn sẽ không thể nào trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì cùng lắm cũng chỉ là một thợ vẽ mà thôi. 

- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đã đưa tấm lòng của mình về trạng thái hồn nhiên như đứa trẻ nhỏ để miêu tả về trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào với biểu cảm đau khổ của người ăn mày nhằm khắc hoạ ăn mày.

- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm vô cùng bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được một sức mạnh tinh thần phong phú lại dư dật.

- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để có thể đồng điệu với anh hùng thì không thể nào mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để có thể hoà nhập cùng thiếu nữ thì không thể khắc hoạ được thiếu nữ

3.5 Câu 5 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Tác giả đã phát hiện ra được những điều tương đồng gì giữa trẻ em với người nghệ sĩ? Sự khâm phục và trân trọng trẻ em của tác giả đã được hình thành trên cơ sở nào?

Lời giải chi tiết:

- Điểm tương đồng giữa trẻ em với người nghệ sĩ chính là giàu lòng đồng cảm. 

- Sự khâm phục và trân trọng trẻ em của tác giả đã được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện ra “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người một cách hết sức tự nhiên mà còn đồng cảm với tất cả sự vật như chó mèo, hoa cỏ hay chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên khi trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên nhìn cây cỏ, hồn nhiên chơi với những con búp bê, tấm lòng nhìn chung chân thành mà lại tự nhiên hơn người nghệ sĩ nhiều.

3.6 Câu 6 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Theo bạn, nếu không có đoạn kể về cậu bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phần 1, sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng thế nào? 

Lời giải chi tiết:

- Nếu không có đoạn kể về cậu bé giúp tác giả sắp xếp lại đồ đạc trong phần một, người đọc sẽ không thể nào kết nối được mối liên hệ giữa trẻ em với nghệ thuật được tác giả đặt ra ở trong văn bản. Câu chuyện chính là tiền đề giúp bạn đọc nhận ra trẻ em thật giàu lòng đồng cảm và bản chất của trẻ em chính là nghệ thuật. Vì vậy, nếu không có câu chuyện mở đầu, văn bản cũng sẽ bị giảm đi sức hấp dẫn và sức thuyết phục

3.7 Câu 7 trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung của văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu ra lý do khiến cho nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Lời giải chi tiết:

- Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói ấy đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong việc sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” chính là cái nhìn tươi trẻ, chân thật, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, thông qua lời nhận định, Xuân Diệu đã gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ cần phải luôn biết cách sáng tạo, đổi mới để không lặp lại những người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng con mắt chân thật nhất. 

4. Kết nối đọc viết trang 81 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Sự đồng cảm đã tạo nên vẻ đẹp gắn kết toàn thế giới. Hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 150 chữ) về chủ đề này

Lời giải chi tiết:

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ tựa như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là khi biết rung cảm trước những niềm vui nỗi buồn của người khác, là hiểu và cảm thông, luôn đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để có thể nhìn nhận vấn đề, từ đó cũng thể hiện được thái độ và sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ trái tim xui khiến và mách bảo chúng ta phải hành động, tạo ra sự sẻ chia cùng với người khác, san sẻ niềm vui và nỗi buồn, sẵn sàng có mặt lúc người khác cần đến mình, không vô cảm và thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không có sự ganh ghét, đố kị với thành công và hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm cũng như sự chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là khi chúng ta được nhận niềm vui; ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. Chính vì thế, trong cuộc sống, chúng ta không được tự cô lập bản thân trong một thế giới riêng nhỏ bé của riêng mình. Hãy mở rộng tấm lòng và chia sẻ với những người khác về niềm vui, nỗi buồn, học tập cách lắng nghe, đồng cảm và giúp đỡ mọi người trong lúc họ gặp khó khăn. Khi ấy, ta sẽ cảm thấy yêu đời và yêu người nhiều hơn, cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết và ấm áp biết bao. Vì cuối cùng thì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Thông qua phần Soạn bài Yêu và đồng cảm sách kết nối tri thức, chúng ta có thể thấy rằng văn bản là sự khẳng định quan niệm của tác giả với lòng đồng cảm của người nghệ sĩ cũng như sự tôn trọng và ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các em sẽ tự rút ra bài học cho bản thân. Ngoài ra, nếu các em muốn học thêm về những tác phẩm văn học khác thuộc chương trình ngữ văn 10 nói riêng hay những kiến thức của môn học khác nữa, các em hãy truy cập ngay vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và cùng trải nghiệm cùng với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990