img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 09:24 11/01/2024 13,448 Tag Lớp 10

Đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 giúp các thầy cô đánh giá kiến thức các em học sinh đã học từ đầu kì 2 cho đến giữa kì 2 của môn Vật lý 10. Vì vậy để bổ trợ cho các em trong quá trình ôn tập, VUIHOC đã tổng hợp một số đề ki giữa kì 2 môn Vật lý 10 cùng đáp án chi tiết. Mời các em cùng theo dõi.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lý 10

Dưới đây là ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 tham khảo: 

STT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Số câu hỏi theo mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Năng lượng Năng lượng 1 1 2  
Công 1 1 2  
Bảo toàn năng lượng 1 1 2 1
Chuyển hóa năng lượng 1 1 1 1
2
 
Động lượng Động lượng 1 2 1 1
Định luật bảo toàn động lượng 1 1 2 1
Động lượng và năng lượng trong va chạm 1 1 1 1
Tổng số câu hỏi  7 8 11 5

Theo ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 tham khảo, đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Phần tự luận là các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Đăng ký ngay khóa học DUO mới nhất của VUIHOC để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia 

2. Một số đề thi giữa kì 1 môn Lý 10 và đáp án 

2.1 Đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 kết nối tri thức

a. Đề thi

b. Đáp án

1. A 2. D 3. C 4. C 5. A 6. B 7. A
8. A 9. A 10. B 11. A 12. A 13. A 14. A
15. C 16. C 17. B 18. C 19. B 20. A 21. A
22. D 23. B 24. A 25. A 26. C 27. B 28. C

Bài 1:

Đổi 1 phút 40 giây = 100 s 

Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật: F = P = mg = 10.10 = 100 N 

Vật chuyển động thẳng đều nên vận tốc của vật là: 

\large v=\frac{s}{t}=\frac{5}{100}=0,05m/s

Công suất trung bình của lực kéo là:

\large P=\frac{A}{t}=\frac{Fs}{t}=Fv=100.0,05=5W

Bài 2: 

Chọn mốc thế năng tại A 

Ta có m = 500 kg; g = 9,8 m/s2 ; h = 40 m. 

Thế năng của khối vật liệu tại B là: Wt = m.g.h = 500.9,8.40 = 1,96.105 (J) 

=> Công mà cần cẩu đã thực hiện là: A = Wt = 1,96.105 J.

Bài 3: 

Cơ năng của vật ở độ cao h1 là: W1 = mgh1 = 0,5.10.1,2 = 6 (J) 

Theo định luật bảo toàn cơ năng: W1 = W2 = W = 6 (J) 

Thế năng của vật ở độ cao h2 là: Wt2 = mgh2 = 0,5.10.1 = 5 (J) 

Động năng của vật ở độ cao h2 là: Wd2 = W −Wt = 6 − 5 = 1 (J) 
COMBO sổ tay môn Vật Lý tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!! 

2.2 Đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 chân trời sáng tạo

a. Đề thi

b. Đáp án

1. D 2. B 3. A 4. D 5. A 6. A 7. B
8. B 9. D 10. A 11. C 12. D 13. B 14. A
15. C 16. A 17. C 18. A 19. C 20. B 21. A
22. A 23. A 24. C 25. B 26. B 27. C 28. A

Bài 1: 

Gọi A là điểm thả vật, B là điểm có độ cao h và vận tốc v. 

Theo định luật bảo toàn cơ năng: 

\large w_{A}=W_{B}\Leftrightarrow m.g.h_{A}+\frac{1}{2}mv_{A}^{2}=m.g.h_{B}+\frac{1}{2}mv_{B}^{2}

Theo đề bài ta có: 

\large m.g.h_{B}=\frac{1}{2}mv_{B}^{2} ; v_{A}=0

\large \Rightarrow m.g.h_{B}=\frac{1}{2}mv_{B}^{2}=\frac{1}{2}m.g.h_{A}

\large \Rightarrow \left\{\begin{matrix} h_{B}=\frac{1}{2}h_{A}=90(m) & \\ v_{B}=\sqrt{g.h_{A}}=30\sqrt{2}& \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{h_{A}}{h_{B}}=2,12

Bài 2: 

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: \large \overrightarrow{p_{o}}=\overrightarrow{p_{1}}+\overrightarrow{p_{2}}\Rightarrow \overrightarrow{p_{o}} là đường chéo của hình 
bình hành tạo bởi \large \overrightarrow{p_{1}}; \overrightarrow{p_{2}}. Ta có hình vẽ: 

Từ hình vẽ ta có: \large p_{2}^{2}= p_{o}^{2}+p_{1}^{2}\Rightarrow (m_{2}v_{2})^{2}=(mv)^{2}+m_{1}v_{1})^{2}

\large \Rightarrow \left ( \frac{m}{2}v_{2} \right )^{2}=(mv)^{2}+\left ( \frac{m}{2}v_{1} \right )^{2}

\large \Rightarrow \left ( \frac{v_{2}}{2} \right )^{2}=(v)^{2}+\left ( \frac{v_{1}}{2} \right )^{2}

\large \Rightarrow v_{2}=500\sqrt{6}(m/s)

Bài 3: 

Công mà động cơ thực hiện khi cần cẩu nâng kiện hàng nặng 1000 kg lên cao 30 m: 

A = F.s = P.h = m.g.h = 1000.10.30 = 3.105 J 

Thời gian tối thiểu để thực hiện công đó với công suất của động cơ 15 kW là: 

\large t=\frac{A}{P}=\frac{3.10^{5}}{15.10^{3}}=20s

Nắm trọn kiến thức, các công thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Vật Lý thi THPT Quốc gia ngay!

2.3  Đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 cánh diều 

a. Đề thi

b. Đáp án

1. A 2. D 3. B 4. D 5. B 6. C 7. B
8. B 9. D 10. A 11. C 12. B 13. A 14. B
15. C 16. B 17. C 18. A 19. D 20. D 21. D
22. C 23. A 24. B 25. D 26. B 27. A 28. D

Bài 1: 

Chọn chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động của bình oxi. Xét trong hệ quy chiếu gắn với tàu, tổng động lượng ban đầu của hệ bằng 0.  

Sau khi người ném bình khí, tổng động lượng của hệ là: \large M\overrightarrow{V}+m\overrightarrow{v}

Ngoài không gian vũ trụ không có lực tác dụng nên hệ người - bình khí được coi là một hệ kín, nên động lượng của hệ được bảo toàn: 

\large M\overrightarrow{V}+m\overrightarrow{v}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{V}=\frac{-m}{M}\overrightarrow{v}

=> Người chuyển động về phía tàu ngược chiều với chiều ném bình khí và với tốc độ: 

\large V=\frac{m}{M}v=\frac{10}{75}.12=1,6(m/s)

Bài 2: 

Gia tốc chuyển đông của ô tô: 

\large a=\frac{v_{t}^{2}-v_{o}^{2}}{2s}=\frac{15^{2}-10^{2}}{2.250}=0,25(m/s^{2})

Áp dụng định luật II Newton ta có: \large \overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{F_{k}}+\overrightarrow{F_{ms}}=m\overrightarrow{a}(1)

Chiếu (1) lên trục nằm ngang và trục thẳng đứng ta tìm được: 

\large F_{k}-F_{ms}=ma ; N =P=mg

\large \rightarrow F_{k}=ma+\mu mg=4000.0,25+0,05.4000.10=3000N

Công suất tức thời của động cơ ô tô ở cuối quãng đường là:

P = Fk.vt = 3000.15 = 45000 W

Ta có: 

\large v=v_{o}+at\Rightarrow t=\frac{v-v_{o}}{a}=\frac{15-10}{0,25}=20(s)

Vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường đó: 

\large \overline{v}=\frac{s}{t}=\frac{250}{20}=12,5(m/s)

Công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường đó là: 

\large \overline{P}=F_{k}.\overline{v}=375,000(W)

Bài 3: 

+ Gọi H là vị trí mà vật có thể lên được khi vật chịu một lực cản F = 5 N. 

+ Theo định lý động năng: 

\large A=W_{dH}-W_{dA}\Rightarrow -Fs=0-\frac{1}{2}mv_{A}^{2}

\large \Rightarrow s=\frac{mv_{A}^{2}}{2F}=\frac{0,2.8^{2}}{2.5}=1,28(m)

Vậy độ cao của vị trí H so với mặt đất là 6 + 1,28 = 7,28 m.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là một số đề thi giữa kì 2 môn Lý 10 cùng đáp án mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em ôn tập tốt và hiệu quả hơn. VUIHOC còn rất nhiều bộ đề hay và sát với cấu trúc đề thi khác được biên soạn bởi các thầy cô dạy giỏi trong khóa học PAS THPT. Các em hãy nhanh tay đăng ký khóa học để được các thầy cô hướng dẫn lên lộ trình học tập khoa học nhé! Truy cập ngay vuihoc.vn để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức vật lý 10 và các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990