img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn văn có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 16:54 05/04/2024 32 Tag Lớp 10

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn văn có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn văn có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

Câu 1: 

- Thể loại: thơ tự do
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: 

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp bình dị và chân thật của con sông quê hương trong tâm trí của tác giả. Đồng thời bài thơ còn bày tỏ tình cảm gắn bó của tác giả với quê hương của mình. 

Câu 3: 

Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"

+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"

+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"

- Hiệu quả:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng

+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

Câu 4: 

- Tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu thương tha thiết với quê hương. Qua bài thơ trên, ta thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi hiện lên vẹn nguyên thông qua những hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương. 

- Đối với tác giả, quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp những ước mơ tươi đẹp của ông. Quê hương luôn hiện lên trong tâm hồn và trái tim của tác giả.

Câu 5: 
- Thông điệp: Hãy luôn yêu quý và trân trọng quê hương, kể cả đó có là những điều đơn giản và bình dị nhất. Chính những cái bình dị đó đã làm đẹp cho đời sống tâm hồn và giúp chúng ta cống hiến và sống hết mình. Dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng nên khắc ghi hình bóng quê hương, nhớ về quê hương của mình. 

Câu 6: 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi và bài thơ Đất nước, nêu sơ lược về nội dung của bài thơ. 

b. Thân bài: 

* Phần 1: 

- Bức tranh mùa thu tại Hà Nội trong kí ức: 

+ Thời gian: Bắt đầu mùa thu se lạnh. 

+Khung cảnh: Trái tim Hà Thành.

+ 'Hương cốm xưa': Góc kí ức đặc trưng của thu Hà Nội.

+ 'Tôi nhớ': Dấu ấn khắc sâu nỗi nhớ về mùa thu.

- Bức tranh mùa thu tại chiến khu 

+ Tiếng reo hò độc lập, hạnh phúc. 

+ Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi

+ Suy tư về hồn thiêng đất nước.

* Phần 2: 

- Đất nước trong chiến tranh: 

+ Đất nước chìm trong máu và nước mắt: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan nước mắt...

+ Đất nước vùng lên: Từ những năm đau thương ... chiến đấu. 

- Đất nước vùng lên giành chiến thắng: 

+ Vượt lên đau thương để lao động, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, xiềng xích chúng bay không khóa được... lòng dân ta yêu nước thương nhà.

+ Hình anh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bùng lên... 

+ Nghệ thuật: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.

c. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về bài thơ. 

 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án

Câu 1: 

Thể loại: chiếu.

Câu 2: 

Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là chọn người hiền tài.

Câu 3: 

Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:

- Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa.

- Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật.

- Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng.

Câu 4: 

- Mục đích: tìm kiếm người hiền tài, có đủ vẹn đức vẹn toàn để giúp vua xây dựng đất nước.

- Đối tượng: bất cứ ai có đủ tiêu chí mà vua đề ra.

Câu 5: 

Qua đoạn trích trên, ta thấy được tầm nhìn rộng lớn của vua Lê Lợi cùng cách xử trí, tìm kiếm người hiền tài anh minh, chính trực, cho ta thấy được cách nhìn nhận việc nước, nhân cách xứng đáng là vị vua, người trị vì đứng đầu đất nước.

Câu 6: 

HS rút ra thông điệp từ đoạn trích.

Gợi ý: cách tìm kiếm và lựa chọn người hiền tài của vua thời xưa giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, đem lại bài học ý nghĩa về cách tuyển chọn nhân tài.

Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý:" Phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm Thị Mầu lên chùa

a. Mở bài: 

- Giới thiệu đoạn trích Thị Mầu lên chùa. 

- Nhận xét và đánh gái khái quát về tác phẩm.

b. Thân bài: 

Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm:

* Chủ đề tác phẩm:

- Phê phán những người phụ nữ lẳng lơ, phóng túng.

- Đề cao vẻ đẹp của những người sống chuẩn mực, trong sạch.

* Phân tích chủ đề tác phẩm:

- Nhân vật Thị Mầu:

+ Xuất thân: Con gái phú ông.

+ Tính cách: Phóng túng, lẳng lơ.

+ Lời nói: Ngọt ngào, ve vãn, sỗ sàng, không phù hợp với nơi đền chùa.

+ Hành động: Trêu ghẹo, còn xông ra nắm tay để bộc lộ tình cảm.

- Nhân vật Kính Tâm:

+ Xuất thân: Là con gái của một gia đình nghèo, được gả vào nhà giàu làm dâu. Sau do biến cố nên phải giả nam nhi xin vào chùa tu hành.

+ Ngoại hình: Đẹp, thanh tú.

+ Tính cách: Điềm đạm, mực thước.

+ Lời nói: Luôn giữ sự chuẩn mực, phép tắc.

+ Hành động: lẩn tránh, thể hiện sự ngay thẳng, đường hoàng.

* Đánh giá chủ đề tác phẩm:

+ Kính Tâm đại diện cho người phụ nữ đức hạnh, Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thể hiện sự ca ngợi và phê phán rõ ràng.

Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động: Tạo sự tương phản, đối lập, từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, làm rõ chủ đề tác phẩm.

- Chất liệu ca dao, dân ca truyền thống: Dễ tiếp cận, dễ nhớ.

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ.

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra sau khi đọc xong tác phẩm.

 

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án

Câu 1: 

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 2: 

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết để tả cây cầu: “Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.”, “cảnh một chiếc cầu đổ”.

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của người con gái. Tác giả sử dụng biện pháp này nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Câu 4: 

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, sức mạnh ý chí, nghị lực, niềm tin vào sự sống bất diệt.

Câu 5: 

HS nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta cộng đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật của con người thời chiến.

Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội

b. Thân bài

- Khái niệm: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính.

- Thực trạng:

+ Theo làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với tất cả mọi người.

+ Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội, ví dụ Facebook, Zalo, Instagram, ...

+ Trên mạng xã hội, mỗi người lại có cách nhìn, cách cư xử khác nhau, có thể là lịch sự, có thể khiếm nhã thậm chí khiếm nhã. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng bạo lực trên mạng xã hội xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

- Nguyên nhân

+ Chủ quan: Do ý thức của một bộ phận chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, thường xuyên công kích, nói xấu người khác trên mạng xã hội.

+ Khách quan: do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,...

- Hậu quả: Xung đột, cãi vã, các hậu quả nghiêm trọng khôn lường như: tự tử, xung đột ngoài đời thật...

- Dẫn chứng: Tự tử vì bạo lực mạng

- Giải pháp: Tuyển truyền, giáo dục, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội,...

c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội là vấn đề cần được quan tâm.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi học kì 2 lớp 10 môn văn được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi học kì 2 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi học kì 2 chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990