img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp bài tập phương trình mũ và logarit

Tác giả Minh Châu 14:49 24/05/2023 35,576 Tag Lớp 12

Các dạng bài tập phương trình mũ và logarit chắc chắn đã làm khó không ít các bạn học sinh với gần 10 phương pháp giải khác nhau. Vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp và phân loại cho các em các bài tập phương trình mũ và logarit siêu đầy đủ và siêu dễ nhớ.

Tổng hợp bài tập phương trình mũ và logarit
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Trước khi đi vào chi tiết bài viết, các em cùng đọc bảng sau đây để nhận định độ khó cũng như vùng kiến thức cần ôn khi bắt tay vào làm bài tập phương trình mũ và logarit nhé!

tổng quan bài tập phương trình mũ và logarit

Dưới đây là file tổng hợp lý thuyết áp dụng cho bài tập phương trình mũ và logarit. Các em nhớ tải về để ôn tập nhanh hơn nhé!

Tải xuống file tổng hợp lý thuyết phương trình mũ và logarit 

 

1. Ôn tập lý thuyết về phương trình mũ và logarit

1.1. Lý thuyết phương trình mũ

Về định nghĩa:

Hiểu đơn giản, phương trình mũ là dạng phương trình 2 vế trong đó có chứa biểu thức mũ. 

 

Theo định nghĩa đã được học trong các bài tập phương trình mũ và logarit, ta có định nghĩa và dạng tổng quát chung của toán 12 phương trình mũ như sau:

Phương trình mũ có dạng $a^x=b$ với a,b cho trước và $0<a\neq 1$

Phương trình mũ có nghiệm khi:

  • Với $b>0$: $a^x=b\Rightarrow x=log_ab$

  • Với $b\leq 0$: phương trình mũ vô nghiệm

 

Các công thức phương trình mũ cơ bản cần nhớ:

Để giải phương trình mũ áp dụng trong các bài tập phương trình mũ và logarit, các em cần ghi nhớ các công thức cơ bản của số mũ phục vụ áp dụng trong các bước biến đổi. Công thức mũ cơ bản được tổng hợp trong bảng sau:

công thức mũ cơ bản

Ngoài ra, các tính chất của số mũ trong bài tập phương trình mũ và logarit cũng là một phần kiến thức cần nhớ. Tổng hợp tính chất của số mũ được VUIHOC liệt kê theo bảng dưới đây:

tính chất số mũ áp dụng trong bài tập phương trình mũ và logarit

1.2. Lý thuyết phương trình logarit

Về định nghĩa:

Với cơ số $a$ dương và khác 1 thì phương trình có dạng như sau được gọi là phương trình logarit cơ bản: $log_ax=b$

 

Ta thấy vế trái của phương trình là hàm đơn điệu có miền giá trị là $\mathbb{R}$. Vế phải phương trình là một hàm hằng. Vì vậy phương trình logarit cơ bản luôn có nghiệm duy nhất. Theo định nghĩa của logarit ta dễ dàng suy ra nghiệm đó là $x=a^b$

 

Với điều kiện 0<a ≠ 1, ta có các phương trình logarit cơ bản như sau:

phương trình logarit cơ bản giải bài tập phương trình mũ và logarit

2. Các dạng bài tập phương trình mũ và logarit thường gặp

2.1. Các dạng bài tập phương trình mũ kèm ví dụ minh hoạ

Dạng 1: Dạng toán đưa về cùng cơ số 

Ở phương pháp giải phương trình mũ này, ta cần biến đổi theo công thức sau để đưa về cùng cơ số:

  Với $a>0$ và a ≠ 1 ta có $a^{f(x)}=a^{g(x)}\Rightarrowf(x)=g(x)$

 

Ta cùng xét ví dụ sau đây để hiểu rõ cách giải bài tập phương trình mũ và logarit đưa về cùng cơ số này:

Ví dụ giải bài tập phương trình mũ đưa về cùng cơ số

 

Dạng 2: Dạng toán đặt ẩn phụ

Đây là phương pháp giải bài tập phương trình mũ và logarit thường gặp trong các đề thi. Chúng ta thường sử dụng 1 ẩn phụ để chuyển phương trình mũ ban đầu thành 1 phương trình với 1 ẩn phụ. Khi sử dụng cách giải phương trình mũ này, ta cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đưa phương trình mũ về dạng ẩn phụ quen thuộc
  • Bước 2: Đặt ẩn phụ thích hợp và tìm điều kiện cho ẩn phụ
  • Bước 3: Giải phương trình mũ với ẩn phụ mới và tìm nghiệm thỏa mãn điều kiện
  • Bước 4: Thay giá trị t tìm được vào giải phương trình mũ cơ bản
  • Bước 5: Kết luận

 

Các phép ẩn phụ giải bài tập phương trình mũ và logarit thường gặp như sau:

Dạng 1: Các số hạn trong phương trình mũ có thể biểu diễn qua $a^{f(x)}$ nên ta đặt $t=a^{f(x)}$

Lưu ý trong loại này ta còn gặp một số bài mà sau khi đặt ẩn phụ ta thu được 1 phương trình vẫn chứa x. Khi đó, ta gọi đó là các bài toán đặt ẩn phụ không hoàn toàn.

 

Dạng 2: Phương trình mũ đẳng cấp bậc $n$ đối với $a^{nf(x)}$ và  $b^{nf(x)}$

Với phương pháp giải bài tập phương trình mũ và logarit này, ta sẽ chia cả 2 vế của phương trình mũ cho $a^{nf(x)}$ hoặc $b^{nf(x)}$ với n là số tự nhiên lớn nhất có trong phương trình mũ. Sau khi chia ta sẽ đưa được phương trình mũ về dạng 1.

 

Dạng 3: Trong phương trình có chứa 2 cơ số nghịch đảo

  • Loại 1: $A.a^{f(x)}+B.b^{f(x)}+C=0$ với $a.b=1$

=> Đặt ẩn phụ $t=a^{f(x)}\Rightarrowb^{f(x)}=\frac{1}{t}$

  • Loại 2: $A.a^{f(x)}+B.b^{f(x)}+C=0$ với $a.b=c^2$

=> Chia 2 vế của phương trình mũ cho c^{f(x)} và đưa về dạng 1.

 

Ta cùng xét các ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách đặt ẩn phụ giải phương trình mũ nhé!

Ví dụ đặt ẩn phụ giải bài tập phương trình mũ và logarit

Ví dụ đặt ẩn phụ giải bài tập phương trình mũ và logarit

 

Dạng 3: Logarit hoá

Trong một số trường hợp, chúng ta không thể giải bài tập phương trình mũ và logarit bằng cách đưa về cùng cơ số hoặc dùng ẩn phụ được. Khi đó, các em cần lấy logarit 2 vế theo cùng một cơ số thích hợp nào đó để đưa về dạng phương trình mũ cơ bản. Phương pháp giải bài tập phương trình mũ và logarit này được gọi là logarit hoá.

Dấu hiệu nhận biết bài toán phương trình mũ áp dụng phương pháp logarit hóa: Phương trình loại này thường có dạng $a^{f(x)}.b^{g(x)}.c^{h(x)}=d$ (tức là trong phương trình có chứa nhiều cơ số khác nhau và số mũ cũng khác nhau). Khi đó, các em có thể lấy logarit 2 vế theo cơ số $a$ (hoặc $b$, hoặc $c$).

Các công thức logarit hoá phương trình mũ như sau:

công thức logarit hoá phương trình mũ

 

Sau đây, các em cùng theo dõi ví dụ minh hoạ:

Ví dụ giải bài tập phương trình mũ và logarit bằng logarit hoá

Ví dụ giải bài tập phương trình mũ và logarit bằng logarit hoá

 

Dạng 4: Sử dụng tính đơn điệu của hàm số giải phương trình mũ

Để sử dụng tính đơn điệu vào trong cách giải bài tập phương trình mũ và logarit, ta cần nắm vững cách khảo sát hàm số mũ như sau:

  • Tập xác định của hàm số mũ $y=a^x (0<a\neq 1)$ là $\mathbb{R}$.

  • Chiều biến thiên:

    • $a>1$: Hàm số luôn đồng biến

    • $0<a<1$: Hàm số luôn nghịch biến

  • Tiệm cận: Trục hoành $Ox$ là đường tiệm cận ngang

  • Đồ thị: Đi qua điểm $(0;1), (1;a)$ và nằm phía trên trục hoành.

Để giải theo phương pháp giải phương trình mũ này, ta cần làm theo các bước sau đây:

 

Hướng 1:

• Bước 1. Chuyển phương trình về dạng $f(x)=k$.

• Bước 2. Khảo sát sự biến thiên của hàm số $f(x)$ trên D. Khẳng định hàm số đơn điệu

• Bước 3. Nhận xét:

+ Với $x=x_0$ ⇔ $f(x)=f(x_0)=k$ do đó $x=x_0$ là nghiệm.

+ Với $x>x_0$ ⇔ $f(x)>f(x_0)=k$ do đó phương trình vô nghiệm.

+ Với $x<x_0$ ⇔ $f(x)<f(x_0)=k$ do đó phương trình vô nghiệm.

• Bước 4. Kết luận vậy $x=x_0$ là nghiệm duy nhất của phương trình.

 

Hướng 2:

• Bước 1. Chuyển phương trình về dạng $f(x)=g(x)$.

• Bước 2. Khảo sát sự biến thiên của hàm số $y=f(x)$ và $y=g(x)$. Khẳng định hàm số $y=f(x)$ là hàm số đồng biến còn y = g(x) là hàm số nghịch biến hoặc là hàm hằng.

• Bước 3. Xác định $x_0$ sao cho $f(x_0)=g(x_0)$ .

• Bước 4. Kết luận vậy $x=x_0$ là nghiệm duy nhất của phương trình.

 

Hướng 3:

• Bước 1. Chuyển phương trình về dạng $f(u)=f(v)$.

• Bước 2. Khảo sát sự biến thiên của hàm số $y=f(x)$. Khẳng định hàm số đơn điệu.

• Bước 3. Khi đó $f(u)=f(v)$ ⇔ $u=v$.

Ta xét các ví dụ sau giải bài tập phương trình mũ và logarit sử dụng tính đơn điệu:

ví dụ bài tập giải phương trình mũ và logarit bằng tính đơn điệu

 

Dạng 5: Giải phương trình mũ có chứa tham số

Với phương trình có chứa tham số: $f(x;m)=g(m)$, chúng ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lập luận số nghiệm của (1) là số giao điểm của đồ thị hàm số (C): $y=f(x;m)$ và đường thẳng (d): $y=g(m)$

Bước 2: Xét hàm số $y=f(x;m)$

  • Tìm miền xác định D

  • Tính đạo hàm $y’$ rồi giải phương trình $y’=0$

  • Lập bảng biến thiên của hàm số

Bước 3: Kết luận:

  • Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi minf(x;m) nhỏ hơn hoặc bằng g(m) nhỏ hơn hoặc bằng $maxf(x;m)$ $(x\in \mathbb{R})$

  • Phương trình có k nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (d) cắt (C) tại K điểm phân biệt.

  • Phương trình vô nghiệm khi và chỉ khi (d) giao (C) bằng rỗng

 

Ta cùng xét ví dụ sau đây:

Ví dụ bài tập phương trình mũ và logarit dạng chứa tham số

Ví dụ bài tập phương trình mũ và logarit dạng chứa tham số

2.2. Các dạng bài tập phương trình logarit kèm ví dụ minh hoạ

Dạng 1: Phương pháp đưa về cùng cơ số

Một lưu ý nhỏ cho các em đó là trong quá trình biến đổi để tìm ra cách giải bài tập phương trình mũ và logarit, chúng ta thường quên việc kiểm soát miền xác định của phương trình. Vì vậy để cho an toàn thì ngoài phương trình logarit cũng như các bài tập phương trình mũ và logarit cơ bản, các bạn nên đặt điều kiện xác định cho phương trình trước khi biến đổi.

Phương pháp giải dạng toán này như sau:

  • Trường hợp 1: $log_af(x)=b\Rightarrow f(x)=a^b$.
  • Trường hợp 2: $log_af(x)=log_ag(x)\Rightarrow f(x)=g(x)$.

 

Ta cùng xét ví dụ sau để rõ hơn về cách giải bài tập phương trình mũ và logarit bằng cách đưa về cùng cơ số:

Ví dụ giải bài tập phương trình mũ và logarit cách đưa về cùng cơ số

Dạng 2: Phương pháp đặt ẩn phụ

Ở cách giải phương trình logarit này, khi đặt ẩn phụ, chúng ta cần chú ý xem miền giá trị của ẩn phụ để đặt điều kiện cho ẩn phụ hoặc không. Ta có công thức tổng quát như sau:

Phương trình dạng: $Q[log_af(x)]=0 -> Đặt t=log_ax (x\in \mathbb{R})$

 

Các em cùng VUIHOC xét ví dụ sau đây:

vi dụ bài tập phương trình mũ và logarit bằng cách đặt ẩn phụ

Dạng 3: Giải phương trình logarit bằng phương pháp mũ hoá

Bản chất của việc giải phương trình logarit cơ bản (ở trên) cũng là mũ hóa 2 vế với cơ số a. Trong 1 số trường hợp, phương trình có cả loga có cả mũ thì ta có thể thử áp dụng mũ hóa 2 vế để giải.

Phương trình $log_af(x)=log_bg(x) (0<a\neq 1)$

Ta đặt $log_af(x)=log_bg(x)=t$ => Hoặc $f(x)=a^t$ hoặc $g(x)=b^t$

=> Đưa về dạng phương trình ẩn t.

Ví dụ bài tập phương trình mũ và logarit phương pháp mũ hoá

Dạng 4: Dùng đồ thị giải phương trình logarit

Giải phương trình: $log_ax=f(x) (0<a\neq 1)$ (Đây là phương trình hoành độ giao điểm của 2 đồ thị $y=log_ax (0<a\neq 1)$ và $y=f(x)$. Khi đó ta thực hiện 2 bước:

  • Bước 1: Vẽ đồ thị các hàm số: $y=log_ax$ $(0<a\neq 1)$ và $y=f(x)$

  • Bước 2: Kết luận nghiệm của phương trình đã cho là số giao điểm của đồ thị

Ta có ví dụ minh hoạ về phương pháp giải bài tập phương trình mũ và logarit này như sau:

Ví dụ bài tập giải phương trình mũ và logarit bằng đồ thị

Ví dụ bài tập giải phương trình mũ và logarit bằng đồ thị

 

3. Bài tập phương trình mũ và logarit luyện tập

Để thành thạo tất cả các dạng bài tập phương trình mũ và logarit, VUIHOC gửi tặng các em file tổng hợp bài tập phương trình mũ và logarit chọn lọc từ những đề luyện thi đại học được thầy cô VUIHOC đánh giá cao chất lượng. Đừng quên tải về nhé!

Tải xuống file bài tập phương trình mũ và logarit có giải chi tiết

 

Các em đã cùng VUIHOC tổng kết lại toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập phương trình mũ và logarit. Chúc các em luôn đạt điểm cao nhé!

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990