img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:55 30/11/2023 6,157 Tag Lớp 11

Bài viết dưới đây của Vuihoc là soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2. Bài soạn này sẽ giúp người đọc mường tượng được vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2: Chuẩn bị 

1.1 Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế

- Ông tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn năm 1960 và nhận bằng cử nhân ngành triết đại học văn khoa Huế năm 1964. Ông theo nghiệp giảng dạy trong sáu năm 1960 đến 1966.

- Sau đó ông lên chiến khu kháng chiến chống Mỹ và chính thức bước vào con đường sáng tác.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà như Tổng thư ký hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên hay Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,...

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều 

1.2 Tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” 

a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 1 năm 1981 tại Huế. 

b. Thể loại: Bút kí

c. Bố cục: Chia thành hai phần

Phần 1: từ đầu đến “quê hương xứ sở” nói về hành trình di chuyển của dòng sông Hương.

Phần 2: Còn lại, nói về vẻ đẹp của dòng sông Hương với những giá trị lịch sử, thơ ca, văn hóa.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ trong tác phẩm rất phong phú, giàu hình ảnh. Tác giả đã sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,...

Khéo léo lồng ghép những quan điểm chủ quan và khách quan vào tác phẩm để có góc nhìn đa chiều.

Văn phòng đơn giản mà tinh tế, súc tích

- Giá trị nội dung:

Sông Hương như hiện lên trước mắt người đọc với các góc nhìn khác nhau về cả văn hóa, địa lý, lịch sử cho đến thơ ca.

2. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2: Đọc hiểu

2.1 Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?

Phần 1 tác giả đã chọn hình ảnh dòng sông Hương khi ở trong rừng già với một vẻ đẹp hoang sơ, thần bí,...

2.2 Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế?

Trước khi dòng sông Hương chảy qua thành phố Huế, dòng sông: chuyển mình liên tục một cách đột ngột giữa các khúc quanh, sông Hương uốn thân mình thành những đường cong mềm mại,...Dòng sông Hương trước khi chảy ra thành phố Huế như một tấm lụa mỏng manh mềm mại. Sông Hương mang theo nét đẹp ấm no trù phú bởi chứa đựng bao phù sa từ rừng già chảy xuống. 

2.3  Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

Dòng sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế vẫn luôn uốn mình theo những đường cong mềm mại của từng khúc quanh. Sông Hương như biến thân thành một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, thể hiện tài năng đánh đàn lúc đêm khuya. Chính âm thanh tuyệt vời đó khiến cho nhân vật tôi phần nào thất vọng khi nghe nhạc Huế những dịp trên sân khấu nhà hát hay là ban ngày.

2.4 Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?

Sau khi rời khỏi kinh thành Huế, dòng sông Hương đột ngột đổi hướng, rẽ ngoặt sang phía Đông Tây lưu luyến lần nữa gặp lại thành phố trước khi mãi mãi lìa xa nhau tại góc thị trấn Bao Vinh cổ xưa. 

Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế chính là sự đổi dòng bất ngờ khi quay lại để gặp lại lần thành phố lần cuối.

2.5 Sông Hương hiện lên như thế nào quan các thời kỳ lịch sử?

Sông Hương chính là một chứng nhân lịch sử đã trực tiếp chứng kiến mọi biến cố của Kinh đô Huế. 

2.6 Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

Ở đoạn cuối, sông Hương được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca, sông Hương như một cái nôi âm nhạc của cả Kinh đô Huế mộng mơ.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

3. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2: Trả lời câu hỏi sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 74 SGK văn 11/2 Cánh diều 

Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu bố cục của bài viết

- Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi nhằm đặt ra vấn đề cho độc giả một câu hỏi mà chắc hẳn cũng có nhiều người quan tâm, đó chính là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từ đó tìm ra cội nguồn của dòng sông thơ mộng xứ Huế. 

- Bố cục: Có thể chia tác phẩm thành hai phần

  • Phần 1: Từ đầu đến Quê hương xứ sở nói về hành trình di chuyển của dòng sông Hương
  • Phần 2: phần còn lại nói lên vẻ đẹp lịch sử, về văn hóa của dòng sông Hương.

3.2 Câu 2 trang 74 SGK văn 11/2 Cánh diều

Hãy khái quát đặc điểm hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng hướng dẫn sau:

Góc nhìn Đặc điểm Vẻ đẹp
Địa lý Sông Hương ở thượng nguồn Sông Hương ở thượng nguồn với đặc điểm hùng vĩ tráng lệ. Có lúc bí ẩn mà hoang dại nhưng cũng rất dịu dàng ấm áp Ở thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ khi ẩn hiện sau rừng cây đại ngàn. Vẻ đẹp của sông Hương biến chuyển linh hoạt khi thì mạnh mẽ vượt qua các ghềnh thác, lúc lại rất nhẹ nhàng lướt qua rừng hoa đỗ quyên đỏ rực cả góc trời.
Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế Trước khi chảy qua thành phố Huế sông Hương vừa trữ tình vừa thơ mộng Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế vẫn còn mang theo dư âm của núi rừng Trường Sơn với màu nước xanh thăm, mềm mại như một tấm lụa được trải dài. Trên dải lụa đó có những chiếc thuyền nhỏ nhỏ ngược xuôi di chuyển.
Sông Hương giữa lòng thành phố Huế Khi vào đến thành phố Huế, sông Hương như hồi sinh, lấy thêm nhân khí mà vui vẻ hơn, tình tứ hơn. Trong thành phố Huế, dòng sông Hương linh hoạt hơn, biến chuyển hơn khi liên tục chuyển mình uốn lượn theo những đường cong mềm mại của thành phố. Sông Hương biến thành một cô thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, nhẹ nhàng đánh đàn giữa đêm khuya.
Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế Lúc này sông Hương lại càng nhẹ nhàng hơn, dịu dàng với thành phố yêu thương Sông Hương lúc này lại mang vẻ đẹp của sự nhớ thương, lưu luyến khi đột ngột trở mình theo hướng Đông Tây để có thể lần cuối gặp lại thành phố Huế thân thương ở nơi góc thị trấn Bao Vinh
Lịch sử  

Sông Hương là nhân chứng của lịch sự bao thời kỳ biến chuyển của cố đô Huế

Thơ ca   Sông Hương được mọi người coi như một cái nôi của nền âm nhạc Huế

3.3 Câu 3 trang 75 SGK văn 11/2 Cánh diều

Qua việc khắc họa hình ảnh sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm thái độ gì với quê hương xứ sở?

Qua việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương ở mỗi một góc nhìn, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được tình yêu của tác giả với thiên nhiên và con người xứ Huế.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.4 Câu 4 trang 75 SGK văn 11/2 Cánh diều

Hãy chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” qua một đoạn tiêu biểu trong văn bản.

-  Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc họa hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” có tác dụng thể hiện vẻ đẹp của sông Hương từ lúc còn ở thượng nguồn đến khi chảy qua cố đô Huế.

3.5 Câu 5 trang 75 SGK văn 11/2 Cánh diều

Qua văn bản người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hóa mà em hiểu được từ văn bản. 

Qua văn bản tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi đến người đọc vẻ đẹp thiên biến vạn hóa của sông Hương. Dòng sông đó vừa thơ mộng mà vẫn có nét hoang dã, vừa lĩnh lãm cổ kính nhưng cũng rất linh hoạt đa tình. 

Người đọc có thể thấy được giá trị văn hóa và lịch sử của sông Hương. Từng nét đẹp của dòng sông đều gắn với con người nơi đây, nhất là hình ảnh của cô gái tài sắc vẹn toàn nhẹ nhàng mà đằm thắm.

3.6 Câu 6 trang 75 SGK văn 11/2 Cánh diều

Qua văn bản người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hóa mà em hiểu được từ văn bản. 

Quê hương luôn là một hình ảnh đẹp đẽ trong ký ức của mỗi con người. Thành phố Huế mộng mơ, cố đô Huế cổ kính trang trọng cũng là một địa điểm mà được không chỉ khách trong nước mà còn bao khách quốc tế muốn được ít nhất một lần đến trải nghiệm cuộc sống, chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Ở nơi cố đô xinh đẹp đó không chỉ có lăng tẩm, có kinh thành của đất nước ta ngày xưa mà còn lưu lại bao dấu ấn lịch sử, bao giá trị văn hóa lịch sử được gìn giữ và vô giá theo suốt dọc thời gian. Tìm kiếm thêm về mảnh đất này còn là dòng sông Hương hùng vĩ trải dài xuyên suốt khắp kinh đô, uốn lượn theo thành phố. Ở lâu nơi đây du khách sẽ chuyển từ kinh ngạc trước vẻ đẹp của tạo hóa sẽ dần có thêm cảm xúc yêu thương thân thuộc với con người xứ Huế. Cảnh sao người cũng vậy, người dân nơi đây từ tính cách đến giọng nói ứng xử đều nhẹ nhàng duyên dáng, đều là những người đẹp từ ngoại hình lẫn tính cách. Chỉ qua một tác phẩm văn học nhưng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khơi gợi được bao cảm xúc trong lòng người đọc để có thêm động lực tìm hiểu về một địa danh của nước nhà.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách cánh diều 11 tập 2 đã được Vuihoc tổng hợp chi tiết và dễ hiểu nhất. Hy vọng qua bài soạn trên sẽ là nền tảng cơ bản khi các em tìm hiểu và phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vuihoc sở hữu rất nhiều bài giảng của tất cả các môn học khác nhau, các em hãy truy cập thường xuyên để học tốt hơn nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990