img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Tác giả Hoàng Uyên 14:34 11/01/2024 7,465 Tag Lớp 10

Thiên nhiên luôn là một chủ đề quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Bởi vậy, vấn đề phục hồi và bảo vệ môi trường hay thiên nhiên luôn luôn được mọi người quan tâm. Bài viết dưới đây là phần Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu, một chủ đề khá xa xôi nhưng lại thực tế với mỗi chúng ta.

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trước khi đọc

1.1 Câu 1 Bạn có theo dõi những bản tin, tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức ở trên những kênh truyền thông nào và quan tâm tới những vấn đề gì khi tiếp nhận tin tức?

Phương pháp giải:

Dựa vào đời sống cá nhân của mỗi người cùng với những thông tin đã tìm hiểu được trên sách báo để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự trả lời về những thông tin mà mình đã theo dõi và đang tìm hiểu.

- Gợi ý: theo dõi những thông tin ở trên các kênh thời sự hoặc kênh VTV có trên ti vi hoặc những trang báo mạng xã hội. Thông tin quan tâm có thể là những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - chính trị, về tự nhiên hoặc về môi trường, …

>> Xem thêm: Soạn văn 10 kết nối tri thức

1.2 Câu 2  Bạn biết những gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe đến việc tầng ozone bị thủng hay chưa?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức của mỗi cá nhân hoặc thông tin được tìm hiểu thông qua sách báo hoặc mạng xã hội để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Tầng ozon là một lớp nằm phía sâu trong tầng bình lưu, nó bao quanh Trái Đất, bao gồm một lượng lớn ozone. Lớp này sẽ giúp che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn những bức xạ cực tím có hại sinh ra từ mặt trời. Chức năng của tầng ozone chính là bảo vệ Trái Đất khỏi nhiều yếu tố gây hại có nguồn gốc từ bên ngoài. Bảo vệ cuộc sống của loài người, của hệ sinh thái động và thực vật ở trên trái đất.

- Em đã từng nghe về việc tầng ozone bị thủng và tìm hiểu về những hậu quả của sự việc đó. Việc tầng ozone bị thủng có thể sẽ gây ra rất nhiều tác hại và ảnh hưởng xấu tới sự sống của con người cũng như các loài sinh vật sinh sống trên Trái Đất.

+ Có thông tin cho biết tầng ozone tại Nam Cực và Bắc Cực đã bị thủng dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone tới mức báo động như thế là do sự giải phóng quá mức những chất clo và brom từ nhiều hoạt động sinh hoạt hoặc sản xuất của con người.

+ Những thông tin liên quan tới việc tầng ozone bị thủng hiện nay vẫn đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì tầng ozon giúp hấp thụ tia cực tím phát ra từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ làm gia tăng độ tia cực tím trên bề mặt Trái Đất, có thể dẫn tới nhiều thiệt hại nghiêm trọng bao gồm cả gia tăng bệnh liên quan đến da, đặc biệt là ung thư da.

2. Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trong khi đọc 

2.1 Câu 1 Nhan đề và những thông tin ở trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng để chú ý?

Phương pháp giải:

- Nhớ lại kiến thức đã được học về phần sa-pô có trong văn bản thông tin.

- Dựa vào những kiến thức đã được học để chỉ ra những thông tin đáng chú ý có trong nhan đề cùng với phần sa-pô của văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề cùng với những thông tin có trong phần sa – pô nhấn mạnh vào mặt tích cực và sự nỗ lực của toàn cầu với việc phục hồi lại tầng ozone. Phần sa – pô như một bản tin thời sự gây nên sự thu hút cho người đọc ngay từ đầu.

2.2 Câu 2 Theo dõi những thông tin liên quan đến tầng ozone cùng với vai trò của nó.

Phương pháp giải:

Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu hoặc nghe thấy về tầng ozone để chỉ ra được vai trò của nó.

Lời giải chi tiết:

- Thông tin về tầng ozone là:

+ Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 - 40km so với bề mặt của Trái Đất, là một khu vực thuộc tầng bình lưu của Trái Đất, hấp thụ tới 99% những bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nó chứa một nồng độ ozone cao liên quan tới những phần khác của khí quyển, mặc dù vẫn còn khá nhỏ so với những loại khí khác có mặt trong tầng bình lưu.

+ Tầng ozone được ví như một tấm lọc của khí quyển Trái đất, có vai trò chặn tới 99% những bức xạ tia cực tím từ Mặt trời để giúp cho bề mặt Trái đất cũng như những loài sinh vật sống hạn chế tối đa những bức xạ nguy hiểm.

- Vai trò của tầng ozone:

+ Tầng ozone có vai trò vô cùng quan trọng, có vai trò như một lớp “kem chống nắng”, nó sẽ hấp thụ được tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho những tia bức xạ độc hại này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi mà trái đất có sự xuất hiện của tầng ozone. Vì vậy nếu tầng ozone bị phá huỷ cũng sẽ gây ra tác hại vô cùng xấu đối với mọi sinh vật ở trên trái đất, trong đó có cả con người. Nếu tầng ozone bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia cực tím UV sẽ chiếu được đến trái đất nhiều hơn và làm gia tăng bệnh nhân mắc bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể của mắt, cũng làm giảm đi sản lượng lương thực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

+ Ngoài vai trò bảo vệ trái đất thì tầng ozone còn có vai trò trong quá trình duy trì sự ôn hoà của khí hậu. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, việc suy giảm của tầng Ozon hoặc tầng ozone bị thủng là một phần tác động vô cùng to lớn đến sự biến đổi khí hậu, chính vì điều này nên một vai trò ít được nhắc tới hơn của tầng Ozon chính là sự duy trì một nền khí hậu ổn định và ôn hòa cho tất cả mọi vùng trên Trái Đất.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

2.3 Câu 3 Chú ý vào những thông tin liên quan đến hợp chất CFC.

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức hóa học đã được học và những thông tin có trong văn bản để tìm hiểu về hợp chất CFC.

Lời giải chi tiết:

Hợp chất CFC đầu tiên được ra mắt thế giới vào năm 1930, là một hợp chất nhân tạo Chlorofluorocarbon, được xem là hóa chất hoàn hảo bởi nó rẻ tiền và mang lại nhiều ứng dụng có ích (chất đẩy ở trong bình xịt sơn, chất làm lạnh có trong máy lạnh và tủ lạnh) và không tham gia vào những phản ứng hóa học.

2.4 Câu 4 Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện ra được sự thật gì về chất CFC?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại đoạn văn có nội dung viết về hợp chất CFC.

- Từ những thông tin đọc được cùng với sự tìm hiểu được từ hóa học, chỉ ra những thông tin mà hai nhà khoa học đã phát hiện được về chất CFC.

Lời giải chi tiết:

Sự thật về chất CFC là những phân tử khí CFC sẽ bị phân hủy dưới tia UV tại tầng khí quyển và mỗi phân tử Cl tự do sẽ “cướp đi” một nguyên tử O, khiến cho O3 (khí ozone) nay chỉ còn lại là O2 (khí oxygen), đó chính là sự “bào” lớp ozone.

2.5 Câu 5 Những tổn hại vô cùng to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được giải thích như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn văn có nội dung viết về tác hại của chất CFC đối với tầng ozone và dựa vào những thông tin đó để có thể trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Những tổn hại vô cùng to lớn mà chất CFC đã gây ra đối với tầng ozone đã được giải thíc một cách rõ ràng, giải thích về quá trình phân tách của những phân tử Cl của chất ClO và các phân tử Cl tự do đó sẽ gây tổn hại đến tầng ozone. 

ClO - hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl với O3 – sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl sẽ trở lại trạng thái tự do để tiếp tục làm tổn hại đến tầng ozone.

2.6 Câu 6 Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì trong việc xóa sổ những hóa chất gây hại đến tầng ozone?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại đoạn văn về những nỗ lực mà Liên hợp quốc đã làm trong việc phục hồi tầng ozone.

- Từ những thông tin đã đọc được ở trong đoạn văn để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Liên hợp quốc họp bàn về kế hoạch loại bỏ chất CFC – chất gây ra sự tổn hại của tầng ozone và nhóm của An-đơ-sơ đã vạch ra được đến hàng trăm giải pháp theo một hệ thống nhất định, loại bỏ được chất CFC từ nhiều lĩnh vực trong công nghiệp.

+ Năm 1986, Liên hợp quốc đã bắt đầu đàm phán về một hiệp ước xóa sổ những chất có hại đối với tầng ozone – chủ yếu là hợp chất CFC.

+ Một trong những tiếng nói chính ở trong những cuộc đàm phán là nhân vật Xti – phần An – đơ – xơn (Stephen Andersen), khi đó là một chuyên gia làm việc ở Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ. Nhóm của ông đã vạch ra được hàng trăm giải pháp, một cách có hệ thống – để loại bỏ dần hợp chất CFC từ hàng trăm lĩnh vực công nghiệp, giúp cho việc chuyển đổi trở nên dễ dàng và khả thi ở trên khắp thế giới.

2.7 Câu 7 Những nhân tố nào làm ra sự thành công trong những nỗ lực phục hồi tầng ozone?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại đoạn văn viết về sự thành công của những nỗ lực trong việc phục hồi tầng ozone.

- Chú ý vào những chi tiết về những nhân tố góp sức trong quá trình phục hồi lại tầng ozone.

Lời giải chi tiết:

Những nhân tố làm ra được thành công của quá trình nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể nào đó mà còn là sự góp sức của công chúng, được sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán trên toàn cầu.

3. Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Thông tin chính của văn bản trên là gì? Đó là những thông tin khoa học hay những thông tin thời sự chính trị? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức liên quan đến văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào những thông tin được nêu ra trong văn bản để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Thông tin chính ở trong văn bản là việc viết về quá trình diễn ra những hành động nhằm phục hồi tầng ozone trên toàn cầu.

- Thông tin ấy là những thông tin khoa học, vì thông tin đó nói về vấn đề mang tính toàn cầu, có sự góp sức của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học và nó thuộc vào lĩnh vực khoa học đời sống.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

3.2 Câu 2 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Hãy nêu những nhận xét về cách đặt nhan đề cùng với cách triển khai nội dung của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại những kiến thức về văn bản thông tin trong phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào nội dung thông tin được nêu ra trong văn bản để nhận xét về nhan đề và cách triển khai nội dung.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề của văn bản vô cùng ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính liên quan đến vấn đề được nhắc tới trong văn bản.

- Về cách triển khai nội dung: tác giả đã đặt vấn đề và triển khai nội dung theo một hệ thống và trình tự thống nhất, có sử dụng đến những kí hiệu phi ngôn ngữ để đưa ra những dẫn chứng. Nội dung của văn bản đã được triển khai theo một cách mạch lạc, logic và vô cùng dễ hiểu.

3.3 Câu 3 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản ấy đã đáp ứng được những yêu cầu như thế nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi mà người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học ấy là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và những nỗ lực phục hồi lại tầng ozone là "cuộc chiến"?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại những kiến thức liên quan đến văn bản thông tin trong phần Tri thức ngữ văn.

- Chú ý vào cách sử dụng ngôn ngữ cùng với những chi tiết viết về các nhà nghiên cứu khoa học ở trong văn bản để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu về tính đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng của một bản tin.

- Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của người đưa tin coi những nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử’ và “tuyến phòng thủ”. Vì bản chất của việc nghiên cứu khoa học chính là quá trình tìm tòi và khám phá được bản chất của những hiện tượng và sự việc ở trong thế giới, từ đó góp phần to lớn vào việc bảo vệ thế giới. Tính chất đó cũng giống với những “thám tử” và “tuyến phòng thủ”. Ở đây, tác giả đã sử dụng đến dấu ngoặc kép để chúng ta có thể hiểu đó là một cách nói hết sức đặc biệt.

- Tôi cũng hoàn toàn đồng ý khi người đưa tin coi những nỗ lực trong quá trình phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến” vì để có thể phục hồi được tầng ozone, cần phải loại bỏ được hết các hợp chất CFC trong quá trình sản xuất, đời sống cũng như cần đến sự hỗ trợ và chung tay của toàn cầu. Việc loại bỏ hợp chất CFC – một chất hết sức quen thuộc trong quá trình sản xuất cũng như kêu gọi toàn cầu phải chung sức là điều không hề đơn giản.

3.4 Câu 4 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Hãy đánh giá về tính hiệu quả của việc đưa ra phương tiện phi ngôn ngữ vào trong văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại những kiến thức liên quan đến văn bản thông tin ở trong phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào nội dung và sự mạch lạc của những ký hiệu phi ngôn ngữ ở trong văn bản để đánh giá được tính hiệu quả của nó.

Lời giải chi tiết:

- Tín hiệu phi ngôn ngữ ở trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lại lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực trong giai đoạn 1979 - 2019.

- Việc đưa những kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản mang đến tính hiệu quả cao, làm tăng thêm tính trực quan cho thông tin, người đọc có thể dễ dàng hình dung hơn về những thông tin và các số liệu đã được đưa ra.

3.5 Câu 5 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Nêu quan điểm chính của tác giả về bài viết trên. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Dựa vào cách mà tác giả đã triển khai nội dung để chỉ ra được những quan điểm của tác giả sau đó bàn luận.

Lời giải chi tiết:

– Quan điểm chính của tác giả về bài viết: Câu chuyện thành công của quá trình nỗ lực phục hồi tầng ozone cho thấy cũng có những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” được quá trình thay đổi quỹ đạo cho toàn nhân loại, nhưng chính công chúng cũng như sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán của toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ nhất trong một cuộc chiến.

– Bàn luận về quan điểm đó: Quan điểm của tác giả bài viết là hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ có những cá nhân cụ thể “kích hoạt” một quá trình mà không có sự hưởng ứng đến từ toàn cầu thì nỗ lực phục hồi tầng ozone sẽ không thể thành công được. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của những cá nhân, nhưng để có thể thành công, phải là sự hợp sức từ nhiều cá nhân. Lúc này cá nhân không còn chỉ sự đơn lẻ mà đã trở thành tập thể. Quan điểm của tác giả, nói một cách tổng quát hơn nữa chính là nói về sức mạnh của cả một tập thể, của số đông, đúng như câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và với nỗ lực của một cá nhân hoặc một tổ chức thì không thể nào có thể “vá” được lỗ thủng đó. Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hết sức hiếm hoi từ những nỗ lực của toàn cầu và chỉ trong một khoảng thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi và cuộc sống của con người đã quay trở về với quỹ đạo cuộc sống.

+ Các nhà khoa học – những “thám tử” đã cố gắng ngày đêm nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thủng tầng ozone và từ đó đề ra những giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng ấy. Nỗ lực phục hồi lại tầng ozone như một trận chiến kéo dài, và người dân ở trên Trái Đất là những người đang chiến đấu nhằm bảo vệ cho bản thân, gia đình và bạn bè, ... khỏi cái chết.

→ Quan điểm của tác giả là một quan điểm vô cùng đúng đắn, có sự góp sức và nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone đang dần dần được phục hồi.

3.6 Câu 6 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Hãy tìm hiểu một vài vấn đề trên thế giới hiện nay cần tới những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lý do dẫn tới sự thành công hay chưa thành công trong quá trình giải quyết những vấn đề ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Dựa vào những thông tin đã được biết hoặc đã được nghe về những vấn đề mang tính toàn cầu đang nhận được sự quan tâm hiện nay để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Một số vấn đề như là chống biến đổi khí hậu, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hạt nhân, xóa đói nghèo, hoặc đương đầu với những đại dịch bệnh (Ebola, Covid-19…), tìm kiếm những giải pháp cho nhiều căn bệnh thế kỷ (bao gồm HIV/AIDS, ung thư…) đều cần tới sự nỗ lực toàn cầu.

Trong những vấn đề ấy, có vấn đề đã tạm thành công (tìm ra được vacxin chống lại Ebola) nhờ vào sự nghiên cứu của giới khoa học và độ phủ sóng vacxin của những quốc gia. Có vấn đề tạm đã có thành quả (công tác ngăn ngừa vũ khí hạt nhân nhờ vào sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế). Nhưng có những vấn đề vẫn chưa thành công, hoặc là do việc thiếu quyết liệt trong những hành động của toàn nhân loại (vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường) hoặc do “đối thủ” thực sự nguy hiểm (như đại dịch Covid19 vẫn còn đang đe dọa toàn nhân loại).

- Ngoài ra, có một vấn đề đang được quan tâm ở trên thế giới hiện nay và cần tới những nỗ lực toàn cầu là vấn đề liên quan đến rác thải nhựa.

+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo ra sự ô nhiễm môi trường, dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm ở chất thải rắn (kí hiệu CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách rời việc quản lý CTR và có thể thấy rằng chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (kí hiệu CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất ở thời điểm hiện nay.

+ Mỗi năm, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường - nặng tương đương với trọng lượng của toàn dân số địa cầu và hơn một nửa số ấy là những sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hay xử lý một cách có kiểm soát và sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính lúc tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả ở trong không khí và nước.

+ Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh mỗi năm. Hoạt động xử lý CTRSH tại nước ta hiện nay là đem chôn lấp, việc tái chế và tái sử dụng chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào quá trình nhặt phế liệu có thể tái chế của một hệ thống thu gom phế liệu một cách không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa ngày nay vẫn chưa thật sự được giải quyết một cách triệt để, sự nỗ lực toàn cầu vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn rất nhiều người dân chưa ý thức rõ được sự nguy hại của rác thải nhựa và cũng chưa có sự đồng lòng của toàn cầu hợp sức lại để giải quyết vấn đề.

3.7 Câu 7 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (tác giả Lê My) và Sự sống và cái chết (tác giả Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ như thế nào về sự tồn vong của nhân loại cùng với Trái Đất?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc kỹ lại văn bản Sự sống và cái chết.

- Dựa vào nội dung đã được học ở hai văn bản và nêu suy nghĩ của mình về sự tồn vong của nhân loại cùng với Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

Về sự tồn vong của nhân loại cùng với Trái Đất: cả nhân loại lẫn những loài sinh vật ở trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong và sự đấu tranh để có thể sống sót. Sự tồn vong là một quy luật vô cùng thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể nào phá vỡ, con người luôn luôn phải nỗ lực để có thể sống sót.

3.8 Câu 8 trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Theo bạn, như thế nào là một bản tin có giá trị?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc kỹ lại kiến thức liên quan đến văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Nêu suy nghĩ của mình về một bản tin có giá trị.

Lời giải chi tiết:

Một bản tin có giá trị là một bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả đang muốn thông tin; những thông tin được nêu ở trong bản tin có sự chính xác, mạch lạc, có tính khách quan và thuyết phục được người đọc tin tưởng vào những thông tin đó.

4. Kết nối đọc viết trang 88 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 150 chữ) nêu lên suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm lượng rác thải nhựa trên toàn cầu.

Phương pháp giải:

Dựa vào những thông tin liên quan đến vấn đề rác thải nhựa và những giải pháp được đề ra để giải quyết vấn đề đó trên toàn cầu để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Tiến sĩ Dương Thanh Nghị làm việc tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định rằng: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang đến lợi ích vô cùng to lớn trong việc bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch cũng như bảo vệ được nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là một phần trong “mắt xích” gây nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều đó lại ít được nhắc tới hoặc bị xem nhẹ. Theo thống kê, mỗi năm, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường - nặng tương đương với trọng lượng của toàn dân số địa cầu và hơn một nửa số ấy là những sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm ở chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa vẫn không thể tách rời việc quản lý CTR và có thể thấy được là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một vấn đề nghiêm trọng nhất ở thời điểm hiện nay. Hiện nay nhiều quốc gia còn đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như dùng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải ở trong những đám cháy lộ thiên dẫn tới việc sản sinh ra chất gây nên ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở nhiều thành phố lớn. Cần thay đổi được cách ứng xử với nhựa thông qua quá trình quản lý một cách khoa học, tăng cường việc tái chế và tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Để giải quyết triệt để vấn đề liên quan đến rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu và sự hợp tác giữa những nước trong khu vực Biển Đông để có thể chung tay cùng giải quyết được vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!


Phía trên là chi tiết phần Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu mà VUIHOC giúp các em học sinh soạn bài tốt hơn. Hy vọng sau bài soạn này, các em có thể biết được tầm quan trọng của tầng ozone và cách để bảo vệ tầng ozone cũng là bảo vệ trái đất. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn học thêm về những bài văn bản khác thuộc chương trình ngữ văn nói riêng hay những kiến thức của môn học khác nữa, các em nhanh tay vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm bài giảng cùng các thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990