img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chuyện cơm hến| Văn 7 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:41 06/05/2024 117 Tag Lớp 7

Soạn bài Chuyện cơm hến| Văn 7 kết nối tri thức dưới đây không chỉ giúp các em biết thêm một món đặc sản địa phương chỉ có tại mảnh đất cố đô Huế mà còn nhắc nhở các em về nhiệm vụ giữ gìn truyền thống của đất nước.

Soạn bài Chuyện cơm hến| Văn 7 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chuyện cơm hến: Trước khi đọc 

1.1 Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này. 

Không chỉ mỗi vùng miền trên thế giới mà chỉ trong một đất nước cũng sẽ có những phong cách ẩm thực khác nhau. Chính sự đa dạng này đã tạo nên bản sắc văn hóa, đặc trưng riêng của mỗi vùng miền như: Phở, bánh mì của đất nước Việt Nam ta, Sushi của Nhật Bản, Kimchi Hàn Quốc,...

1.2 Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Nội, là nơi nổi tiếng với món phở, món cốm làng Vòng,...

2. Soạn bài Chuyện cơm hến: Trong khi đọc 

2.1 Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế

Theo khẩu vị của người Huế, một món ăn ngon phải có đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt.

2.2 Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó

Có thể xác định được tác giả là người con xứ Huế. Bởi chi tiết: Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để nói về vị cay trong ẩm thực.

2.3 Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản

Câu văn nói lên ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản là “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả””.

2.4 Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến

Các nguyên liệu tạo nên món cơm hến là: hến, măng khô, thịt lợn thái chỉ, rau sống, rau thơm, giá trần, khế,...

2.5 Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến

Vị thứ mười lăm của cơm hến chính là lửa.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức

3. Soạn bài Chuyện cơm hến: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Những chi tiết trong tác phẩm cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân:

  • Nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm như: hến, bún, rau sống,...

  • Gia vị dân giã quen thuộc từ ớt, ruốc, muối rang đến đậu phộng, bánh tráng

  • Bán rong trên đường phố, ở góc đường, tất cả những nơi người lao động thường lui tới. Họ ăn ở những quán nhỏ đơn sơ với những chiếc ghế nhựa có phần tạm bợ.

 

3.2 Câu 2 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Qua món cơm hến, ta thấy được khả năng cũng như sở thích ăn cay của người dân xứ Huế. Họ ăn cay, cay đến chảy nước mắt. Món cơm hến vốn dĩ đã cay nhưng nhiều người còn gọi thêm một trái ớt tươi để ăn kèm.

Ngoài vị cay ra món cơm hến còn có sự cầu kỳ khi kết hợp rất nhiều nguyên liệu khác nhau cũng như có nhiều tầng hương vị. Ta có thể thấy được từ những nguyên liệu dân giã mà người dân xứ Huế đã nâng lên thành một nghệ thuật của ẩm thực.

3.3 Câu 3 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Chuyện cơm hến không đơn giản chỉ là giới thiệu một món ăn mà tác giả còn có mục đích hướng đến những điều xung quanh món cơm hến đó:

  • Dù mỗi người mỗi khẩu vị nhưng chính tính bảo thủ trong khẩu vị đó lại là yếu tố then chốt để bảo vệ được tính di sản của nền ẩm thực.

  • Mỗi món ăn được đánh giá là đặc sản địa phương giống như là một di tích văn hóa lịch sự mang đặc trưng của vùng miền đó. Chính vì vậy, mọi sự cải tiến phá cách đều làm cho món ăn trở thành “đồ giả”.

3.4 Câu 4 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” bởi với tác giả mọi ý tưởng cải tiến món ăn đều là vô lý, khiến cho món ăn như một món “đồ giả”. Tác giả rất coi trọng vấn đề khẩu vị, quyết bảo thủ để bảo tồn tính nguyên vẹn của một yếu tố văn hóa của cả vùng miền.

Để giữ được dấu ấn lịch sử một thời, bảo tồn được sự truyền thống thì món ăn phải được giữ nguyên từ nguyên liệu đến từng công đoạn chế biến. Tất cả mọi điều đều phải giữ nguyên trạng như xưa, không được pha tạp thêm bất cứ điều gì nếu không sẽ mất đi hồn cốt của món ăn đó.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3.5 Câu 5 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?

Hình ảnh chị bán hàng cùng với gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em những suy nghĩ về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

Tác giả đã rất ngạc nhiên và thắc mắc khi món cơm hến với biết bao nguyên liệu gia vị cùng với các công đoạn chế biến cầu kỳ mà giá bán chỉ có “năm trăm đồng bạc”. Ta có thể thấy được những chị, những cô bán hàng không đặt lợi nhuận lên làm tiêu chí hàng đầu.

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện trong tác phẩm vừa mang tính tả thực vừa là hình ảnh tượng trưng. Bếp lửa xuất hiện ở cuối bài với nhiệm vụ kết thúc tác phẩm đã thay lời tác giả nói lên ý nghĩa về một hình ảnh bếp lửa chắt chiu từng ấm áp cho cơn mưa mùa đông, luôn bên bỉ theo bước chân của người bán hàng.

Bếp lửa cũng tượng trưng cho sự cố gắng gìn giữ nét văn hóa truyền thống của những người dân nhỏ bé bình dị như chị bán món cơm hến.

Bếp lửa cũng là nguyên liệu cho món gia vị thứ mười lăm mà tác giả liệt kê khi nhắc đến món cơm hến. Ngọn lửa riu riu này đã giữ cho nước dùng của món cơm hến luôn được nóng hổi, giúp cho món cơm hến luôn được trọn vẹn nhất. Đây cũng là ngọn lửa của truyền thống, nhiệt huyết của người dân xứ Huế trong công cuộc gìn giữ những món ăn đặc sản của nơi mình sinh sống luôn đậm chất Huế.

3.6 Câu 6 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Những từ ngữ có thể cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả trò chuyện với bạn đọc là: 

  • Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh, nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!;

  • còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chịu nổi; Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “suớng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc ói,…; 

  • Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp!; nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng…

3.7 Câu 7 trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Theo cảm nhận của cá nhân em, cái tôi của tác giả được thể hiện trong tác phẩm Chuyện cơm hến chính là cái tôi của người công dân có trách nhiệm với công cuộc giữ gìn nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, của quê hương. Tác giả rất trân trọng văn hóa và lịch sử của quê hương từ những món ăn thường ngày đến cảnh vật địa phương.

4. Kết nối đọc viết trang 115 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống

Em được sinh ra và lớn lên ở vùng đất thủ đô Hà Nội, lời nơi có rất nhiều món ăn ngon, đặc trưng mà chỉ có Hà Nội có. Mỗi mùa thu đến, món ăn được nhiều người nhớ thương có thể kể đến món cốm non được bày bán từ cửa hàng lớn để những gánh hàng rong trên đường phố. Hương thơm của món này không quá ngào ngạt nhưng lại nhè nhẹ chạm đến khứu giác của những người đi qua. Các chị các cô bán hàng rong thoăn thoắt cân từng lạng cốm rồi gói gọn trong lá chuối để lưu lại được vị nguyên bản nhất của món ăn này. Không chỉ là đặc sản vùng miền mà giờ đây cốm non đã là món quà quen thuộc của những khách du lịch mang về tặng bạn bè người thân mỗi khi có dịp đến thủ đô vào chính mùa.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Chuyện cơm hến Văn 7 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990