Soạn bài Ôn tập trang 79| Văn 6 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là phần Soạn bài Ôn tập trang 79| Văn 6 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết, giúp các em trả lời tất cả những câu hỏi có trong bài. Sau một khoảng thời gian tiếp thu kiến thức mới, chúng ta nên ôn tập lại những kiến thức cũ để có thể ghi nhớ và nắm chắc những kiến thức đã được học, cùng soạn bài ôn tập này với VUIHOC nhé!
Soạn bài Ôn tập trang 79| Văn 6 Chân trời sáng tạo
1. Câu 1 trang 79 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt nội dung của những văn bản dưới đây và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):
Phương pháp giải:
Đọc lại hai văn bản nêu trên, điền nội dung cùng với thể loại của chúng vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Học sinh điền vào bảng theo gợi ý dưới đây:
Văn bản | Nội dung | Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | Đây là tập hợp những bài ca dao có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó là vùng đất Long Thành hết sức phồn hoa náo nhiệt. Là vùng Bình Định với thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, lịch sử hào hùng và con người mạnh mẽ, cùng với những món ẩm thực dân dã và thân thuộc. Là vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn và trù phú, với cuộc sống thật bình yên. Tất cả đều được khắc họa bằng một giọng điệu tràn ngập tình yêu thương cùng với niềm tự hào to lớn. | Ca dao |
Việt Nam quê hương ta | Bài thơ đã ca ngợi những vẻ đẹp tiêu biểu của đất nước và con người Việt Nam. Đó là hình ảnh của biển lúa rập rờn, cánh cò trắng, đỉnh Trường Sơn cùng với những hoa thơm, cỏ lạ và nắng chan hòa. Cùng với đó, là con người Việt Nam vừa chăm chỉ, cần cù, lại dũng cảm và kiên cường, thủy chung. Tất cả được thể hiện thông qua thể thơ lục bát - một thể thơ dân gian có từ lâu đời của nước ta. Từ đó thể hiện được niềm tự hào vô cùng to lớn về quê hương và con người Việt Nam ta. | Lục bát |
2. Câu 2 trang 80 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát ở trong bài ca dao dưới đây:
(1) Sông Tô nước chảy trong ngần
(2) Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
(3) Thon thon hai mũi chèo hoa
(4) Lướt qua lướt lại như là bướm bay.
(Nguyễn Xuân Kinh, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài,Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 3, NXB Văn hóa - Thông tin, 1985)
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát sau đó đối chiếu với bài ca dao ở trên và điền những đặc điểm vần, thanh điệu và ngắt nhịp
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm của thể thơ lục bát ở trong bài ca dao là:
- Câu thơ: bài thơ bao gồm 4 dòng tương ứng với 4 câu, trong đó có hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng).
- Gieo vần: Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất sẽ hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ví dụ: ngần – gần) . Tiếng thứ tám của câu bát thứ hai sẽ hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu trong dòng bát thứ hai (ví dụ: xa- hoa -là).
- Ngắt nhịp: những câu thơ được ngắt nhịp chẵn như dưới đây:
Sông Tô/ nước chảy/ trong ngần
Con thuyền buồm trắng/ chạy gần/ chạy xa
Thon thon/ hai mũi chèo hoa
Lướt qua lướt lại/ như là/ bướm bay.
- Thanh điệu:
Sông Tô (B) nước chảy (T) trong ngần (B)
Con thuyền (B) buồm trắng (T) chạy gần (B) chạy xa (B)
Thon thon (B) hai mũi (T) chèo hoa (B)
Lướt qua (B) lướt lại (T) như là (B) bướm bay (B) .
→ Có sự phối hợp hết sức nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc ở trong bài thơ.
- Ngôn ngữ: giản dị và mộc mạc nhưng lại giàu sức gợi và sức tả (thuyền buồm trắng, mũi chèo hoa...)
- Nghệ thuật:
Biện pháp nhân hóa được thể hiện qua chi tiết “con thuyền chạy gần chạy xa”
Biện pháp so sánh được thể hiện qua chi tiết “lướt qua lướt lại - bướm bay”
Từ láy gợi hình là “thon thon”
Điệp từ “chạy” và “lướt”
→ Các biện pháp tu từ khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi và thân quen hơn với con người.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
3. Câu 3 trang 80 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Dựa vào gợi ý dưới đây, em hãy nêu ra những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát
Phương pháp giải
Đọc lại hai văn bản có ở trong SGK trang 75, điền nội dung cùng với hình thức của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát vào bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Phương diện | Đặc điểm |
Hình thức | Đoạn văn được đánh dấu bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng một dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. |
Đoạn văn phải đảm bảo được cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. | |
Nội dung | Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát |
- Mở đoạn: Khi bắt đầu viết về cảm xúc của mình đối với bài thơ lục bát, có thể bắt đầu bằng cách giới thiệu về nhan đề bài thơ và tác giả, đồng thời tóm tắt một cách ngắn gọn về nội dung chính của bài thơ. Đây cũng là phần để bạn tạo ra sự kích thích và chia sẻ sự quan tâm của bản thân đối với bài thơ nói riêng và văn học nói chung. - Thân đoạn: + Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung cùng với nghệ thuật của bài thơ. + Phân tích cụ thể về các phần khác nhau của bài thơ và cảm xúc mà mỗi phần đó để lại cho bạn. + Thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa bài thơ với cảm xúc cá nhân của bạn, giải thích tại sao bài thơ này lại ảnh hưởng đến bạn như vậy. - Kết đoạn: |
4. Câu 4 trang 80 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Nêu hai kinh nghiệm mà em đã có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã đọc.
Phương pháp giải:
Từ việc viết ở bài học trước, em hãy nêu ra kinh nghiệm, cũng như là những lưu ý cần có khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Lời giải chi tiết:
Kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về bài thơ lục bát:
- Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, sự tự tin và sự dõng dạc vô cùng quan trọng. Để thể hiện được cảm xúc trước một tập thể, em cần phải tự tin trong cách diễn đạt cũng như truyền đạt cảm xúc một cách rõ ràng. Việc lồng ghép cảm xúc vào những chi tiết biểu cảm, thông qua giọng điệu, cử chỉ cùng với nét mặt, giúp truyền đạt được cảm xúc một cách sinh động và chân thực hơn.
- Khi viết về cảm xúc của mình đối với bài thơ lục bát, cần phải thực hiện thông qua các bước thật cẩn thận để đảm bảo cho nội dung bài viết hoặc bài nói được đầy đủ và sâu sắc nhất.
+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết bài
-
Xác định xem người nghe là ai, mục đích, không gian và thời gian nói
-
Đề tài của bài viết, bài nói là gì?
-
Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu?
+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
-
Sử dụng các ý đã có sẵn trong bài văn đã viết để chuẩn bị cho bài nói.
-
Liệt kê những ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.
+ Bước 3: Viết đoạn
Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát thì em cần:
-
Giới thiệu rõ về tên bài thơ
-
Đọc diễn cảm bài thơ ấy
-
Trình bày rõ ràng và mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em
-
Nêu những từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng
-
Lựa chọn điều chỉnh một vài từ ngữ và câu văn sao cho phù hợp với văn nói
-
Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu thật linh hoạt và phù hợp với đối tượng người nghe cũng như nội dung nói
-
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như là nét mặt, điệu bộ, cử chỉ phù hợp để thể hiện cảm xúc bài thơ.
-
Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ hoặc mời họ nêu câu hỏi...
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Em lần lượt đóng hai vai trò là người nói và người nghe:
- Trong vai trò người nghe:
-
Nêu những quan điểm hay trong cách trình bày cùng với nội dung bài nói của bạn
-
Nêu câu hỏi và nhận xét về những vấn đề mà em chưa thực sự hiểu hoặc có quan điểm khác so với người nói
-
Dùng bảng kiểm tra kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để đánh giá về phần trình bày của bạn
- Trong vai trò người nói: dùng Bảng kiểm tra kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để tự kiểm soát về bài nói của mình
5. Câu 5 trang 80 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh của quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương chính là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương lại gắn liền với những kỉ niệm ở trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương của em là gì? Quê hương mang ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để giúp cho quê hương ngày càng đẹp hơn?
Phương pháp giải:
Đây là một câu hỏi mở, dựa vào những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự quan sát xung quanh, em liệt kê ra các ý để trả lời cho câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện ra trong tâm trí là khác nhau. Riêng với bản thân em, quê hương chính là một chốn bình yên, nơi em có thể tự do chạy nhảy, vui chơi và nô đùa, được thả diều trên đê, được thưởng thức những trái cây chín mọng ở trong vườn của ông bà. Đó là một không gian đong đầy những kí ức ngọt ngào và hạnh phúc của tuổi thơ, nơi mà em cảm thấy vô cùng an lành và hài lòng.
- Quê hương đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người do nó là nơi chúng ta chôn rau cắt rốn, là nơi có tổ tiên, ông bà và họ hàng để nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn của chính mình. Quê hương không chỉ là nơi sinh sống mà đó còn là nơi gắn bó với những kí ức, truyền thống cùng với giá trị văn hóa của mỗi người. Nó đánh dấu nơi mà ta thuộc về và nơi mà ta hình thành cũng như phát triển, nơi mà ta đã học hỏi và nuôi dưỡng tâm hồn. Quê hương là nguồn cảm hứng, là một điểm tựa tinh thần, và là nơi mà ta luôn có thể trở về sau những cuộc phiêu lưu trên con đường cuộc sống.
- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện thông qua nhiều cách khác nhau:
+ Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường bằng cách tham gia vào những hoạt động xanh như thu gom rác, trồng cây xanh, tái chế để giữ cho quê hương luôn sạch đẹp và trong lành.
+ Tôn trọng di sản văn hóa bằng cách bảo vệ và tôn trọng những di sản văn hóa, truyền thống của quê hương giúp duy trì cũng như phát huy được những giá trị văn hóa đặc biệt của địa phương.
+ Học tập và phát triển kinh tế xã hội bằng cách đầu tư vào bản thân thông qua quá trình học tập và phấn đấu trong công việc và sau này đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của quê hương sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Những hành động tuy nhỏ bé này, khi kết hợp với sự nhất quán và đồng lòng của toàn cộng đồng, sẽ tạo ra được sự khác biệt đáng kể trong quá trình bảo vệ và phát triển quê hương, giữ cho nó càng đẹp và bền vững hơn trong tương lai.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Bài viết phía trên là phần Soạn bài Ôn tập trang 79| Văn 6 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết bao gồm những câu trả lời cho câu hỏi có liên quan đến những bài giảng đã học trước đó. Thông qua phần soạn bài này, hy vọng các em đã nắm chắc được những kiến thức và vận dụng chúng để trả lời những câu hỏi có trong bài.
Ngoài phần Soạn bài Ôn tập trang 79| Văn 6 Chân trời sáng tạo, nếu các em có nhu cầu tham khảo về những bài soạn văn khác hay là những bài soạn có trong tất cả những môn học hiện có, thì hãy truy cập ngay vào website vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học của bản thân, ngoài ra còn được các thầy cô giáo vô cùng nhiệt huyết và đáng yêu của VUIHOC giải đáp những thắc mắc thường gặp phải trong quá trình học tập.
>> Mời bạn tham khảo thêm: